Sáng 17/4, lực lượng tìm kiếm, cứu hộ tiếp tục triển khai tại khu vực hai chiếc tiêm kích bom Su-22 rơi xuống biển, thời điểm 8 giờ 24, tàu CSB 2009 phát hiện vết dầu loang nhỏ cách hòn Đá Bé 3 km.
Video: Hai máy bay quân sự gặp nạn ở Bình Thuận
9h30: Lực lượng tham gia tìm kiếm, ngoài 4 tàu Kiểm như (KN-781, KN-782, KN-767, KN-833), còn có tàu CSB-2009, tàu cá của ngư dân và đặc biệt là tàu pháo - tên lửa 379 của Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân.
8h24: Tàu CSB-2009 phát hiện vết dầu loang nhỏ cách hòn Đá Bé 3 km. Tọa độ phát hiện vết dầu loang là 10 độ 36 phút 2 giây kinh độ bắc; 108 độ 5 phút 04 giây vĩ độ đông.
8h30: Lực lượng tìm kiếm được tăng cường thêm tàu CSB-2009. Trước đó, 3 thùng dầu phụ được kéo từ hiện trường về đã được đưa ngay về bờ để phục vụ công tác điều tra.
Việc tìm kiếm được thực hiện bằng các phương tiện chuyên dụng và mắt thường. Khi phát hiện vật khả nghi, sẽ hạ xuồng tiếp cận vật nghi vấn.
7h30: Hiện các tàu đang khẩn trương tìm kiếm tại khu vực Su-22 rơi. Ngoài các tàu ngư dân và các lực lượng khác, lực lượng chủ công tìm kiếm bao gồm các tàu Kiểm ngư KN-781, KN-782, KN-767 và KN-833.
Thời tiết trên biển cấp 3 cấp 4, gió nhẹ, dễ quan sát ở cự ly xa.
Trước đó, trưa 16/4, một biên đội gồm 2 chiếc Su-22M4 cất cánh từ Thành Sơn, TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) khi đang tập luyện trên biển Bình Thuận đã gặp nạn, rơi xuống biển.
Hai chiếc tiêm kích bom Su-22M4 này thuộc Trung đoàn 937, sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không - Không quân, chuyên bảo vệ Trường Sa.
Được biết, trung tá Lê Văn Nghĩa và đại úy Nguyễn Anh Tú khi đang điều kiển Su-22 tập luyện bổ nhào ngoài biển thì gặp nạn cách khu vực đảo Phú Quý chừng 6 hải lý, gần đảo Hòn Trứng.
Nguồn: Thanh Niên Online
Việc tìm kiếm được thực hiện bằng các phương tiện chuyên dụng và mắt thường. Khi phát hiện vật khả nghi, sẽ hạ xuồng tiếp cận vật nghi vấn. Hình chụp từ KN-781, phía xa là KN-782 đang tìm kiếm |
Các tàu cá ngư dân cũng tham gia tìm kiếm |
Video: Hai máy bay quân sự gặp nạn ở Bình Thuận
9h30: Lực lượng tham gia tìm kiếm, ngoài 4 tàu Kiểm như (KN-781, KN-782, KN-767, KN-833), còn có tàu CSB-2009, tàu cá của ngư dân và đặc biệt là tàu pháo - tên lửa 379 của Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân.
8h24: Tàu CSB-2009 phát hiện vết dầu loang nhỏ cách hòn Đá Bé 3 km. Tọa độ phát hiện vết dầu loang là 10 độ 36 phút 2 giây kinh độ bắc; 108 độ 5 phút 04 giây vĩ độ đông.
8h30: Lực lượng tìm kiếm được tăng cường thêm tàu CSB-2009. Trước đó, 3 thùng dầu phụ được kéo từ hiện trường về đã được đưa ngay về bờ để phục vụ công tác điều tra.
Việc tìm kiếm được thực hiện bằng các phương tiện chuyên dụng và mắt thường. Khi phát hiện vật khả nghi, sẽ hạ xuồng tiếp cận vật nghi vấn.
Tàu cảnh sát biển 2009 đã có mặt tại hiện trường tìm kiếm |
7h30: Hiện các tàu đang khẩn trương tìm kiếm tại khu vực Su-22 rơi. Ngoài các tàu ngư dân và các lực lượng khác, lực lượng chủ công tìm kiếm bao gồm các tàu Kiểm ngư KN-781, KN-782, KN-767 và KN-833.
Thời tiết trên biển cấp 3 cấp 4, gió nhẹ, dễ quan sát ở cự ly xa.
Video: Su 22-M4 bay lượn trên bầu trời Việt Nam
Phao đánh dấu khu vực máy bay rơi do ngư dân thả từ hôm qua |
Tàu pháo - tên lửa 379 của Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân tham gia tìm kiếm |
Trước đó, trưa 16/4, một biên đội gồm 2 chiếc Su-22M4 cất cánh từ Thành Sơn, TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) khi đang tập luyện trên biển Bình Thuận đã gặp nạn, rơi xuống biển.
Hai chiếc tiêm kích bom Su-22M4 này thuộc Trung đoàn 937, sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không - Không quân, chuyên bảo vệ Trường Sa.
Được biết, trung tá Lê Văn Nghĩa và đại úy Nguyễn Anh Tú khi đang điều kiển Su-22 tập luyện bổ nhào ngoài biển thì gặp nạn cách khu vực đảo Phú Quý chừng 6 hải lý, gần đảo Hòn Trứng.
Nguồn: Thanh Niên Online
Bình luận