Trước mùa đại hội cổ đông, hàng loạt các tin đồn về nhân sự của ngành ngân hàng lại được tung ra, khiến người dân, doanh nghiệp hoang mang.
Dựng chuyện... thổi tin thất thiệt
Mới nhất là tin đồn “thanh trừng nội bộ” ở Ngân hàng (NH) TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), việc Chủ tịch HĐQT Eximbank ông Lê Minh Quốc xin từ nhiệm sau 4 tháng đảm nhiệm vị trí, cho đến việc một số cá nhân “thao túng” các hoạt động của NH này… Những tin đồn này khiến hàng ngàn cán bộ, nhân viên Eximbank hoang mang, lo ngại.
Ông Lê Minh Quốc, Chủ tịch HĐQT Eximbank, người đang đối diện khá nhiều các tin đồn thất thiệt, chia sẻ: “Tôi không hiểu vì sao lại có những chuyện như vậy và nhằm mục đích gì. Eximbank đang trong giai đoạn tái cơ cấu nên có những bước chuyển mình áp dụng các chuẩn mực minh bạch, tuân thủ các quy định pháp luật, ngày càng chuyên nghiệp để đạt được hiệu quả cao và dần dần hướng đến quỹ đạo phát triển bền vững cho Eximbank. Việc dựng chuyện thật sự rất không có lợi cho ngành NH nói chung và ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông Eximbank nói riêng”.
Ông Quốc nhấn mạnh: “Mọi chuyện thực hư đều có các cơ quan nhà nước giám sát. Đến nay, mọi hoạt động giao dịch của NH vẫn diễn ra bình thường với những tín hiệu lạc quan như huy động tăng 2,8%, đạt 101.165 tỉ đồng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước khi trích lập dự phòng rủi ro đạt 500 tỉ đồng. Quan tâm nhất của chúng tôi hiện nay tập trung vào việc cải tổ quy trình, bộ máy nhằm từng bước xây dựng Eximbank trở lại quỹ đạo phát triển bền vững”.
Thực ra không phải đến bây giờ ngành NH mới bị dính tin đồn. Vụ đình đám nhất xảy ra cách đây 13 - 14 năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả hệ thống NH trong nước. Đó là năm 2003, tin đồn Tổng giám đốc NH TMCP Á Châu (ACB) bỏ trốn khiến khách hàng rồng rắn xếp hàng rút tiền. Sau đó, hàng loạt các tin đồn về việc bắt bớ lãnh đạo NH này, NH kia khiến thị trường nhiều phen chao đảo…
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, sở dĩ các tin đồn thường nhắm vào các NH do đây là đơn vị có mối liên hệ giao dịch khá rộng với khách hàng gửi tiền, vay tiền, các đối tác, nhà đầu tư… nên sẽ có tầm ảnh hưởng lớn. Hơn nữa, ngành NH đang trải qua giai đoạn tái cơ cấu nên không tránh khỏi có sự thay đổi trong cách điều hành quản trị, điều này khiến các tin đồn có tần suất dày đặc hơn. Có những tin đồn mà kẻ tung tin bịa đặt nhằm làm giá cổ phiếu của đơn vị đó tăng hay giảm để trục lợi. Trong vòng 5 năm trở lại đây, các sai phạm lĩnh vực NH được bộc lộ ra, có những vụ việc được cơ quan chức năng xử lý mà trước đó những người trong nội bộ đã lan truyền thông tin này ra ngoài. Thường trước đại hội đồng cổ đông, các tin đồn bàn tán những sự kiện xung quanh đơn vị đó rất nhiều.
Một chuyên gia tài chính nhận xét không những ở Việt Nam mà ở các nước tiên tiến, tin đồn cũng có đất sống và gây ảnh hưởng lớn tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Hoạt động NH là hoạt động mang nhiều rủi ro, nhạy cảm nên hậu quả từ các tin đồn thất thiệt, vô căn cứ có thể gây ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.
Đừng để kẻ xấu lợi dụng
TS Bùi Quang Tín, giảng viên Khoa Quản trị doanh nghiệp - Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, phân tích NH là một loại định chế tài chính trung gian nên hệ thống này bị ngưng trệ thì chức năng lưu thông dòng tiền trong xã hội sẽ bị ngưng trệ và việc sản xuất, kinh doanh trong nước sẽ ảnh hưởng tiêu cực. Người dân và tổ chức có khả năng đi rút tiền ồ ạt và hệ thống NH sẽ bị rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn, dẫn đến khủng hoảng tài chính trong nước. Khi đó, rủi ro hệ thống nhiều khả năng sẽ xảy ra do hiệu ứng domino, ảnh hưởng đến các thị trường tài chính và hàng hóa khác...
TS Hiếu cho hay mọi người khi tiếp nhận một thông tin cần kiểm tra bằng các nguồn thông tin chính thống, nếu không có thể xác nhận bằng các nguồn thông tin chính thức thông qua các mối quan hệ xem thông tin đó có cơ sở hay không.
Ông Tín khuyên hiện nay các kênh thông tin chính thống ngày càng được công bố rộng rãi, không chỉ có kênh trong nước mà còn có kênh từ nước ngoài, cho nên người dân cần chủ động tìm hiểu khi tiếp nhận thông tin. Cần hiểu tác động tiêu cực từ đó có ý thức tránh né hạn chế không đưa bất kỳ thông tin nào khi chưa được chứng minh và xác nhận một cách chính thức của các cơ quan có thẩm quyền, nhằm bảo vệ cho mình (tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay bị xử phạt hành chính hay dân sự) và bảo vệ chung cho xã hội.
