Các nhà khoa học mô tả Perseus như một bộ sưu tập của 10.000 khối khí và bụi Mặt trời. Quầng sáng rực lửa của đám mây khổng lồ thực chất là bức xạ hồng ngoại từ các hạt bụi ấm.
"Các cụm sao, chẳng hạn như điểm sáng bên trái hình ảnh tạo ra nhiều ánh sáng hồng ngoại hơn. Chúng chiếu sáng cho các đám mây xung quanh như mặt trời chiếu sáng cho mặt trời nhiều mây vào lúc hoàng hôn", NASA cho hay.
Theo NASA, hầu hết bụi được quan sát thấy trong ảnh phát ra rất ít ánh sáng có thể nhìn thấy được. Chúng chỉ có thể được quan sát trên camera hồng ngoại của Spitzer.
Kính viễn vọng Spitzer của NASA được đưa vào vận hành từ ngày 25/8/2003, cung cấp cho các nhà thiên văn học góc nhìn độc đáo về vũ trụ qua lăng kính hồng ngoại, đồng thời tạo điều kiện cho giới khoa học quan sát được các vùng không gian mà kính viễn vọng quang học không thể tiếp cận.
Theo kế hoạch, Spitzer sẽ kết thúc sứ mệnh của mình vào ngày 30/1/2020, sau gần 16 năm khám phá vũ trụ dưới ánh sáng hồng ngoại.
Bình luận