Gần đây, những thông tin về gạo độc, gạo giả... khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang, lo lắng.
Mỹ cảnh báo gạo nhiễm asen gây ung thư
Gạo nhiễm thạch tín gây ung thư
Thông tin trên báo Chất lượng Việt Nam cho biết, các nghiên cứu mới đây chỉ ra mức độ ô nhiễm thạch tín cao trong nước ngầm là một vấn đề nghiêm trọng tại Nam Mỹ và Đông Nam Á – nơi cung cấp sản lượng lúa gạo cho hầu khắp thế giới. Hàm lượng cao của thạch tín có thể gây ung thư có trong cây trồng cũng như là các loại thực phẩm có thành phần là gạo.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, hàm lượng thạch tín có trong gạo lứt cao hơn trong gạo trắng. Nếu tiếp xúc với thạch tín trong thời gian ngắn có thể gây buồn nôn, tiêu chảy; trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ bị ung thư, ảnh hưởng đến gan và thận cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
Năm 2012, Consumer Reports đã đưa ra báo cáo cho thấy mức độ “đáng lo ngại” của thạch tín trong gạo đang được bán tại Mỹ. Thạch tín cũng đã được tìm thấy trong các sản phẩm làm từ gạo, bao gồm ngũ cốc, mì ống và các loại thực phẩm trẻ em.
Xôn xao gạo nhựa độc
Mới đây, thông tin gạo giả sản xuất tại Trung Quốc tràn khắp châu Á khiến người tiêu dùng hoang mang. Theo tờ Straits Times (Singapore), gạo nhựa được làm từ khoai tây, khoai lang nghiền nát và nhựa tổng hợp, sau đó trộn lẫn vào nhau rồi ép khuôn thành hình như hạt gạo thật. Tuy nhiên, chúng rất cứng sau khi nấu và ăn vào có cảm giác khó tiêu, nếu nấu cháo thì xuất hiện màng nhựa. Khi đốt trên lửa, hạt gạo bay ra mùi nhựa cháy khét.
Dư luận từng xôn xao về một số loại gạo giả. Năm 2011, một loại gạo lạ mang tên "gạo Thái Lan" xuất hiện tại TP.HCM khiến nhiều người hoang mang. Gạo này có những dấu hiệu khác thường như hình dạng thon dài đến 10mm, đều tăm tắp, không có hạt gãy đôi, sứt mẻ, bụng không bạc. Khi nấu lên, cơm không có mùi thơm, hạt đàn hồi như cao su.
Trước đó, một tờ báo tiếng Hàn Quốc tại đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc đã đưa tin về loại gạo giả, được bán tràn lan trên thị trường. Những hạt gạo giả này là hỗn hợp của bột khoai tây, khoai lang và nhựa tổng hợp.
Đầu năm 2012, nghi vấn gạo nhựa cũng gây xôn xao ở Hà Nội khi nhiều người dân ở quận Hoàng Mai khẳng định đã mua gạo nhựa về nấu cơm và không thể ăn được.
Gạo thơm nhờ hương liệu tạo mùi
Theo báo Pháp luật Việt Nam, để “hô biến” gạo bình dân thành gạo thượng hạng nhằm nâng cao giá thành và kéo dài thời gian bảo quản, một số chủ buôn không ngần ngại trộn vào gạo hương liệu tạo mùi. Nhưng việc nhận biết gạo tẩm hương liệu và gạo không tẩm hương liệu là rất khó, bởi việc trộn tương đối công phu, với tỉ lệ... “khá chuẩn”. Thường những hạt gạo chỉ thơm khi chưa nấu, khi đã nấu thành cơm sẽ mất mùi, hạt cơm gãy nát.
Có rất nhiều hương liệu tạo mùi khác nhau (như: hương cốm, hương gạo nếp, hương thơm…); có nguồn gốc Trung Quốc, Thái Lan. Những loại hóa chất này có thể mua rất dễ dàng ở chợ. Và việc tiểu thương, “lái buôn” đi tìm mua loại thuốc tạo hương gạo diễn ra khá thường xuyên.
Theo các chuyên gia, nếu tiếp xúc nhiều với hương liệu trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ ung thư, bệnh đường hô hấp, gạo ướp hương liệu lâu có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc cao.
Bảo quản gạo bằng thuốc diệt côn trùng
Theo tiết lộ của một chủ cửa hàng bán gạo trên báo Gia đình Xã hội, họ đi buôn phải mua về cả xe ô tô, không có cách bảo quản thì gạo hỏng hết. Tuy nhiên, đa số các cửa hàng đều bảo quản gạo bằng hóa chất.
