(VTC News)- Ông Nguyễn Bá Nam, hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Thái Bình) bị tố cáo không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng vẫn được hưởng phụ cấp đứng lớp.
Tin liên quanTheo phản ánh của bạn đọc, ông Nguyễn Bá Nam, hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn đã không trực tiếp đứng lớp giảng dạy nhưng vẫn được hưởng phụ cấp đứng lớp là trái với các quy định hiện hành.
Theo số liệu gần đây nhất, tháng 5/2011, ông Nam được hưởng phụ cấp đứng lớp là 1,486 triệu đồng. Để rộng đường dư luận, PV VTC News đã có buổi làm việc trực tiếp với ông Nguyễn Bá Nam – Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Thái Bình) xung quanh những phản ánh bức xúc của bạn đọc.
Nói về việc này, ông Nam cho rằng mình là hiệu trưởng kiêm Bí thư chi bộ nên theo quy định được giảm 4 tiết/tuần. Trong khi đó đối với bộ môn Văn ở chương trình phân ban thì chỉ có 3 tiết/tuần (ông Nam là giáo viên môn Văn - PV) nên việc ông không dạy tiết nào nhưng vẫn nhận phụ cấp là không trái quy định.
Ngoài ra đối với chương trình phân ban, còn có tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp 4 tiết/tháng. Ông Nam cho rằng, do là hiệu trưởng nên mình phải làm công tác giáo dục ngoài giờ tức là giảng dạy.
Nội dung giáo dục ngoài giờ bao gồm giáo dục chính trị, pháp luật cho học sinh vào giờ chào cờ thứ 2 đầu tuần và các hoạt động theo chủ đề. “Không phải cứ đứng trên bục giảng mới là giảng dạy” - Vị hiệu trưởng phân trần.
Đối chiếu với quyết định số 244/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/10/2005 “Về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập” thì thấy những lời thanh minh của vị hiệu trưởng này là không có cơ sở.
Theo quyết định này thì phụ cấp đứng lớp chỉ áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy dựa trên Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức …
Theo đó, điều 2 của quyết định này nêu rõ: “Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;”
Tiếp tục căn cứ vào thông tư 49/TT-GD quy định chế độ công tác của giáo viên trường phổ thông trong đó có nêu rõ: “Để tăng cường công tác quản lý chuyên môn trong nhà trường, ngoài phần việc được phân công về công tác quản lý, tất cả Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đều phải tham gia giảng dạy trên lớp theo qui định dưới đây: Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần; Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần hoặc 2 buổi/tuần. Bí thư Đảng bộ nhà trường, thư ký công đoàn nhà trường (nếu không phải là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng kiêm nhiệm) được tính 3 tiết/tuần, nếu trường có từ 28 lớp, và 4 tiết/tuần, nếu trường có từ 28 lớp trở lên”.
Sau này, tại điều 7 thông tư số 28 /2009/TT-BGDĐT (ban hành ngày 21/10/2009) cũng nhấn mạnh: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Theo đó, Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần; Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần.
Như vậy, việc Hiệu trưởng Nguyễn Bá Nam không đứng lớp giảng dạy mà vẫn nhận tiền trợ cấp giảng dạy là toàn toàn không đúng so với quy định.
Theo tìm hiểu của PV, ngày 24/9/2010 Bộ GD-ĐT đã có công văn số 6120/BGDĐT-NGCBQLGD gửi giám đốc các Sở GD-ĐT địa phương của các tỉnh thành phúc đáp việc hỏi về Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT.
Trong công văn này Bộ GD-ĐT đã khẳng định: “Các Điều 8, Điều 9 của thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT không áp dụng đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I”
Khi phóng viên đặt câu hỏi liệu thanh tra Sở GD-ĐT Thái Bình làm việc với nhà trường vào thời điểm trước Tết Nguyên Đán có phát hiện ra những sai phạm này thì ông Nam khẳng định thanh tra Sở GD-ĐT Thái Bình kết luận không có sai phạm trong việc này.
Tuy nhiên, khi liên lạc với Sở GD- ĐT Thái Bình thì được biết nhiều cán bộ của Sở đang đi công tác. Trong khi đó, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Thái Bình dù đã hẹn lịch làm việc với phóng viên chiều 4/4 xung quanh vụ việc này nhưng sau đó lại báo bận đến cuối tuần.
