'Nhiều khi đang ngủ, tôi giật mình tỉnh dậy vì không hiểu tại sao mình lại nổi tiếng', Hoài Linh chia sẻ.
Xuất hiện tại chương trình Lần đầu tôi kể, danh hài Hoài Linh đã kể lại nhiều câu chuyện về cuộc đời của mình với khán giả truyền hình.
- Hoài Linh có thể tiết lộ khả năng nói giọng ba miền nhuần nhuyễn của anh là học từ đâu được không?
Tôi sinh ra ở Khánh Hòa, đến năm 1975 gia đình tôi chuyển về Đồng Nai sinh sống, khi đó tôi mới 7 tuổi. Tuổi thơ của tôi không có gì dữ dội nhưng tôi là một cậu bé rất hiếu động.
Từ nhỏ, tôi đã thích lăn lộn, ai làm cái gì là tôi làm theo cái đó. Người ta đi hái rau, bắt ốc tôi cũng làm theo. Tôi còn nhảy tàu lửa đi bán trà đá và bán tùm lum đủ thứ ở bến xe.
Khu nhà tôi ở là vùng kinh tế mới nên người dân ở các miền đều tập trung về đó sống và định cư. Mẹ tôi là y tá đỡ đẻ nên có rất nhiều người đến nhờ vả. Mỗi người nói một kiểu giọng khác nhau nên tôi bắt chước để thông dịch cho bà nội, bà ngoại vì họ nghe không hiểu. Nghe nhiều, dịch nhiều nên thành quen mặc dù các bà không yêu cầu.
- Học tiếng các miền để thông dịch cho bà nội và bà ngoại nhưng anh có nghĩ đến một ngày tài bắt chước của mình lại giúp ích cho anh trong con đường nghệ thuật?
Tôi cũng không thể nghĩ sau này nó có thể vận vào cái nghề của mình để mình sử dụng như vậy trên sân khấu. Thế nên, tôi vẫn thường xuyên trau dồi và sưu tầm thêm cách nói cũng như từ lóng của các miền để phát âm cho thật chuẩn.
Ví dụ khi ra Quảng Bình, tôi sẽ đi hỏi thêm cái chân, cái đầu gối…gọi là gì. Có thể vì thế mà khi tôi đi biểu diễn khán giả sẽ không thấy sự phản cảm khi bắt trước giọng nói của các miền trên cả nước.
- Vậy cơ duyên đến với nghệ thuật của anh như thế nào?
Trong thời gian chờ đi xuất ngoại, tôi đi học tiếng Anh ngoài Nha Trang. Lúc đó, tại thành phố Nha Trang đang tổ chức một chương trình thi giọng hát hay. Một số người anh, người em của tôi ở Cam Ranh cùng đăng kí thi.
Chúng tôi đậu giải và cùng nhau ra ngoài bãi biển Nha Trang uống nước mía thì gặp anh Lộc, người trong nghề thường gọi là Lộc Mập. Thấy chúng tôi nói chuyện vui quá, anh mới bảo hay qua đoàn hát của anh ý chơi.
Lúc đó, tôi đang rảnh nên đồng ý tham gia, đó là đoàn ca nhạc dân tộc Khánh Hòa. Sau này, tôi cũng có đi hát cho đoàn Buôn Mê Thuật và tăng cường cho đoàn Hải Đăng. Tôi chịu khó chạy sô lắm vì đi diễn cũng vui và quen biết nhiều nghệ sĩ như: Ngọc Thúy, Y Moan, Siu Black…nhưng lúc đó chưa ai nổi tiếng hết.
- Sau một thời gian đi hát anh có nghĩ sẽ gắn bó với nghiệp cầm ca và diễn xuất để nổi tiếng không?
Thiệt tình khi đó tôi không có đam mê nghề này. Tại lúc đó buồn quá, được rủ thì đi chơi cho vui vậy thôi. Tôi đi như vậy cho tới năm 1993 thì nghỉ.
Nói chung là cuộc đời của tôi có nhiều thứ bất ngờ mà tôi không bao giờ nghĩ tới. Công việc mà tôi không xác định lấy nó để nuôi sống mình thì nó lại trở thành cái nghiệp.
Chứ hồi xưa, mẹ tôi cũng cho đi học thợ bạc nhưng lại không thành nghề được vì tính tôi không thích sự tỉ mỉ, chi li và lại nóng nảy. Nhưng tôi vẫn học vì mẹ muốn khi qua nước ngoài định cư còn có việc để làm.
- Tham gia nghệ thuật với tâm lý cho vui nhưng để nổi tiếng qua nhiều thập kỉ như ngày hôm nay chắc hẳn Hoài Linh đã phải cố gắng và hi sinh rất nhiều?
Trong nghề, tôi thấy mình là người may mắn, cứ như là được ông trời sắp xếp vậy nên sau hai mấy năm vẫn nổi tiếng. Nhiều khi đang ngủ, tôi giật mình tỉnh dậy vì không hiểu tại sao mình lại nổi tiếng.
