- Là tân hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam, ông nghĩ thế nào về bức tranh giáo dục đại học Việt Nam mới nhất được Bộ GD-ĐT vừa đưa ra?
Có thể nói ở đâu cũng vậy, bức tranh giáo dục thể hiện bức tranh xã hội. Thực tế hiện nay cho thấy chúng ta cần phải làm nhiều việc hơn nữa để có một môi trường giáo dục tốt đẹp hơn.
Chúng ta vẫn bị coi là lãng phí, thiếu minh bạch trong các đầu tư xã hội dẫn tới lãng phí vốn và chỉ số ICOR cao (ICOR là tỷ lệ vốn đầu tư so với tốc độ tăng trưởng, còn gọi là hệ số đầu tư tăng trưởng).
Trong giáo dục cũng vậy, rất nhiều sự lãng phí và lạc hậu trong vận hành hệ thống giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, những thay đổi mới đây có xu thế tích cực và cần được đẩy mạnh hơn nữa.
- Những thay đổi cần đẩy mạnh hơn cụ thể là gì, thưa ông?
Theo tư duy cũ, Bộ GD-ĐT có trách nhiệm cung ứng mọi thứ liên quan đến giáo dục. Đã đến lúc thay đổi tư duy và hãy để giáo dục vận hành như một thị trường dịch vụ đặc thù.
Thay vì ôm đồm nhiều việc và kết quả thực tế không như mong muốn, Bộ GD-ĐT chỉ cần minh bạch hóa, giữ chức năng điều phối và hạn chế những tiêu cực phát sinh.
Cụ thể hơn, những việc trong chu trình đào tạo gồm tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đánh giá, Bộ GD-ĐT nên giao lại cho các cơ sở và tạo thành những đơn vị độc lập.
Cơ quan quản lý nhà nước chỉ kiểm định và đảm bảo chất lượng. Để lành mạnh trong cạnh tranh, Bộ chỉ cần tập trung vào việc đánh giá và xếp hạng các trường.
Minh bạch hóa các chỉ số như việc làm, tỷ lệ sinh viên đúng ngành nghề, … sẽ giúp các trường biết mình đang ở trạng thái nào.
Các trường sẽ có ý thức trong việc gìn giữ uy tín. Hiện nay, chẳng ai biết các trường giảng dạy có tốt hay không. Rất nhiều sinh viên các trường được coi là lớn và có uy tín nhưng vẫn thất nghiệp rất nhiều.
- Nói như vậy có nghĩa là ông ủng hộ dự thảo của Bộ GD-DT về việc xếp hạng giáo dục Đại học Việt Nam thành 3 tầng, 5 hạng mới được đưa ra? Theo ông, để có thể xếp hạng chính xác, Bộ GD-DT cần phải gì?
Sự đánh giá xếp hạng các trường là cần thiết và theo tôi nên làm theo các tiêu chuẩn thế giới luôn. Nhìn ra thế giới, chúng ta thấy có những hệ thống xếp hạng các trường, chẳng hạn như kiểu 5 sao như của QS Star.
Đại học FPT cũng đã thử theo chuẩn này và đang được đánh giá chung là 3 sao, một số tiêu chí là 4 sao, thậm chí tiêu chí về chất lượng giảng dạy được 5 sao. Chúng ta cũng nên học tập thế giới.
Trong bối cảnh hiện nay, tôi nghĩ hệ thống giáo dục Việt Nam cần một sự đơn giản để vận hành, không nên phân quá nhiều tầng, nhiều hạng, làm phát sinh nhiều nghiệp vụ phức tạp.
- Đối với đại học FPT, nhà trường đổi mới như thế nào trong những năm qua?
Khát vọng đổi thay của Trường ĐH FPT không đơn thuần chỉ trong việc giáo dục mà còn thể hiện sự khát khao thay đổi để có được một tương lai tốt đẹp hơn.
Chính vì thế, Đại học FPT đã có những thay đổi từ cốt lõi trong cách giáo. Cụ thể, trong phương pháp giảng dạy, nhà trường đã lấy sinh viên làm trung tâm, sử dụng các công cụ kích thích tư duy, tạo hưng phấn trong học tập.
Về nội dung, ngoài kiến thức chuyên môn, các em được đào tạo nhiều kỹ năng mềm, nhiều hoạt động nâng cao hiểu biết xã hội, trải nghiệm... nhằm tạo nên những con người phát triển toàn diện.
Đại học FPT luôn hướng đến các chuẩn quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sinh viên của mình.
Bởi vì, đến năm 2015, khi hình thành Khối kinh tế chung ASEAN, các cử nhân Việt Nam phải cạnh tranh với cử nhân của ASEAN ngay tại Việt Nam.
Làm thế nào để có thể thay đổi được chất lượng đào tạo, từ đó thay đổi chất lượng cuộc sống cho thế hệ trẻ? Đó là một mong ước mà chúng ta có nghĩa vụ phải biến thành sự thật.
