Danh hài cho biết anh chỉ đồng ý giả gái khi có tiết mục nào thật sự tâm đắc hay vì mối quan hệ đặc biệt với người mời.
- Cứ mở tivi lên là gặp Hoài Linh, Việt Hương. Anh nghĩ gì về câu nói này?
Tôi không sợ mà là rất sợ khi bị nghe nói xuất hiện nhiều quá gây nhàm chán. Nhưng với tôi, nỗi sợ đó cũng là áp lực và động lực khiến tôi luôn nhắc nhở mình phải thể hiện sao cho khán giả không bao giờ chán mình.
Hơn nữa, tôi nghĩ các nhà sản xuất rất thông minh. Họ không bao giờ mời một người không có sức hút hoặc sắp bị khán giả chán để ngồi ghế "nóng". Nhà sản xuất còn cần Hoài Linh nghĩa là khán giả vẫn còn yêu mến tôi.
- Với những lĩnh vực không phải chuyên môn, anh làm thế nào để thí sinh và khán giả "tâm phục khẩu phục" những nhận xét của mình?
Tôi đã có nhiều năm làm nghề. Mỗi một vai diễn, mỗi sự hóa thân mang tới cho tôi trải nghiệm lẫn kinh nghiệm trong những lĩnh vực khác nhau.
Thêm nữa, tôi luôn biết khi nào nên tiến và khi nào cần dừng lại. Nếu gặp lĩnh vực tôi chưa từng biết hoặc nghiên cứu về nó, chắc chắn tôi sẽ không nhận ngồi chiếc ghế "nóng" đó.
Chẳng hạn, chương trình So You Think You Can Dance thực chất chỉ là dịp tôi chia sẻ kinh nghiệm, tâm huyết của một người anh với những đứa em đam mê nghệ thuật.
Riêng Tài tử tranh tài - chương trình truyền hình thực tế có sự phối hợp giữa cải lương, nhạc nhẹ, hài kịch - lại khác vì cải lương là bộ môn nghệ thuật truyền thống mà tôi yêu và mê, hài kịch là nghề, là nghiệp.
Không có lý do gì khiến tôi từ chối được ngồi xem, nghe, chia sẻ và tận hưởng tất cả những lĩnh vực mà mình yêu mến khi được hòa làm một.
- Đã lâu không đóng vai giả gái nhưng lần này, anh tham gia rất nhiều tiết mục giả gái trong "Tài tử tranh tài". Vì sao có sự "phá lệ" này?
Đúng là đã hơn bốn năm nay tôi không đóng vai giả gái, trừ liveshow của má Ngọc Giàu (cách danh hài gọi nghệ sĩ Ngọc Giàu). Vì ngày xưa mình còn trẻ, giả gái còn đẹp, bây giờ già và xuống sắc rồi, giả gái thấy ghê quá (cười).
Tuy nhiên, lần này tôi quyết định phá lệ bởi cải lương đã ngấm vào máu thịt tôi từ khi còn nhỏ.
Khi tham gia chương trình này, được gặp lại “Cô Ba” Bạch Tuyết, những đam mê của tôi trỗi dậy mạnh mẽ hơn.
Tôi khao khát được hóa thân trong những vai diễn “đào chánh” mà mình từng yêu khi xưa. Biết đâu, tôi sẽ trở thành Kiều Nguyệt Nga hay Thái hậu Dương Vân Nga không chừng.
- Đam mê cải lương từ nhỏ, anh có hiến kế gì để đem luồng gió mới giúp bộ môn này được giới trẻ yêu thích hơn?
Bản thân từ "cải lương" đã thể hiện sự tiến bộ, giao thoa giữa truyền thống và văn minh. Cải lương là một luồng gió mới được cải cách từ nghệ thuật hát bội. Ai nói cải lương chỉ có khóc lóc, ủy mị là người đó chưa hiểu gì về nó.
Tôi nhớ những phân đoạn má Ngọc Giàu đóng vai Bảy cán vá cùng NSƯT Bảo Quốc trong vở Đời Cô Lựu từng làm không ít khán giả trẻ khi đó cười chảy nước mắt.
Khán giả ngày nay yêu thích hài kịch nhưng tôi tin rằng tình yêu cải lương của họ vẫn nằm ở một góc nhỏ trong tim.
Chỉ là nhà sản xuất chương trình có biết cách khơi gợi không. Nói “hiến kế” thì hơi “đao to búa lớn”, tôi nghĩ chỉ cần kế thừa và phát huy những trích đoạn đó chắc chắn sẽ thu hút.
