Gần đây, các hình ảnh vệ tinh chụp Hồ Urmia, Iran cho thấy hồ vốn dĩ mang màu xanh nay bỗng nhiên chuyển sang màu đỏ máu.
Theo các nhà sinh vật học, nguyên nhân dẫn đến sự việc này chính là các vi sinh vật phát triển mạnh trong môi trường giàu muối và ánh sáng.
Theo NASA, mực nước trong hồ sụt giảm trong những tháng hè nắng nóng khiến nồng độ muối trong hồ tăng lên.
Vì vậy, hình ảnh Hồ Urmia chuyển đỏ chụp ngày 18/7 lấy từ dữ liệu MODIS trên vệ tinh AQUA là kết quả của hàng nghìn loại vi khuẩn và tảo phát triển trong điều kiện có nồng độ muối cao.
Các nhà khoa học chỉ ra họ khuẩn Halobacteriaceae và tảo Dunaliella là hai “nghi phạm” chính gây ra sự biến đổi màu sắc gần đây trong hồ Urmia, Iran.
Nhà khoa học Mohammad Tourian của Đại Học Stuttgart, Pháp cho biết, tảo Dunaliella salina cũng là nguyên nhân khiến hồ Urmia chuyển sang màu đỏ máu vào năm ngoái.
Ông giải thích: “Trong điều kiện nồng độ muối cao và cường độ ánh sáng mạnh, tảo chuyển sang màu đỏ do loài này sản xuất ra carotenoid để tự bảo vệ các tế bào của nó”.
Theo Đài quan sát Trái Đất (Earth Observatory) thuộc NASA, họ khuẩn Halobacteriaceae rất ưa muối. Khi nồng độ muối trong hồ ỏ mức cao, loài khuẩn này sẽ sản xuất ra các chất màu ngọc.
Với số lượng khuẩn lớn, chúng sẽ khiến màu nước chuyển đỏ như máu. Loại khuẩn này cũng là thủ phạm của việc nhuộm đỏ nhiều hồ nước trên thế giới.
Bình luận