- Nhà trường đã làm gì để phát huy sự sáng tạo, đổi mới của sinh viên?
Sinh viên Đại học FPT được khuyến khích tổ chức nhiều hoạt động để phát huy sáng tạo. Trong học tập, các em được học theo phương pháp tư duy mới, hoạt động theo tổ nhóm và đòi hỏi phải làm ra những sản phẩm thực sự, như là các chương trình phần mềm, các ứng dụng tin học hay các video, mô hình...
Trong rèn luyện, các em có những cuộc thi, có những phong trào khuyến khích tư duy sáng tạo...
Những hoạt động này được duy trì thường xuyên, được tạo điều kiện để các sản phẩm có thể đưa vào thực tiễn hoặc cạnh tranh ở những cuộc thi có tầm vóc cao hơn... Nhờ đó, các em có hưng phấn, động lực để tư duy, để sáng tạo.
Một trong những sản phẩm của sinh viên ĐH FPT có sự sáng tạo cao được xã hội ghi nhận là website Haivl.com. Những cựu sinh viên này đã trở thành triệu phú đô la ở độ tuổi 25.
- Để liên tục sáng tạo, đổi mởi hẳn không phải là việc làm dễ dàng?
Trên thế giới, chú chim Angry Bird đã từng cứu hãng Rovio từ bờ vực phá sản năm 2009 thành công ty 156 triệu đô (năm 2013).
Ở Việt Nam, chú chim Flappy Bird cũng đã làm rạng danh Nguyễn Hà Đông từ một lập trình viên không tên tuổi thành một nhân vật của thế giới với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi ngày.
Điều đó cho thấy, sáng tạo có ý nghĩa lớn như thế nào đối với doanh nghiệp.
Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc, các lãnh đạo Việt Nam cần quan tâm đến công tác quản trị sáng tạo trong tổ chức của mình. Nếu các bạn có theo dõi hoạt động này của thế giới, các bạn sẽ thấy, có những hiệp hội nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Chẳng hạn như Hiệp hội quốc tế về Quản trị Sáng tạo, trong đó nổi lên là GS.TS. Wim Vanhaverbeke, một diễn giả có những nghiên cứu có giá trị. Sắp tới, vị giáo sư này sẽ sang Việt Nam làm diễn giả cho Hội thảo “Mô hình quản trị sáng tạo thành công trên thế giới và bài học cho lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam”.
Tôi thấy đây là cơ hội cho không chỉ các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam mà còn cho cả lãnh đạo các trường Đại học để tìm hiểu về những mô hình quản trị thành công trên thế giới, từ đó xây dựng một mô hình phù hợp cho tổ chức của mình, định hướng cho công tác giảng dạy sinh viên.
Xin cảm ơn ông!
Lan Anh
TS Đàm Quang Minh - Hiệu trưởng ĐH FPT |
Chúng ta vẫn bị coi là lãng phí, thiếu minh bạch trong các đầu tư xã hội dẫn tới lãng phí vốn và chỉ số ICOR cao (ICOR là tỷ lệ vốn đầu tư so với tốc độ tăng trưởng, còn gọi là hệ số đầu tư tăng trưởng).
Trong giáo dục cũng vậy, rất nhiều sự lãng phí và lạc hậu trong vận hành hệ thống giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, những thay đổi mới đây có xu thế tích cực và cần được đẩy mạnh hơn nữa.
- Những thay đổi cần đẩy mạnh hơn cụ thể là gì, thưa ông?
Theo tư duy cũ, Bộ GD-ĐT có trách nhiệm cung ứng mọi thứ liên quan đến giáo dục. Đã đến lúc thay đổi tư duy và hãy để giáo dục vận hành như một thị trường dịch vụ đặc thù.
Thay vì ôm đồm nhiều việc và kết quả thực tế không như mong muốn, Bộ GD-ĐT chỉ cần minh bạch hóa, giữ chức năng điều phối và hạn chế những tiêu cực phát sinh.
Cụ thể hơn, những việc trong chu trình đào tạo gồm tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đánh giá, Bộ GD-ĐT nên giao lại cho các cơ sở và tạo thành những đơn vị độc lập.
Cơ quan quản lý nhà nước chỉ kiểm định và đảm bảo chất lượng. Để lành mạnh trong cạnh tranh, Bộ chỉ cần tập trung vào việc đánh giá và xếp hạng các trường.
Minh bạch hóa các chỉ số như việc làm, tỷ lệ sinh viên đúng ngành nghề, … sẽ giúp các trường biết mình đang ở trạng thái nào.
Các trường sẽ có ý thức trong việc gìn giữ uy tín. Hiện nay, chẳng ai biết các trường giảng dạy có tốt hay không. Rất nhiều sinh viên các trường được coi là lớn và có uy tín nhưng vẫn thất nghiệp rất nhiều.