Bản thân những người nghệ sĩ hài trẻ như Thu Trang, Don Nguyễn cũng không chỉ thích diễn hài kịch.
Trong chương trình Tài tử tranh tài, tôi tò mò và đặt nhiều kỳ vọng bởi họ rất duyên dáng và thích thử thách bản thân.
Họ thích và nồng nhiệt với cải lương nhưng tôi không biết họ có năng khiếu và bản năng hát cải lương hay không, nếu không thì sẽ phải khắc phục như thế nào.
- Anh từng chia sẻ về dự án nhà thờ Tổ. Công việc này đến đâu rồi?
Nhà thờ Tổ là tâm huyết lớn nhất trong cuộc đời tôi, nên tôi muốn tự mình thực hiện nó. Mọi công đoạn đã gần như xong. Sau khi hoàn tất, tôi sẽ thông báo và mở rộng cửa chào đón đồng nghiệp, khán giả thập phương đến chiêm ngưỡng, thắp hương.
Với những tấm lòng đồng cảm, muốn chia sẻ, tôi sẽ đón nhận sau khi nhà thờ Tổ hoàn thành.
- Một mình Hoài Linh đầu tư cho dự án trăm tỷ này nên phải ra giá cát-xê cao hơn. Anh trả lời sao?
Tôi xây nhà thờ Tổ để trả ơn tổ nghiệp, trả ơn khán giả đã cho tôi có nghề, có tiền, có cơm, có gạo để nuôi cha nuôi mẹ suốt thời gian qua. Tôi nghĩ mình được Tổ đãi nên mới có một Hoài Linh như hôm nay và nguyện dành quãng đời còn lại để phục vụ ông Tổ.
Nếu tôi “lên giá”, chẳng khác nào tôi đã tính toán thiệt hơn, phụ Tổ nghiệp của mình. Tôi đã, đang và sẽ không bao giờ làm chuyện đó.
Nhờ ơn trên phù hộ, tôi vẫn rất khỏe, vẫn diễn hết mình mỗi khi lên sân khấu, chạy show đều đặn. Còn trong hậu trường, để nhớ xem có bao nhiêu lần kiệt sức chắc phải nhờ bạn diễn của tôi đếm giúp (cười).
Nguồn: VnExpress
- Cứ mở tivi lên là gặp Hoài Linh, Việt Hương. Anh nghĩ gì về câu nói này?
Tôi không sợ mà là rất sợ khi bị nghe nói xuất hiện nhiều quá gây nhàm chán. Nhưng với tôi, nỗi sợ đó cũng là áp lực và động lực khiến tôi luôn nhắc nhở mình phải thể hiện sao cho khán giả không bao giờ chán mình.
Hơn nữa, tôi nghĩ các nhà sản xuất rất thông minh. Họ không bao giờ mời một người không có sức hút hoặc sắp bị khán giả chán để ngồi ghế "nóng". Nhà sản xuất còn cần Hoài Linh nghĩa là khán giả vẫn còn yêu mến tôi.
Hoài Linh trao đổi với đạo diễn Hoàng Nhật Nam (trái) về tiết mục giả gái trong ca khúc "Mái đình làng biển". |
Tôi đã có nhiều năm làm nghề. Mỗi một vai diễn, mỗi sự hóa thân mang tới cho tôi trải nghiệm lẫn kinh nghiệm trong những lĩnh vực khác nhau.
Thêm nữa, tôi luôn biết khi nào nên tiến và khi nào cần dừng lại. Nếu gặp lĩnh vực tôi chưa từng biết hoặc nghiên cứu về nó, chắc chắn tôi sẽ không nhận ngồi chiếc ghế "nóng" đó.
Chẳng hạn, chương trình So You Think You Can Dance thực chất chỉ là dịp tôi chia sẻ kinh nghiệm, tâm huyết của một người anh với những đứa em đam mê nghệ thuật.
Riêng Tài tử tranh tài - chương trình truyền hình thực tế có sự phối hợp giữa cải lương, nhạc nhẹ, hài kịch - lại khác vì cải lương là bộ môn nghệ thuật truyền thống mà tôi yêu và mê, hài kịch là nghề, là nghiệp.
Không có lý do gì khiến tôi từ chối được ngồi xem, nghe, chia sẻ và tận hưởng tất cả những lĩnh vực mà mình yêu mến khi được hòa làm một.
