Nằm trong thiên hà J0437+2456, hố đen này cách Trái đất 230 triệu năm ánh sáng.
Trong nghiên cứu công bố trên Tạp chí Vật lý Thiên văn tuần trước, một nhóm các nhà thiên văn học quan sát các hố đen siêu lớn ở trung tâm các thiên hà.
Trong không gian, mọi thứ thường chuyển động theo các hướng nhờ lực đẩy và kéo của trọng lực. Trong khi đó, hầu hết các lỗ đen đều di chuyển theo cùng một hướng với cùng tốc độ với thiên hà chủ của chúng.
Nhưng thiên hà J0437 + 2456 và SMBH lại khá khác biệt.
Vào năm 2018, các nhà khoa học nhận thấy SMBH ở trung tâm của J0437 + 2456 có hoạt động khá bất thường. Hố đen này không di chuyển cùng vận tốc với thiên hà của nó, khác biệt với 9 hố đen còn lại mà các nhà khoa học nghiên cứu. Các hố đen này đều chứa nước bên trong đĩa bồi tụ - tập hợp các vật chất bị hút vào hố đen.
9 hố đen còn lại dường như trong trạng thái nghỉ ngơi, duy chỉ hố đen của J0437 + 2456 có vẻ như đang di chuyển. Nhóm nghiên cứu không chắc chắn nguyên nhân khiến hố đen này trở nên khác biệt, nhưng họ nêu ra một số khả năng.
Thứ nhất, hố đen siêu lớn này có thể là kết quả của việc sáp nhập hai hố đen. Điều này làm hố đen mới "giật lùi" và giúp giải thích tại sao vận tốc của nó khác với thiên hà chủ.
Trong trường hợp thứ hai, nó có thuộc một cặp hố đen. Lực đẩy và lực kéo mạnh của lực hấp dẫn có thể đã gây ra những xáo trộn trong vận tốc của nó.
Cũng có khả năng hố đen này tới từ một thiên hà bên ngoài đã va chạm với J0437 + 2456.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố tìm ra đâu là đáp án trong các giả thiết này.
Bình luận