(VTC News) – Ai dám đảm bảo sau vụ việc của Triệu Thị Hà, các hoa hậu sẽ không tự đánh bóng thương hiệu của mình, bất chấp những vấn đề về đạo đức, nhân phẩm?
Hoa hậu sai phạm
Những sai phạm của Triệu Thị Hà trên cương vị là đương kim Hoa hậu các dân tộc VN 2011 là có. Theo TS Đoàn Kim Hồng, Trưởng BTC đồng thời là người sáng lập cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc VN, Triệu Thị Hà đã không hoàn thành nghĩa vụ của một đương kim hoa hậu.
Cô chìm đắm trong chuyện yêu đương và làm ảnh hưởng đến hình ảnh của cuộc thi. Trong thời gian đương nhiệm, Triệu Thị Hà đã liên tục không tuân thủ kỷ luật, giữ hình ảnh của một hoa hậu.
Theo TS Kim Hồng, Triệu Thị Hà đã gần như biến mất trong khoảng thời gian từ tháng 4/2012 đến tháng 3/2013, vô cùng khó khăn để liên lạc với cô.
Từ khi đăng quang hoa hậu, Triệu Thị Hà đã nhiều lần không thực hiện đúng theo cam kết của mình. Công ty tổ chức cuộc thi CIAT đã nhắc nhở, nhiều lần liên lạc với gia đình và trường học được biết Triệu Thị Hà không còn ở quê nhà và không còn học tại trường Đại học Thái Nguyên.
Biện pháp cuối cùng được đưa ra là BTC Hoa hậu các dân tộc VN phải nhờ Cục An ninh Nội bộ A83 - Bộ Công an hỗ trợ thông tin về Triệu Thị Hà thì được biết cô đang sinh sống tại TP.HCM.
Sau khi chuyện trả lại danh hiệu của Triệu Thị Hà được phanh phui trên mặt báo, Triệu Thị Hà cũng khiến công chúng càng nháo nhào khi trả lời báo chí rằng cô thường xuyên bị BTC Hoa hậu các dân tộc VN 2013 gọi đi tiếp khách giữa đêm khuya.
Suốt hơn một tháng quá, Triệu Thị Hà từ một hoa hậu 'bị quên lãng’ đã trở nên nóng hơn bất cứ người đẹp nào. Cô đắt show không ngờ.
Mỗi một tuần, giá cát xê của cô lại thay đổi vài ngàn USD trong các bài trả lời phỏng vấn. Khi thì 2.000 USD, lúc đã lên đến 5.000 USD, thậm chí còn cao hơn nhiều lần.
Tuy Triệu Thị Hà có phủ nhận việc trả lại vương miện để PR. Nhưng không khó để nhận thấy, sau câu chuyện này, tên tuổi của Triệu Thị Hà đã nổi hơn khi cô đăng quang Hoa hậu các dân tộc VN 2011.
Nhưng không thể xử?
Bộ VHTTDL hôm nay 11/6 có công văn số 54/TTr-VHGĐ gửi công ty CIAT, đơn vị tổ chức cuộc thi Hoa hậu các dân tộc về việc xin rút vương miện của hoa hậu Triệu Thị Hà.
Theo công văn này, sau khi xem xét, Thanh tra Bộ VHTTDL tuyên bố: ‘Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, chưa quy định về việc thu hồi danh hiệu hoa hậu’.
Quả thật việc trả lại danh hiệu hoa hậu, hay thu hồi danh hiệu là câu chuyện chưa từng có trong lịch sử các cuộc thi nhan sắc tại Việt Nam. Trong Quy chế 87/2008 về thi hoa hậu, hoa khôi người đẹp có quy định:
‘Khi thí sinh đoạt giải có hành vi vi phạm quy định của quy chế này và pháp luật có liên quan gây hậu quả xấu, làm ảnh hưởng đến danh hiệu, đơn vị tổ chức báo cáo cơ quan cấp phép và đề xuất biện pháp xử lý. Khi được cơ quan cấp phép chấp thuận, đơn vị tổ chức tước danh hiệu của thí sinh đoạt giải’.
Có thể thấy đây là một trong những căn cứ để thu hổi vương miện hoa hậu của Triệu Thị Hà. Và ở phía đơn vị tổ chức, Công ty CIAT cũng đã làm đúng và hết trách nhiệm. Công ty đã có 3 công văn gửi Bộ VHTTDL về việc cho phép thu hồi danh hiệu của Hoa hậu Triệu Thị Hà và xử lý những phát ngôn không đúng sự thật, vu khống của Triệu Thị Hà về Công ty CIAT và cá nhân bà Đoàn Thị Kim Hồng.
Vì vậy, công văn của Thanh tra Bộ cho rằng ‘pháp luật hiện hành, chưa quy định về việc thu hồi danh hiệu hoa hậu’ được xem là một cách lảng tránh trách nhiệm của Bộ VHTTDL trước những lùm xùm xoay quanh chuyện Triệu Thị Hà đòi trả vương miện.
Trong văn bản này, Bộ VHTTDL cũng không đưa ra được quyết định của mình với sự việc thuộc quyền quản lý của Bộ, mà ‘đẩy’ trách nhiệm sang các đơn vị khác là Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Công an.
Cách xử lý của Bộ VHTTDL với vụ việc Triệu Thị Hà trả vương miện thể hiện lỗ hổng trong những văn bản pháp quy của Bộ này về việc xử lý với các sai phạm của hoa hậu, người đẹp: Sai nhưng không xử lý được vì không có quy định.