- Đã lâu không đóng vai giả gái nhưng lần này, anh tham gia rất nhiều tiết mục giả gái trong "Tài tử tranh tài". Vì sao có sự "phá lệ" này?
Đúng là đã hơn bốn năm nay tôi không đóng vai giả gái, trừ liveshow của má Ngọc Giàu (cách danh hài gọi nghệ sĩ Ngọc Giàu). Vì ngày xưa mình còn trẻ, giả gái còn đẹp, bây giờ già và xuống sắc rồi, giả gái thấy ghê quá (cười).
Tuy nhiên, lần này tôi quyết định phá lệ bởi cải lương đã ngấm vào máu thịt tôi từ khi còn nhỏ.
Khi tham gia chương trình này, được gặp lại “Cô Ba” Bạch Tuyết, những đam mê của tôi trỗi dậy mạnh mẽ hơn.
Tôi khao khát được hóa thân trong những vai diễn “đào chánh” mà mình từng yêu khi xưa. Biết đâu, tôi sẽ trở thành Kiều Nguyệt Nga hay Thái hậu Dương Vân Nga không chừng.
- Đam mê cải lương từ nhỏ, anh có hiến kế gì để đem luồng gió mới giúp bộ môn này được giới trẻ yêu thích hơn?
Bản thân từ "cải lương" đã thể hiện sự tiến bộ, giao thoa giữa truyền thống và văn minh. Cải lương là một luồng gió mới được cải cách từ nghệ thuật hát bội. Ai nói cải lương chỉ có khóc lóc, ủy mị là người đó chưa hiểu gì về nó.
Tôi nhớ những phân đoạn má Ngọc Giàu đóng vai Bảy cán vá cùng NSƯT Bảo Quốc trong vở Đời Cô Lựu từng làm không ít khán giả trẻ khi đó cười chảy nước mắt.
Khán giả ngày nay yêu thích hài kịch nhưng tôi tin rằng tình yêu cải lương của họ vẫn nằm ở một góc nhỏ trong tim.
Chỉ là nhà sản xuất chương trình có biết cách khơi gợi không. Nói “hiến kế” thì hơi “đao to búa lớn”, tôi nghĩ chỉ cần kế thừa và phát huy những trích đoạn đó chắc chắn sẽ thu hút.
Bản thân những người nghệ sĩ hài trẻ như Thu Trang, Don Nguyễn cũng không chỉ thích diễn hài kịch.
Trong chương trình Tài tử tranh tài, tôi tò mò và đặt nhiều kỳ vọng bởi họ rất duyên dáng và thích thử thách bản thân.
Họ thích và nồng nhiệt với cải lương nhưng tôi không biết họ có năng khiếu và bản năng hát cải lương hay không, nếu không thì sẽ phải khắc phục như thế nào.
Sự giản dị của Hoài Linh khi ngồi ghế "nóng" luôn được khán giả yêu thích, ngưỡng mộ. |
Nhà thờ Tổ là tâm huyết lớn nhất trong cuộc đời tôi, nên tôi muốn tự mình thực hiện nó. Mọi công đoạn đã gần như xong. Sau khi hoàn tất, tôi sẽ thông báo và mở rộng cửa chào đón đồng nghiệp, khán giả thập phương đến chiêm ngưỡng, thắp hương.
Với những tấm lòng đồng cảm, muốn chia sẻ, tôi sẽ đón nhận sau khi nhà thờ Tổ hoàn thành.
- Một mình Hoài Linh đầu tư cho dự án trăm tỷ này nên phải ra giá cát-xê cao hơn. Anh trả lời sao?
Tôi xây nhà thờ Tổ để trả ơn tổ nghiệp, trả ơn khán giả đã cho tôi có nghề, có tiền, có cơm, có gạo để nuôi cha nuôi mẹ suốt thời gian qua. Tôi nghĩ mình được Tổ đãi nên mới có một Hoài Linh như hôm nay và nguyện dành quãng đời còn lại để phục vụ ông Tổ.
Nếu tôi “lên giá”, chẳng khác nào tôi đã tính toán thiệt hơn, phụ Tổ nghiệp của mình. Tôi đã, đang và sẽ không bao giờ làm chuyện đó.
Nhờ ơn trên phù hộ, tôi vẫn rất khỏe, vẫn diễn hết mình mỗi khi lên sân khấu, chạy show đều đặn. Còn trong hậu trường, để nhớ xem có bao nhiêu lần kiệt sức chắc phải nhờ bạn diễn của tôi đếm giúp (cười).
Nguồn: VnExpress
Bình luận