Theo báo Pháp luật và Xã hội, để bảo quản, cách tốt nhất là dùng các loại thuốc diệt côn trùng. Đầu tiên rắc một lớp thuốc chống côn trùng dạng bột dưới nền kho rồi trải một lớp bạt lên, sau đó xếp gạo thành từng chồng. Có một cách khác không để lại dấu vết là pha các loại thuốc diệt côn trùng với nước, sau đó cho vào bình xịt ngoài bao gạo. Chủ cửa hàng thừa nhận, cách làm này không những chống côn trùng hiệu quả, mà còn kéo dài thời gian bảo quản gạo.
Muốn gạo trắng tinh thì cũng lại nhờ… hóa chất. Báo Sức khỏe Đời sống tiết lộ, cứ 100kg gạo sẽ cho 1kg bột tẩy trắng xuất xứ Trung Quốc vào, sau 5 phút hạt gạo trắng tinh, còn muốn trắng đục thì chỉ cần 500g là được. Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì khó có thể nhận biết được đâu là gạo mới và đâu là gạo mốc vừa được “hóa phép”.
Ngâm gạo bằng hóa chất khiến cơm nở gấp đôi
Báo Sức khỏe Đời sống thông tin, thời gian gần đây, để hút khách, nhiều cửa hàng đã “rỉ tai” nhau phương pháp trộn hóa chất vào gạo để nấu. Loại bột trắng giá rẻ giúp nồi cơm chín nhanh và nở nhiều gấp 2 - 3 lần hạt gạo bình thường.
Theo những người bán cơm, cứ 3 kg gạo cho một gói bột nở, nấu khoảng 5 phút bớt nước và rắc thêm một ít bột trên mặt là cơm sẽ thơm ngon và dẻo. Tại các quán cơm bình dân, dù khách có đông đến mấy, cũng chỉ khoảng 30 phút sau là quán đã kịp nấu nồi cơm trắng dẻo, thơm phức nhờ gói bột trắng hóa chất phép màu.
Loạt bột này không có nhãn mác hay hạn sử dụng nhưng chủ sạp khẳng định đây là hàng nhập bởi tên ngoài vỏ gói bột ghi hầu hết bằng tiếng nước ngoài. Xé vỏ giấy ra bên trong là thứ bột trắng, nhỏ mịn như đường cát và có mùi thơm nhẹ. Tuy nhiên, gói giấy bọc vỏ bên ngoài lại in chữ Trung Quốc và có hình cô gái nội trợ.
Nguồn: vietnamnet
Mỹ cảnh báo gạo nhiễm asen gây ung thư
Gạo nhiễm thạch tín gây ung thư
Thông tin trên báo Chất lượng Việt Nam cho biết, các nghiên cứu mới đây chỉ ra mức độ ô nhiễm thạch tín cao trong nước ngầm là một vấn đề nghiêm trọng tại Nam Mỹ và Đông Nam Á – nơi cung cấp sản lượng lúa gạo cho hầu khắp thế giới. Hàm lượng cao của thạch tín có thể gây ung thư có trong cây trồng cũng như là các loại thực phẩm có thành phần là gạo.
Loạn tin gạo nhựa, gạo nhiễm độc gây ung thư? |
Năm 2012, Consumer Reports đã đưa ra báo cáo cho thấy mức độ “đáng lo ngại” của thạch tín trong gạo đang được bán tại Mỹ. Thạch tín cũng đã được tìm thấy trong các sản phẩm làm từ gạo, bao gồm ngũ cốc, mì ống và các loại thực phẩm trẻ em.
Xôn xao gạo nhựa độc
Mới đây, thông tin gạo giả sản xuất tại Trung Quốc tràn khắp châu Á khiến người tiêu dùng hoang mang. Theo tờ Straits Times (Singapore), gạo nhựa được làm từ khoai tây, khoai lang nghiền nát và nhựa tổng hợp, sau đó trộn lẫn vào nhau rồi ép khuôn thành hình như hạt gạo thật. Tuy nhiên, chúng rất cứng sau khi nấu và ăn vào có cảm giác khó tiêu, nếu nấu cháo thì xuất hiện màng nhựa. Khi đốt trên lửa, hạt gạo bay ra mùi nhựa cháy khét.
Dư luận từng xôn xao về một số loại gạo giả. Năm 2011, một loại gạo lạ mang tên "gạo Thái Lan" xuất hiện tại TP.HCM khiến nhiều người hoang mang. Gạo này có những dấu hiệu khác thường như hình dạng thon dài đến 10mm, đều tăm tắp, không có hạt gãy đôi, sứt mẻ, bụng không bạc. Khi nấu lên, cơm không có mùi thơm, hạt đàn hồi như cao su.
