• Zalo

Hiểm họa khôn lường từ thói quen dùng điện thoại ban đêm

Sức khỏeChủ Nhật, 15/05/2016 12:28:00 +07:00Google News

Lướt facebook, tán gẫu, đọc báo... trên smartphone dường như trở thành thói quen của nhiều người trước giấc ngủ đêm.

(VTC News) - Lướt facebook, tán gẫu, đọc báo... trên smartphone dường như trở thành thói quen của nhiều người trước giấc ngủ đêm.

Sau một ngày làm việc vất vả, nhiều người có thói quen thư giãn bằng cách tắt đèn, bật điện thoại và lướt mạng trước khi ngủ.

Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia y tế nhận thấy ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại di động có thể là nguyên nhân gây chết tế bào võng mạc của con người và ảnh hưởng tới thị lực.

Khi chúng ta dùng điện thoại di động trong phòng tối hoặc thiếu ánh sáng (trong thời gian dài), tia điện sẽ chiếu thẳng vào mắt. Nó sẽ gây khô kết mạc trong thời gian dài, và rút cuộc có thể dẫn đến ung thư mắt và mù lòa.
Sử dụng điện thoại ban đêm gây khô kết mạc trong thời gian dài
Sử dụng điện thoại ban đêm gây khô kết mạc trong thời gian dài  

Ánh sáng xanh của điện thoại khiến não ngừng sản xuất melatonin, 1 hormone giúp cơ thể bạn cảm thấy buồn ngủ.

Do đó, nó có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ, khiến bạn thấy khó ngủ hơn và có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy nhược và béo phì.

Dưới đây là những tác hại khi sử dụng điện thoại ban đêm.

Hại mắt

Các bác sĩ nhãn khoa cho rằng, sự căng thẳng cao ở võng mạc của người trẻ tuổi có thể dẫn đến các chứng rối loạn về mắt, như thoái hóa điểm vàng. Trong trường hợp nghiêm trọng, mắt bạn có khả năng bị mù. Việc tiếp xúc với điện thoại ban đêm cũng khiến bạn bị nhiễm độc võng mạc.

Nguy cơ cao mắc bệnh ung thư

Điều này có thể khiến bạn dễ rơi vào vòng vây của bệnh tật. Theo Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, thiếu melatonin có thể dẫn đến các nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng và tuyến tiền liệt cao hơn.

Tăng nguy cơ trầm cảm

Tiếp xúc với ánh sáng màu xanh ảnh hưởng đến tâm trạng của con người. Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ chia sẻ theo báo cáo của GigaOm rằng nồng độ melatonin thấp ở chuột thí nghiệm làm tăng cao nguy cơ trầm cảm.

Năm 2012, Đại học Y Harvard đã tiến hành một nghiên cứu với 10 người tham gia. Họ có lịch trình làm việc ban đêm để biến đổi nhịp sinh học. Trong suốt thời gian đó, mức đường huyết trong máu của họ tăng lên, khiến họ rơi vào trạng thái tiền đái tháo đường và mức độ leptin cũng giảm. Leptin là chất khiến bạn cảm thấy no sau khi ăn.

Nếu không thể từ bỏ thói quen đã “ngấm vào máu” này thì các bạn có thể lập cho mình những quy tắc sau để phần nào hạn chế sự ảnh hưởng của điện thoại tới sức khỏe.

Không dùng điện thoại quá 1,5 giờ trước khi ngủ

Dùng điện thoại quá lâu sẽ khiến trí nhớ giảm
Dùng điện thoại quá lâu sẽ khiến trí nhớ giảm  
Dùng điện thoại quá lâu sẽ khiến trí nhớ của bạn giảm đi. Ngoài ra, hãy chỉnh cho màn hình trình duyệt lớn hơn một chút.

Không nằm nghiêng hay nằm sấp khi xem điện thoại

Nằm nghiêng sang trái hay sang phải đều sẽ nhanh chóng khiến thị lực của hai mắt bị chênh lệch do áp lực từ ánh sáng màn hình gây ra. Nằm sấp lâu ngày sẽ gây khó khăn cho tuần hoàn máu ở não và tay. Nằm ngửa là cách hợp lý nhất, bạn có thể đặt chiếc gối hay chăn trên ngực, phía dưới cánh tay để tạo nơi nâng đỡ.

Điều chỉnh độ sáng của màn hình

Không nên để điện thoại tối quá hoặc sáng quá sẽ ảnh hưởng tới mắt
Không nên để điện thoại tối quá hoặc sáng quá sẽ ảnh hưởng tới mắt 

Điều chỉnh độ sáng của màn hình điện thoại đến mức thấp vừa phải có thể nhìn rõ chứ không nên để tối quá hoặc sáng quá, sẽ ảnh hưởng tới mắt.

Không để màn hình đối diện thẳng vào mắt

Không để màn hình đối diện thẳng vào mắt, bởi ánh sáng màn hình luôn chiếu thẳng chứ nó không tự “uốn cong” sang chỗ khác được.

Do đó, chúng ta nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt trước khi đi ngủ và dùng trong điều kiện ánh sáng kém. Trẻ em không nên tiếp xúc với màn hình quá sớm và quá 30 phút/ngày.

Thúy Nga(Tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn