Là một công ty Nhật thành lập từ năm 1958, Japan Transportation Consultants, Inc. (JTC) có hoạt động đầu tư tại 11 quốc gia, trong đó nhiều nhất là Việt Nam và Indonesia.
Có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản, JTC là một trong những nhà thầu công trình đường sắt có tiếng tại đất nước mặt trời mọc. Đây cũng là công ty đã có giải pháp kỹ thuật cho tuyến đường sắt Tokaido Shinkansen của Nhật - tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên trên thế giới.
Công ty này có vốn chủ sở hữu là 60 triệu Yên, với khoảng 212 nhân viên (tính đến tháng 4/2013). Tại Nhật, JTC có 4 chi nhánh, và công ty này cũng đặt 2 văn phòng đại diện tại Jakarta (Indonesia) và tại Hà Nội (Việt Nam).
Trong hơn 55 năm hoạt động, JTC cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan đến đường sắt, bao gồm xây dựng nhà ga, lắp đặt đường sắt cố định, đường sắt nội đô, xây dựng và phục hồi cầu đường sắt cũng như những hệ thống an toàn, quản lý chất lượng cho các công trình trên. Năm 1970, JTC lần đầu tiên nhận dự án tại nước ngoài, là công trình phục hồi tuyến đường sắt Bắc Java của Indonesia trong vòng 19 năm.
Năm 1993, JTC vào Việt Nam với dự án phục hồi khẩn cấp cầu đường sắt kéo dài trong 5 năm. Sau đó, đơn vị này đã nhận thêm các dự án khác, như 2 giai đoạn phục hồi cầu đường sắt Bắc Nam (1995-2006), nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt trên cao (1996-1997), xây dựng đường sắt nội đô TP.HCM và Hà Nội (2008-2015)...
Ngoài Indonesia, Việt Nam, JTC còn góp mặt trong các dự án tại các quốc gia châu Á và Đông Âu khác, như Thái Lan, Phillippines, Ukraine, Ả Rập Xê Út,... Các khách hàng của JTC là Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Tổ chức Xúc tiến Thương Mại Nhật Bản (JETRO), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Tại Việt Nam, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải là những khách hàng chính của công ty này.
Cuối tuần trước, nhiều tờ báo Nhật đồng loạt đưa tin về bê bối đưa hối lộ của JTC, do Chủ tịch Tamio Kakinuma tiết lộ, cho các lãnh đạo của nhiều quốc gia mà đơn vị này có tham gia đấu thầu dự án ODA. Trong đó, số tiền lại quả cho các quan chức Việt Nam được công bố lên tới 80 triệu yen (16 tỷ đồng) để được nhận gói thầu trị giá 4,2 tỷ yen.
Liên quan đến vụ nhận hối lộ này, 4 quan chức ngành đường sắt, gồm một giám đốc ban quản lý dự án, một trưởng ban quản lý và hai phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã bị đình chỉ 10 ngày để phục vụ điều tra.
Theo Zing
Có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản, JTC là một trong những nhà thầu công trình đường sắt có tiếng tại đất nước mặt trời mọc. Đây cũng là công ty đã có giải pháp kỹ thuật cho tuyến đường sắt Tokaido Shinkansen của Nhật - tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên trên thế giới.
Công ty này có vốn chủ sở hữu là 60 triệu Yên, với khoảng 212 nhân viên (tính đến tháng 4/2013). Tại Nhật, JTC có 4 chi nhánh, và công ty này cũng đặt 2 văn phòng đại diện tại Jakarta (Indonesia) và tại Hà Nội (Việt Nam).
Trong hơn 55 năm hoạt động, JTC cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan đến đường sắt, bao gồm xây dựng nhà ga, lắp đặt đường sắt cố định, đường sắt nội đô, xây dựng và phục hồi cầu đường sắt cũng như những hệ thống an toàn, quản lý chất lượng cho các công trình trên. Năm 1970, JTC lần đầu tiên nhận dự án tại nước ngoài, là công trình phục hồi tuyến đường sắt Bắc Java của Indonesia trong vòng 19 năm.
Năm 1993, JTC vào Việt Nam với dự án phục hồi khẩn cấp cầu đường sắt kéo dài trong 5 năm. Sau đó, đơn vị này đã nhận thêm các dự án khác, như 2 giai đoạn phục hồi cầu đường sắt Bắc Nam (1995-2006), nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt trên cao (1996-1997), xây dựng đường sắt nội đô TP.HCM và Hà Nội (2008-2015)...
Ngoài Indonesia, Việt Nam, JTC còn góp mặt trong các dự án tại các quốc gia châu Á và Đông Âu khác, như Thái Lan, Phillippines, Ukraine, Ả Rập Xê Út,... Các khách hàng của JTC là Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Tổ chức Xúc tiến Thương Mại Nhật Bản (JETRO), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Tại Việt Nam, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải là những khách hàng chính của công ty này.
Cuối tuần trước, nhiều tờ báo Nhật đồng loạt đưa tin về bê bối đưa hối lộ của JTC, do Chủ tịch Tamio Kakinuma tiết lộ, cho các lãnh đạo của nhiều quốc gia mà đơn vị này có tham gia đấu thầu dự án ODA. Trong đó, số tiền lại quả cho các quan chức Việt Nam được công bố lên tới 80 triệu yen (16 tỷ đồng) để được nhận gói thầu trị giá 4,2 tỷ yen.
Liên quan đến vụ nhận hối lộ này, 4 quan chức ngành đường sắt, gồm một giám đốc ban quản lý dự án, một trưởng ban quản lý và hai phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã bị đình chỉ 10 ngày để phục vụ điều tra.
Theo Zing
Bình luận