Trước đó, một tờ báo tiếng Hàn Quốc tại đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc đã đưa tin về loại gạo giả, được bán tràn lan trên thị trường. Những hạt gạo giả này là hỗn hợp của bột khoai tây, khoai lang và nhựa tổng hợp.
Đầu năm 2012, nghi vấn gạo nhựa cũng gây xôn xao ở Hà Nội khi nhiều người dân ở quận Hoàng Mai khẳng định đã mua gạo nhựa về nấu cơm và không thể ăn được.
Gạo thơm nhờ hương liệu tạo mùi
Theo báo Pháp luật Việt Nam, để “hô biến” gạo bình dân thành gạo thượng hạng nhằm nâng cao giá thành và kéo dài thời gian bảo quản, một số chủ buôn không ngần ngại trộn vào gạo hương liệu tạo mùi. Nhưng việc nhận biết gạo tẩm hương liệu và gạo không tẩm hương liệu là rất khó, bởi việc trộn tương đối công phu, với tỉ lệ... “khá chuẩn”. Thường những hạt gạo chỉ thơm khi chưa nấu, khi đã nấu thành cơm sẽ mất mùi, hạt cơm gãy nát.
Có rất nhiều hương liệu tạo mùi khác nhau (như: hương cốm, hương gạo nếp, hương thơm…); có nguồn gốc Trung Quốc, Thái Lan. Những loại hóa chất này có thể mua rất dễ dàng ở chợ. Và việc tiểu thương, “lái buôn” đi tìm mua loại thuốc tạo hương gạo diễn ra khá thường xuyên.
Theo các chuyên gia, nếu tiếp xúc nhiều với hương liệu trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ ung thư, bệnh đường hô hấp, gạo ướp hương liệu lâu có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc cao.
Bảo quản gạo bằng thuốc diệt côn trùng
Theo tiết lộ của một chủ cửa hàng bán gạo trên báo Gia đình Xã hội, họ đi buôn phải mua về cả xe ô tô, không có cách bảo quản thì gạo hỏng hết. Tuy nhiên, đa số các cửa hàng đều bảo quản gạo bằng hóa chất.
Theo báo Pháp luật và Xã hội, để bảo quản, cách tốt nhất là dùng các loại thuốc diệt côn trùng. Đầu tiên rắc một lớp thuốc chống côn trùng dạng bột dưới nền kho rồi trải một lớp bạt lên, sau đó xếp gạo thành từng chồng. Có một cách khác không để lại dấu vết là pha các loại thuốc diệt côn trùng với nước, sau đó cho vào bình xịt ngoài bao gạo. Chủ cửa hàng thừa nhận, cách làm này không những chống côn trùng hiệu quả, mà còn kéo dài thời gian bảo quản gạo.
Muốn gạo trắng tinh thì cũng lại nhờ… hóa chất. Báo Sức khỏe Đời sống tiết lộ, cứ 100kg gạo sẽ cho 1kg bột tẩy trắng xuất xứ Trung Quốc vào, sau 5 phút hạt gạo trắng tinh, còn muốn trắng đục thì chỉ cần 500g là được. Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì khó có thể nhận biết được đâu là gạo mới và đâu là gạo mốc vừa được “hóa phép”.
Ngâm gạo bằng hóa chất khiến cơm nở gấp đôi
Báo Sức khỏe Đời sống thông tin, thời gian gần đây, để hút khách, nhiều cửa hàng đã “rỉ tai” nhau phương pháp trộn hóa chất vào gạo để nấu. Loại bột trắng giá rẻ giúp nồi cơm chín nhanh và nở nhiều gấp 2 - 3 lần hạt gạo bình thường.
Theo những người bán cơm, cứ 3 kg gạo cho một gói bột nở, nấu khoảng 5 phút bớt nước và rắc thêm một ít bột trên mặt là cơm sẽ thơm ngon và dẻo. Tại các quán cơm bình dân, dù khách có đông đến mấy, cũng chỉ khoảng 30 phút sau là quán đã kịp nấu nồi cơm trắng dẻo, thơm phức nhờ gói bột trắng hóa chất phép màu.
Loạt bột này không có nhãn mác hay hạn sử dụng nhưng chủ sạp khẳng định đây là hàng nhập bởi tên ngoài vỏ gói bột ghi hầu hết bằng tiếng nước ngoài. Xé vỏ giấy ra bên trong là thứ bột trắng, nhỏ mịn như đường cát và có mùi thơm nhẹ. Tuy nhiên, gói giấy bọc vỏ bên ngoài lại in chữ Trung Quốc và có hình cô gái nội trợ.
Nguồn: vietnamnet
Bình luận