Rõ ràng, với việc không có quy định để xử lý những sai phạm trên, chúng ta đang dung túng cho các hoa hậu có những việc sai trái trên cương vị của một đại diện nhan sắc quốc gia
Ai dám đảm bảo sau vụ việc Triệu Thị Hà, các hoa hậu sẽ không dùng đủ mọi chiêu trò đánh bóng thương hiệu, bất chấp những vấn đề về đạo đức, nhân phẩm như nhan nhản các scandal hiện nay của giới chân dài?
Việt Anh
Hoa hậu sai phạm
Những sai phạm của Triệu Thị Hà trên cương vị là đương kim Hoa hậu các dân tộc VN 2011 là có. Theo TS Đoàn Kim Hồng, Trưởng BTC đồng thời là người sáng lập cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc VN, Triệu Thị Hà đã không hoàn thành nghĩa vụ của một đương kim hoa hậu.
Cô chìm đắm trong chuyện yêu đương và làm ảnh hưởng đến hình ảnh của cuộc thi. Trong thời gian đương nhiệm, Triệu Thị Hà đã liên tục không tuân thủ kỷ luật, giữ hình ảnh của một hoa hậu.
Theo TS Kim Hồng, Triệu Thị Hà đã gần như biến mất trong khoảng thời gian từ tháng 4/2012 đến tháng 3/2013, vô cùng khó khăn để liên lạc với cô.
Triệu Thị Hà trong khoảnh khắc đăng quang cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2011. |
Biện pháp cuối cùng được đưa ra là BTC Hoa hậu các dân tộc VN phải nhờ Cục An ninh Nội bộ A83 - Bộ Công an hỗ trợ thông tin về Triệu Thị Hà thì được biết cô đang sinh sống tại TP.HCM.
Sau khi chuyện trả lại danh hiệu của Triệu Thị Hà được phanh phui trên mặt báo, Triệu Thị Hà cũng khiến công chúng càng nháo nhào khi trả lời báo chí rằng cô thường xuyên bị BTC Hoa hậu các dân tộc VN 2013 gọi đi tiếp khách giữa đêm khuya.
Suốt hơn một tháng quá, Triệu Thị Hà từ một hoa hậu 'bị quên lãng’ đã trở nên nóng hơn bất cứ người đẹp nào. Cô đắt show không ngờ.
Mỗi một tuần, giá cát xê của cô lại thay đổi vài ngàn USD trong các bài trả lời phỏng vấn. Khi thì 2.000 USD, lúc đã lên đến 5.000 USD, thậm chí còn cao hơn nhiều lần.
Tuy Triệu Thị Hà có phủ nhận việc trả lại vương miện để PR. Nhưng không khó để nhận thấy, sau câu chuyện này, tên tuổi của Triệu Thị Hà đã nổi hơn khi cô đăng quang Hoa hậu các dân tộc VN 2011.
Nhưng không thể xử?
Bộ VHTTDL hôm nay 11/6 có công văn số 54/TTr-VHGĐ gửi công ty CIAT, đơn vị tổ chức cuộc thi Hoa hậu các dân tộc về việc xin rút vương miện của hoa hậu Triệu Thị Hà.
Theo công văn này, sau khi xem xét, Thanh tra Bộ VHTTDL tuyên bố: ‘Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, chưa quy định về việc thu hồi danh hiệu hoa hậu’.
Quả thật việc trả lại danh hiệu hoa hậu, hay thu hồi danh hiệu là câu chuyện chưa từng có trong lịch sử các cuộc thi nhan sắc tại Việt Nam. Trong Quy chế 87/2008 về thi hoa hậu, hoa khôi người đẹp có quy định:
Công văn số 54/TTr-VHGĐ gửi công ty CIAT về việc xin rút vương miện của hoa hậu Triệu Thị Hà. |
Có thể thấy đây là một trong những căn cứ để thu hổi vương miện hoa hậu của Triệu Thị Hà. Và ở phía đơn vị tổ chức, Công ty CIAT cũng đã làm đúng và hết trách nhiệm. Công ty đã có 3 công văn gửi Bộ VHTTDL về việc cho phép thu hồi danh hiệu của Hoa hậu Triệu Thị Hà và xử lý những phát ngôn không đúng sự thật, vu khống của Triệu Thị Hà về Công ty CIAT và cá nhân bà Đoàn Thị Kim Hồng.
Vì vậy, công văn của Thanh tra Bộ cho rằng ‘pháp luật hiện hành, chưa quy định về việc thu hồi danh hiệu hoa hậu’ được xem là một cách lảng tránh trách nhiệm của Bộ VHTTDL trước những lùm xùm xoay quanh chuyện Triệu Thị Hà đòi trả vương miện.
Trong văn bản này, Bộ VHTTDL cũng không đưa ra được quyết định của mình với sự việc thuộc quyền quản lý của Bộ, mà ‘đẩy’ trách nhiệm sang các đơn vị khác là Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Công an.
Rõ ràng, với việc không có quy định để xử lý những sai phạm trên, chúng ta đang dung túng cho các hoa hậu có những việc sai trái trên cương vị của một đại diện nhan sắc quốc gia
Ai dám đảm bảo sau vụ việc Triệu Thị Hà, các hoa hậu sẽ không dùng đủ mọi chiêu trò đánh bóng thương hiệu, bất chấp những vấn đề về đạo đức, nhân phẩm như nhan nhản các scandal hiện nay của giới chân dài?
Việt Anh
Bình luận