(VTC News) – Không dễ để xác minh các đại gia Việt có tên trong Hồ sơ Panama trốn thuế hay không vì nếu có cũng không dễ xử lý.
Ngày 10/5, dư luận xôn xao khi Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) cập nhật danh sách mới trong Hồ sơ Panama. Điểm đáng lưu ý chính là hàng loạt cá nhân, tổ chức Việt Nam đã bị Hồ sơ Panama "điểm danh".
Trong danh sách các cá nhân, dễ dàng nhận ra một số doanh nhân quen thuộc. Mặc dù tên người được “điểm danh” không có dấu nhưng khi kết hợp với công ty liên quan, dư luận có thể liên tưởng đến đại gia chứng khoán Nguyễn Duy Hưng, đại gia bất động sản Đỗ Lê Quân, đại gia ngân hàng Đàm Bích Thủy,...
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty chứng khoán Sài Gòn, bà Đàm Bích Thủy, cựu CEO ngân hàng ANZ và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, bà chủ Vietjet Air nhanh chóng “đăng đàn” giải thích.
Các doanh nhân này đều cho rằng việc mình có tên trong Hồ sơ Panama là việc bình thường. Điều đó không có nghĩa họ trốn thuế hay vi phạm pháp luật. Họ khẳng định công ty mà họ điều hành đều hoạt động theo pháp luật.
Báo điện tử VTC News cũng đã thông tin về số tiền thuế mà các doanh nghiệp này nộp trong thời gian qua. Những khoản nộp ngân sách hàng trăm tỷ đồng của SSI, ANZ hay Vietjet Air cho thấy doanh nghiệp thực hiện khá tốt nghĩa vụ của mình.
Dù vậy, giải đáp cho câu hỏi có hay không những đại gia Việt có tên trong Hồ sơ Panama thực hiện hành vi trốn thuế là mong muốn của người dân. Tổng cục Thuế đã nhanh chóng vào cuộc.
Một lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết Tổng cục Thuế đã kiểm tra, rà soát tất cả các thông tin được cung cấp trên mạng. Nhưng tất cả mới chỉ là thông tin ban đầu, chưa chính xác và cần phải xác minh thêm.
Vì vậy, Tổng cục Thuế đã thành lập khẩn một tổ công tác điều tra nghĩa vụ thuế đối với các cá nhân, tổ chức có tên trong bộ Hồ sơ Panama. Vị lãnh đạo này cho biết khi có thông tin cụ thể, Tổng cục Thuế sẽ công bố rộng rãi.
Khi được hỏi về các cá nhân đã giải thích về việc mình có tên trong Hồ sơ Panama như ông Nguyễn Duy Hưng, bà Đàm Bích Thủy, và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, vị lãnh đạo này cho biết hiện tại Tổng cục Thuế chưa có thông tin về các cá nhân này nên bà không thể đưa ra bất cứ bình luận nào. Vì vậy, cũng chưa thể khẳng định có cá nhân, tổ chức nào trốn thuế hay không.
Nhưng xét về nguyên tắc (vị lãnh đạo này nhấn mạnh từ ‘nguyên tắc’, chứ không có ý nhắm vào bất cứ cá nhân hay tổ chức nào), không dễ để xác minh việc trốn thuế. Và nếu có xác minh được cũng không dễ xử lý. Khả năng xử lý hoạt động trốn thuế phải tùy thuộc vào việc trốn thuế diễn ra ở đâu, trong nước hay nước ngoài. Nếu trốn thuế ở nước ngoài thì cần xem Việt Nam có ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với nước đó không.
Tính đến ngày 1/8/2015, Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thu nhập với 73 nước/vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó không có Panama nhưng có Anh, đất nước sở hữu British Virgin Island. British Virgin Island được xem là thiên đường trốn thuế. Đây là nơi đa số cá nhân, tổ chức Việt có tên trong Hồ sơ Panama chọn làm địa điểm lập công ty.
Trao đổi với BizLIVE, luật sư Nguyễn Minh Anh - Giám Đốc Công ty Luật Trí Minh cho biết, không khó để kiểm tra những cái tên trong hồ sơ Panama có trốn thuế hay không. Cũng cần phân biệt trốn thuế và lách luật.
