Tàu thăm dò Hằng Nga 4 của Trung Quốc làm nên lịch sử khi trở thành tàu vũ trụ đầu tiên đáp xuống vùng tối của Mặt trăng hôm 3/1. Mới đây, cơ quan không gian Trung Quốc cung cấp thêm một vài hình ảnh về sứ mệnh lịch sử này.
Các bức ảnh được chuyển tiếp từ vệ tinh Cầu Ô Thước quay xung quanh vùng tối của Mặt Trăng được phóng lên từ tháng 5/2018.
Hình ảnh được chụp bằng camera gắn trên Hằng Nga 4 cho thấy, thiết bị đổ bộ Thỏ Ngọc lăn bánh rời khỏi Hằng Nga 4, để lại vết hằn trên vùng tối của Mặt trăng.
Thỏ ngọc 2 đang nằm trên miệng núi lửa Von Kármán rộng 186km, gần cực nam của Mặt Trăng. Thỏ Ngọc 2 là sự kế thừa của thiết bị đổ bộ Thỏ Ngọc được triển khai ở vùng sáng trên Mặt Trăng, như một phần trong nhiệm vụ của chinh phục thiên thể này của Hằng Nga 3 năm 2013.
Vì là bản sao của những người tiền nhiệm nên các thiết kế giữa Thỏ Ngọc 2, Hằng Nga 4 tương tự như Thỏ Ngọc, Hằng Nga 3 giúp chúng có thể sóng sót trong điều kiện nguy hiểm với trọng lượng thấp trên Mặt Trăng.
Hằng Nga 4 được phóng từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên ngày 7/12 với nhiệm vụ khám phá sự khác biệt của khu vực đối diện với vùng sáng của Trái Đất, chưa được khám phá trên Mặt Trăng.
Nó cũng mang theo một chiếc thùng nhỏ chứa trứng tằm cùng 3kg hạt giống khoai tây và hoa cải xoong để phục vụ thí nghiệm "sinh quyển thu nhỏ trên Mặt Trăng", nhằm xác định sinh vật có thể phát triển trên hành tinh này hay không.
Bình luận