Bây giờ ra đường vẫn có nhiều khán giả nhỏ xíu biết tên mình cái đó khiến tôi thấy rất vui. Cái lớp khán giả đó mà còn thương mình thì mình có thể sống thêm mấy chục năm nữa để làm nghề (cười).
Theo 24h
Hoài Linh cho biết nghệ thuật đến với anh một cách rất tình cờ và ngẫu nhiên |
Tôi sinh ra ở Khánh Hòa, đến năm 1975 gia đình tôi chuyển về Đồng Nai sinh sống, khi đó tôi mới 7 tuổi. Tuổi thơ của tôi không có gì dữ dội nhưng tôi là một cậu bé rất hiếu động.
Từ nhỏ, tôi đã thích lăn lộn, ai làm cái gì là tôi làm theo cái đó. Người ta đi hái rau, bắt ốc tôi cũng làm theo. Tôi còn nhảy tàu lửa đi bán trà đá và bán tùm lum đủ thứ ở bến xe.
Khu nhà tôi ở là vùng kinh tế mới nên người dân ở các miền đều tập trung về đó sống và định cư. Mẹ tôi là y tá đỡ đẻ nên có rất nhiều người đến nhờ vả. Mỗi người nói một kiểu giọng khác nhau nên tôi bắt chước để thông dịch cho bà nội, bà ngoại vì họ nghe không hiểu. Nghe nhiều, dịch nhiều nên thành quen mặc dù các bà không yêu cầu.
- Học tiếng các miền để thông dịch cho bà nội và bà ngoại nhưng anh có nghĩ đến một ngày tài bắt chước của mình lại giúp ích cho anh trong con đường nghệ thuật?
Tôi cũng không thể nghĩ sau này nó có thể vận vào cái nghề của mình để mình sử dụng như vậy trên sân khấu. Thế nên, tôi vẫn thường xuyên trau dồi và sưu tầm thêm cách nói cũng như từ lóng của các miền để phát âm cho thật chuẩn.
Ví dụ khi ra Quảng Bình, tôi sẽ đi hỏi thêm cái chân, cái đầu gối…gọi là gì. Có thể vì thế mà khi tôi đi biểu diễn khán giả sẽ không thấy sự phản cảm khi bắt trước giọng nói của các miền trên cả nước.
- Vậy cơ duyên đến với nghệ thuật của anh như thế nào?
Trong thời gian chờ đi xuất ngoại, tôi đi học tiếng Anh ngoài Nha Trang. Lúc đó, tại thành phố Nha Trang đang tổ chức một chương trình thi giọng hát hay. Một số người anh, người em của tôi ở Cam Ranh cùng đăng kí thi.
Chúng tôi đậu giải và cùng nhau ra ngoài bãi biển Nha Trang uống nước mía thì gặp anh Lộc, người trong nghề thường gọi là Lộc Mập. Thấy chúng tôi nói chuyện vui quá, anh mới bảo hay qua đoàn hát của anh ý chơi.
Lúc đó, tôi đang rảnh nên đồng ý tham gia, đó là đoàn ca nhạc dân tộc Khánh Hòa. Sau này, tôi cũng có đi hát cho đoàn Buôn Mê Thuật và tăng cường cho đoàn Hải Đăng. Tôi chịu khó chạy sô lắm vì đi diễn cũng vui và quen biết nhiều nghệ sĩ như: Ngọc Thúy, Y Moan, Siu Black…nhưng lúc đó chưa ai nổi tiếng hết.
Hoài Linh tiết lộ anh từng được mẹ cho đi học nghề thợ bạc. |
Thiệt tình khi đó tôi không có đam mê nghề này. Tại lúc đó buồn quá, được rủ thì đi chơi cho vui vậy thôi. Tôi đi như vậy cho tới năm 1993 thì nghỉ.
Nói chung là cuộc đời của tôi có nhiều thứ bất ngờ mà tôi không bao giờ nghĩ tới. Công việc mà tôi không xác định lấy nó để nuôi sống mình thì nó lại trở thành cái nghiệp.
Chứ hồi xưa, mẹ tôi cũng cho đi học thợ bạc nhưng lại không thành nghề được vì tính tôi không thích sự tỉ mỉ, chi li và lại nóng nảy. Nhưng tôi vẫn học vì mẹ muốn khi qua nước ngoài định cư còn có việc để làm.
- Tham gia nghệ thuật với tâm lý cho vui nhưng để nổi tiếng qua nhiều thập kỉ như ngày hôm nay chắc hẳn Hoài Linh đã phải cố gắng và hi sinh rất nhiều?
Trong nghề, tôi thấy mình là người may mắn, cứ như là được ông trời sắp xếp vậy nên sau hai mấy năm vẫn nổi tiếng. Nhiều khi đang ngủ, tôi giật mình tỉnh dậy vì không hiểu tại sao mình lại nổi tiếng.
Bây giờ ra đường vẫn có nhiều khán giả nhỏ xíu biết tên mình cái đó khiến tôi thấy rất vui. Cái lớp khán giả đó mà còn thương mình thì mình có thể sống thêm mấy chục năm nữa để làm nghề (cười).
Theo 24h
Bình luận