Hóa thạch khủng long cổ đại vô tình được phát hiện vào năm 2011 bởi công nhân điều khiển máy Shawn Funk tại một khu mỏ gần pháo đài McMurray ở Alberta, Canada.
Những phân tích gần đây cho thấy rằng, hóa thạch là một loài khủng long ăn cỏ hoàn toàn mới với tên nodosaur sống cách đây 110 triệu năm. Sinh vật khổng lồ này vẫn còn hình dạng nguyên vẹn do xác của nó nằm ở dưới sông, có thể bị lũ quét sau khi chết.
Xác của khủng long sau đó bị cuốn trôi ra biển, chìm xuống đáy và được bao phủ bởi một lớp bùn, giúp bảo vệ hóa thạch nguyên vẹn như ngày nay. Nó đã cung cấp cho các nhà khoa học dữ liệu vô giá để tạo hình loài khủng long mới này.
“Chúng tôi không chỉ có bộ xương mà còn có cả hình dạng ban đầu của khủng long”, nhà nghiên cứu Caleb Brown nói với tạp chí National Geographic.
Đối với các nhà khoa học, việc phát hiện khóa thạch giống như trúng số độc đắc. Nhà cổ sinh vật học Jakob Vinther đến từ trường đại học Bristol cho biết, hóa thạch được giữ tốt đến mức “nó dường như vẫn sống cách đây vài tuần”.
Du khách có thể xem mô hình thực của khủng long nodosaur trong phòng thí nghiệm tại bảo tàng hoàng gia Tyrrell ở Drumheller, Alberta, Canada.
Video: Bí ẩn hàng triệu năm của hóa cháy bị cháy
Bình luận