“Cơ quan quản lý cần rút kinh nghiệm: phải xem xét việc đầu tư sang thiên đường thuế thì trong trường hợp đó xem xét khoản thuế thu ở quốc gia khi chuyển về Việt Nam như thế nào? Nguồn tiền từ đâu? Nguyên tắc Việt Nam ký tham gia hiệp định tránh đánh thuế 2 lần: không thấp hơn thuế của sở tại”, ông Nguyễn Minh Anh nói.
Bảo Linh
Ngày 10/5, dư luận xôn xao khi Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) cập nhật danh sách mới trong Hồ sơ Panama. Điểm đáng lưu ý chính là hàng loạt cá nhân, tổ chức Việt Nam đã bị Hồ sơ Panama "điểm danh".
Trong danh sách các cá nhân, dễ dàng nhận ra một số doanh nhân quen thuộc. Mặc dù tên người được “điểm danh” không có dấu nhưng khi kết hợp với công ty liên quan, dư luận có thể liên tưởng đến đại gia chứng khoán Nguyễn Duy Hưng, đại gia bất động sản Đỗ Lê Quân, đại gia ngân hàng Đàm Bích Thủy,...
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty chứng khoán Sài Gòn, bà Đàm Bích Thủy, cựu CEO ngân hàng ANZ và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, bà chủ Vietjet Air nhanh chóng “đăng đàn” giải thích.
Báo điện tử VTC News cũng đã thông tin về số tiền thuế mà các doanh nghiệp này nộp trong thời gian qua. Những khoản nộp ngân sách hàng trăm tỷ đồng của SSI, ANZ hay Vietjet Air cho thấy doanh nghiệp thực hiện khá tốt nghĩa vụ của mình.
Dù vậy, giải đáp cho câu hỏi có hay không những đại gia Việt có tên trong Hồ sơ Panama thực hiện hành vi trốn thuế là mong muốn của người dân. Tổng cục Thuế đã nhanh chóng vào cuộc.
Một lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết Tổng cục Thuế đã kiểm tra, rà soát tất cả các thông tin được cung cấp trên mạng. Nhưng tất cả mới chỉ là thông tin ban đầu, chưa chính xác và cần phải xác minh thêm.
Vì vậy, Tổng cục Thuế đã thành lập khẩn một tổ công tác điều tra nghĩa vụ thuế đối với các cá nhân, tổ chức có tên trong bộ Hồ sơ Panama. Vị lãnh đạo này cho biết khi có thông tin cụ thể, Tổng cục Thuế sẽ công bố rộng rãi.
|
Nhưng xét về nguyên tắc (vị lãnh đạo này nhấn mạnh từ ‘nguyên tắc’, chứ không có ý nhắm vào bất cứ cá nhân hay tổ chức nào), không dễ để xác minh việc trốn thuế. Và nếu có xác minh được cũng không dễ xử lý. Khả năng xử lý hoạt động trốn thuế phải tùy thuộc vào việc trốn thuế diễn ra ở đâu, trong nước hay nước ngoài. Nếu trốn thuế ở nước ngoài thì cần xem Việt Nam có ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với nước đó không.
Tính đến ngày 1/8/2015, Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thu nhập với 73 nước/vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó không có Panama nhưng có Anh, đất nước sở hữu British Virgin Island. British Virgin Island được xem là thiên đường trốn thuế. Đây là nơi đa số cá nhân, tổ chức Việt có tên trong Hồ sơ Panama chọn làm địa điểm lập công ty.
Trao đổi với BizLIVE, luật sư Nguyễn Minh Anh - Giám Đốc Công ty Luật Trí Minh cho biết, không khó để kiểm tra những cái tên trong hồ sơ Panama có trốn thuế hay không. Cũng cần phân biệt trốn thuế và lách luật.
“Cơ quan quản lý cần rút kinh nghiệm: phải xem xét việc đầu tư sang thiên đường thuế thì trong trường hợp đó xem xét khoản thuế thu ở quốc gia khi chuyển về Việt Nam như thế nào? Nguồn tiền từ đâu? Nguyên tắc Việt Nam ký tham gia hiệp định tránh đánh thuế 2 lần: không thấp hơn thuế của sở tại”, ông Nguyễn Minh Anh nói.
Bảo Linh
Bình luận