Đối với khách hàng, nhà đầu tư, khi tiếp nhận tin đồn, cần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo và không nên bị kẻ xấu lợi dụng, cũng như tự tìm hiểu và xác nhận thông tin đó hay thông qua các nhà tư vấn trước khi hành động như tiếp tục lan truyền thông tin hay đến rút tiền, làm khó dễ NH.
Nguồn: Báo Thanh Niên
Dựng chuyện... thổi tin thất thiệt
Mới nhất là tin đồn “thanh trừng nội bộ” ở Ngân hàng (NH) TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), việc Chủ tịch HĐQT Eximbank ông Lê Minh Quốc xin từ nhiệm sau 4 tháng đảm nhiệm vị trí, cho đến việc một số cá nhân “thao túng” các hoạt động của NH này… Những tin đồn này khiến hàng ngàn cán bộ, nhân viên Eximbank hoang mang, lo ngại.
Hoạt động ngân hàng hứng chịu nhiều tin đồn. Ảnh: Đ.N.Thạch. |
Ông Lê Minh Quốc, Chủ tịch HĐQT Eximbank, người đang đối diện khá nhiều các tin đồn thất thiệt, chia sẻ: “Tôi không hiểu vì sao lại có những chuyện như vậy và nhằm mục đích gì. Eximbank đang trong giai đoạn tái cơ cấu nên có những bước chuyển mình áp dụng các chuẩn mực minh bạch, tuân thủ các quy định pháp luật, ngày càng chuyên nghiệp để đạt được hiệu quả cao và dần dần hướng đến quỹ đạo phát triển bền vững cho Eximbank. Việc dựng chuyện thật sự rất không có lợi cho ngành NH nói chung và ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông Eximbank nói riêng”.
|
Thực ra không phải đến bây giờ ngành NH mới bị dính tin đồn. Vụ đình đám nhất xảy ra cách đây 13 - 14 năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả hệ thống NH trong nước. Đó là năm 2003, tin đồn Tổng giám đốc NH TMCP Á Châu (ACB) bỏ trốn khiến khách hàng rồng rắn xếp hàng rút tiền. Sau đó, hàng loạt các tin đồn về việc bắt bớ lãnh đạo NH này, NH kia khiến thị trường nhiều phen chao đảo…
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, sở dĩ các tin đồn thường nhắm vào các NH do đây là đơn vị có mối liên hệ giao dịch khá rộng với khách hàng gửi tiền, vay tiền, các đối tác, nhà đầu tư… nên sẽ có tầm ảnh hưởng lớn. Hơn nữa, ngành NH đang trải qua giai đoạn tái cơ cấu nên không tránh khỏi có sự thay đổi trong cách điều hành quản trị, điều này khiến các tin đồn có tần suất dày đặc hơn. Có những tin đồn mà kẻ tung tin bịa đặt nhằm làm giá cổ phiếu của đơn vị đó tăng hay giảm để trục lợi. Trong vòng 5 năm trở lại đây, các sai phạm lĩnh vực NH được bộc lộ ra, có những vụ việc được cơ quan chức năng xử lý mà trước đó những người trong nội bộ đã lan truyền thông tin này ra ngoài. Thường trước đại hội đồng cổ đông, các tin đồn bàn tán những sự kiện xung quanh đơn vị đó rất nhiều.
Một chuyên gia tài chính nhận xét không những ở Việt Nam mà ở các nước tiên tiến, tin đồn cũng có đất sống và gây ảnh hưởng lớn tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Hoạt động NH là hoạt động mang nhiều rủi ro, nhạy cảm nên hậu quả từ các tin đồn thất thiệt, vô căn cứ có thể gây ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.
Đừng để kẻ xấu lợi dụng
TS Bùi Quang Tín, giảng viên Khoa Quản trị doanh nghiệp - Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, phân tích NH là một loại định chế tài chính trung gian nên hệ thống này bị ngưng trệ thì chức năng lưu thông dòng tiền trong xã hội sẽ bị ngưng trệ và việc sản xuất, kinh doanh trong nước sẽ ảnh hưởng tiêu cực. Người dân và tổ chức có khả năng đi rút tiền ồ ạt và hệ thống NH sẽ bị rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn, dẫn đến khủng hoảng tài chính trong nước. Khi đó, rủi ro hệ thống nhiều khả năng sẽ xảy ra do hiệu ứng domino, ảnh hưởng đến các thị trường tài chính và hàng hóa khác...
TS Hiếu cho hay mọi người khi tiếp nhận một thông tin cần kiểm tra bằng các nguồn thông tin chính thống, nếu không có thể xác nhận bằng các nguồn thông tin chính thức thông qua các mối quan hệ xem thông tin đó có cơ sở hay không.
Ông Tín khuyên hiện nay các kênh thông tin chính thống ngày càng được công bố rộng rãi, không chỉ có kênh trong nước mà còn có kênh từ nước ngoài, cho nên người dân cần chủ động tìm hiểu khi tiếp nhận thông tin. Cần hiểu tác động tiêu cực từ đó có ý thức tránh né hạn chế không đưa bất kỳ thông tin nào khi chưa được chứng minh và xác nhận một cách chính thức của các cơ quan có thẩm quyền, nhằm bảo vệ cho mình (tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay bị xử phạt hành chính hay dân sự) và bảo vệ chung cho xã hội.
Đối với khách hàng, nhà đầu tư, khi tiếp nhận tin đồn, cần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo và không nên bị kẻ xấu lợi dụng, cũng như tự tìm hiểu và xác nhận thông tin đó hay thông qua các nhà tư vấn trước khi hành động như tiếp tục lan truyền thông tin hay đến rút tiền, làm khó dễ NH.
Nguồn: Báo Thanh Niên
Bình luận