- Nói như vậy có nghĩa là ông ủng hộ dự thảo của Bộ GD-DT về việc xếp hạng giáo dục Đại học Việt Nam thành 3 tầng, 5 hạng mới được đưa ra? Theo ông, để có thể xếp hạng chính xác, Bộ GD-DT cần phải gì?
Sự đánh giá xếp hạng các trường là cần thiết và theo tôi nên làm theo các tiêu chuẩn thế giới luôn. Nhìn ra thế giới, chúng ta thấy có những hệ thống xếp hạng các trường, chẳng hạn như kiểu 5 sao như của QS Star.
Đại học FPT cũng đã thử theo chuẩn này và đang được đánh giá chung là 3 sao, một số tiêu chí là 4 sao, thậm chí tiêu chí về chất lượng giảng dạy được 5 sao. Chúng ta cũng nên học tập thế giới.
Trong bối cảnh hiện nay, tôi nghĩ hệ thống giáo dục Việt Nam cần một sự đơn giản để vận hành, không nên phân quá nhiều tầng, nhiều hạng, làm phát sinh nhiều nghiệp vụ phức tạp.
Các trường đại học cần công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm để không "ngộ nhận" về chính mình |
Khát vọng đổi thay của Trường ĐH FPT không đơn thuần chỉ trong việc giáo dục mà còn thể hiện sự khát khao thay đổi để có được một tương lai tốt đẹp hơn.
|
Về nội dung, ngoài kiến thức chuyên môn, các em được đào tạo nhiều kỹ năng mềm, nhiều hoạt động nâng cao hiểu biết xã hội, trải nghiệm... nhằm tạo nên những con người phát triển toàn diện.
Đại học FPT luôn hướng đến các chuẩn quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sinh viên của mình.
Bởi vì, đến năm 2015, khi hình thành Khối kinh tế chung ASEAN, các cử nhân Việt Nam phải cạnh tranh với cử nhân của ASEAN ngay tại Việt Nam.
Làm thế nào để có thể thay đổi được chất lượng đào tạo, từ đó thay đổi chất lượng cuộc sống cho thế hệ trẻ? Đó là một mong ước mà chúng ta có nghĩa vụ phải biến thành sự thật.
- Nhà trường đã làm gì để phát huy sự sáng tạo, đổi mới của sinh viên?
Sinh viên Đại học FPT được khuyến khích tổ chức nhiều hoạt động để phát huy sáng tạo. Trong học tập, các em được học theo phương pháp tư duy mới, hoạt động theo tổ nhóm và đòi hỏi phải làm ra những sản phẩm thực sự, như là các chương trình phần mềm, các ứng dụng tin học hay các video, mô hình...
Trong rèn luyện, các em có những cuộc thi, có những phong trào khuyến khích tư duy sáng tạo...
Những hoạt động này được duy trì thường xuyên, được tạo điều kiện để các sản phẩm có thể đưa vào thực tiễn hoặc cạnh tranh ở những cuộc thi có tầm vóc cao hơn... Nhờ đó, các em có hưng phấn, động lực để tư duy, để sáng tạo.
Một trong những sản phẩm của sinh viên ĐH FPT có sự sáng tạo cao được xã hội ghi nhận là website Haivl.com. Những cựu sinh viên này đã trở thành triệu phú đô la ở độ tuổi 25.
- Để liên tục sáng tạo, đổi mởi hẳn không phải là việc làm dễ dàng?
Trên thế giới, chú chim Angry Bird đã từng cứu hãng Rovio từ bờ vực phá sản năm 2009 thành công ty 156 triệu đô (năm 2013).
Ở Việt Nam, chú chim Flappy Bird cũng đã làm rạng danh Nguyễn Hà Đông từ một lập trình viên không tên tuổi thành một nhân vật của thế giới với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi ngày.
Điều đó cho thấy, sáng tạo có ý nghĩa lớn như thế nào đối với doanh nghiệp.
Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc, các lãnh đạo Việt Nam cần quan tâm đến công tác quản trị sáng tạo trong tổ chức của mình. Nếu các bạn có theo dõi hoạt động này của thế giới, các bạn sẽ thấy, có những hiệp hội nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Chẳng hạn như Hiệp hội quốc tế về Quản trị Sáng tạo, trong đó nổi lên là GS.TS. Wim Vanhaverbeke, một diễn giả có những nghiên cứu có giá trị. Sắp tới, vị giáo sư này sẽ sang Việt Nam làm diễn giả cho Hội thảo “Mô hình quản trị sáng tạo thành công trên thế giới và bài học cho lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam”.
Tôi thấy đây là cơ hội cho không chỉ các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam mà còn cho cả lãnh đạo các trường Đại học để tìm hiểu về những mô hình quản trị thành công trên thế giới, từ đó xây dựng một mô hình phù hợp cho tổ chức của mình, định hướng cho công tác giảng dạy sinh viên.
Xin cảm ơn ông!
Lan Anh
Bình luận