VTC News sẽ tiếp tục gửi đến bạn đọc các thông tin về vụ việc.
Phạm Thịnh
Tin liên quanTheo phản ánh của bạn đọc, ông Nguyễn Bá Nam, hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn đã không trực tiếp đứng lớp giảng dạy nhưng vẫn được hưởng phụ cấp đứng lớp là trái với các quy định hiện hành.
Theo số liệu gần đây nhất, tháng 5/2011, ông Nam được hưởng phụ cấp đứng lớp là 1,486 triệu đồng. Để rộng đường dư luận, PV VTC News đã có buổi làm việc trực tiếp với ông Nguyễn Bá Nam – Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Thái Bình) xung quanh những phản ánh bức xúc của bạn đọc.
THPT Lê Quý Đôn (TP.Thái Bình) (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Nói về việc này, ông Nam cho rằng mình là hiệu trưởng kiêm Bí thư chi bộ nên theo quy định được giảm 4 tiết/tuần. Trong khi đó đối với bộ môn Văn ở chương trình phân ban thì chỉ có 3 tiết/tuần (ông Nam là giáo viên môn Văn - PV) nên việc ông không dạy tiết nào nhưng vẫn nhận phụ cấp là không trái quy định.
Ngoài ra đối với chương trình phân ban, còn có tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp 4 tiết/tháng. Ông Nam cho rằng, do là hiệu trưởng nên mình phải làm công tác giáo dục ngoài giờ tức là giảng dạy.
Nội dung giáo dục ngoài giờ bao gồm giáo dục chính trị, pháp luật cho học sinh vào giờ chào cờ thứ 2 đầu tuần và các hoạt động theo chủ đề. “Không phải cứ đứng trên bục giảng mới là giảng dạy” - Vị hiệu trưởng phân trần.
Đối chiếu với quyết định số 244/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/10/2005 “Về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập” thì thấy những lời thanh minh của vị hiệu trưởng này là không có cơ sở.
Theo quyết định này thì phụ cấp đứng lớp chỉ áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy dựa trên Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức …
Theo đó, điều 2 của quyết định này nêu rõ: “Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;”
Tiếp tục căn cứ vào thông tư 49/TT-GD quy định chế độ công tác của giáo viên trường phổ thông trong đó có nêu rõ: “Để tăng cường công tác quản lý chuyên môn trong nhà trường, ngoài phần việc được phân công về công tác quản lý, tất cả Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đều phải tham gia giảng dạy trên lớp theo qui định dưới đây: Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần; Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần hoặc 2 buổi/tuần. Bí thư Đảng bộ nhà trường, thư ký công đoàn nhà trường (nếu không phải là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng kiêm nhiệm) được tính 3 tiết/tuần, nếu trường có từ 28 lớp, và 4 tiết/tuần, nếu trường có từ 28 lớp trở lên”.
Sau này, tại điều 7 thông tư số 28 /2009/TT-BGDĐT (ban hành ngày 21/10/2009) cũng nhấn mạnh: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Theo đó, Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần; Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần.
Ông Nguyễn Bá Nam, hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn trao đổi với PV VTC News(Ảnh: Phạm Thịnh) |
Theo tìm hiểu của PV, ngày 24/9/2010 Bộ GD-ĐT đã có công văn số 6120/BGDĐT-NGCBQLGD gửi giám đốc các Sở GD-ĐT địa phương của các tỉnh thành phúc đáp việc hỏi về Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT.
Trong công văn này Bộ GD-ĐT đã khẳng định: “Các Điều 8, Điều 9 của thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT không áp dụng đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I”
Khi phóng viên đặt câu hỏi liệu thanh tra Sở GD-ĐT Thái Bình làm việc với nhà trường vào thời điểm trước Tết Nguyên Đán có phát hiện ra những sai phạm này thì ông Nam khẳng định thanh tra Sở GD-ĐT Thái Bình kết luận không có sai phạm trong việc này.
Tuy nhiên, khi liên lạc với Sở GD- ĐT Thái Bình thì được biết nhiều cán bộ của Sở đang đi công tác. Trong khi đó, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Thái Bình dù đã hẹn lịch làm việc với phóng viên chiều 4/4 xung quanh vụ việc này nhưng sau đó lại báo bận đến cuối tuần.
VTC News sẽ tiếp tục gửi đến bạn đọc các thông tin về vụ việc.
Phạm Thịnh
Bình luận