(VTC News) - Đại diện Viện Công nghệ vũ trụ xác nhận, vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 buộc phải hoãn phóng vì lý do thời tiết.
Trước đó, công tác chuẩn bị cho việc phóng vệ tinh thám đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 đã hoàn tất trọn vẹn.
Dự kiến, việc phóng vệ tinh được dự kiến sẽ lùi sang ngày mai nếu thời tiết ổn định. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, việc phóng sẽ tiếp tục bị trì hoãn và chắc chắn sẽ phải bắt đầu một quy trình mới vì thông thường, thời gian để vệ tinh sẵn sàng trên bệ phóng chỉ có thể kéo dài khoảng 1 ngày.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Điện tử Chính phủ và một số cơ quan báo chí, TS. Bùi Trọng Tuyên cho biết, việc hoãn phóng vệ tinh VNREDSat-1 sẽ không ảnh hưởng gì đến Việt Nam.
“Theo hợp đồng, Việt Nam sẽ nhận bàn giao vệ tinh sau khi đã hoạt động ổn định trên quỹ đạo, mọi công đoạn phóng, ổn định quỹ đạo đều do nhà thầu thực hiện”, ông Tuyên nói.
Trung Hiếu
Khoảng 9 giờ sáng nay (ngày 4/5 giờ Việt Nam), tức (23 giờ ngày 3/5 giờ địa phương), theo thông tin từ bãi phóng tên lửa Guiana Space Center tại đảo Kourou (thuộc Pháp) báo về, nhà chức trách đã quyết định sẽ hoãn phóng tên lửa đưa vệ tinh viễn thám VNREDSat-1 vì lý do thời tiết.
Cụ thể, gió tại khu vực bãi phóng diễn biến bất thường, không thuận lợi cho việc phóng tên lửa vào không gian. Việc phóng tên lửa sẽ được thực hiện vào một thời điểm phù hợp.
Tên lửa đẩy VEGA ngay trước giờ phóng chụp từ màn hình. Ảnh: thanhnien.com.vn |
Trước đó, công tác chuẩn bị cho việc phóng vệ tinh thám đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 đã hoàn tất trọn vẹn.
Dự kiến, việc phóng vệ tinh được dự kiến sẽ lùi sang ngày mai nếu thời tiết ổn định. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, việc phóng sẽ tiếp tục bị trì hoãn và chắc chắn sẽ phải bắt đầu một quy trình mới vì thông thường, thời gian để vệ tinh sẵn sàng trên bệ phóng chỉ có thể kéo dài khoảng 1 ngày.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Điện tử Chính phủ và một số cơ quan báo chí, TS. Bùi Trọng Tuyên cho biết, việc hoãn phóng vệ tinh VNREDSat-1 sẽ không ảnh hưởng gì đến Việt Nam.
“Theo hợp đồng, Việt Nam sẽ nhận bàn giao vệ tinh sau khi đã hoạt động ổn định trên quỹ đạo, mọi công đoạn phóng, ổn định quỹ đạo đều do nhà thầu thực hiện”, ông Tuyên nói.
Bình luận