(VTC News) - Trong khi cả thế giới đang đếm ngược từng ngày đến khoảnh khắc khai mạc Euro 2012 thì chính tại Ba Lan&Ukraine, giải đấu này lại đang bị kỳ thị và khinh miệt.
Làn sóng phẫn nộ và bất mãn diễn ra ngày một nhiều tại Ukraine thực sự khiến giải bóng đá lớn nhất Châu Âu lu mờ ngay trên chính "sân nhà" của mình.
Đối với người dân địa phương, niềm phấn khích 6 năm về trước giờ nhường chỗ cho nỗi ác cảm thậm chí là thái độ thù hằn. Họ bắt đầu đặt câu hỏi về tính hiệu quả của việc đầu tư hàng tỉ USD xây mới những cơ sở hạ tầng phục vụ giải đấu vốn chỉ diễn ra trong vòng 1 tháng này. Đó là chưa kể đến vấn nạn mại dâm và cuộc đấu đá chính trị xung quanh số phận cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko.
Theo thống kê sơ bộ của cảnh sát sẽ có khoảng 12.000 gái bán hoa hoạt động tại Ukraine trong thời gian diễn ra Euro. Nên nhớ, 30% số gái làm tiền ở đây nhiễm HIV và tỉ lệ này dự đoán sẽ còn tăng rất nhanh trong thời gian diễn ra vòng chung kết. Euro 2012- buồn thay, có nguy cơ trở thành gánh nặng xã hội cho đất nước vẫn hàng ngày quay cuồng trong cơn bão khủng hoảng tài chính của châu Âu.
Đó chính là lí do khiến FEMEN nhận được sự ủng hộ mãnh mẽ đến thế dù cách những cô gái biểu tình với khuôn ngực để trần hay tụt váy áo trong 2 lần cướp cúp bạc gần đây chẳng được đẹp mắt cho lắm. Anna Hutsol, người đứng đầu tổ chức này khẳng định, cô và 300 thành viên FEMEN sẽ tìm cách bày tỏ quan điểm của mình trong suốt giải đấu ở cả Ukraine và Ba Lan.
Chẳng những vậy, Euro còn phải đối mặt với sự phản đối của các nhà hoạt động bình đẳng giới. Nhà hoạt động bình đẳng giới nổi tiếng nhất Ba Lan là Kazimiera Szczuka cho biết Euro là sự kiện dành cho đàn ông và phụ nữ sẽ không thể tham gia cùng. Điều này liên quan mật thiết với những cuộc biểu tình của FEMEN. Quan điểm của họ là Euro chỉ thu hút khách du lịch là nam giới đến xem bóng đá. Điều này đương nhiên đồng nghĩa với nạn mại dâm sẽ hoạt động rầm rộ hơn nhằm phục vụ những quý ông đam mê bóng đá.
Theo Trung tâm nghiên cứu cộng đồng Ba Lan, cuộc điều tra gần đây cho thấy chỉ có 48% dân số được hỏi hài lòng với giải bóng đá sắp diễn ra trên đất nước mình trong tháng 6 tới đây.
Tiến sĩ Renata Wloch, giáo sư về xã hội học ở Đại học Warsaw chua chát thừa nhận: "Ngay từ đầu, những người hâm mộ bóng đá ở Ba Lan đã tuyên bố Euro không phải sở thích của họ và không quan tâm đến giải đấu này".
Người dân Ba Lan cũng rất bất bình với việc đứng ra đồng đăng cai Euro của Chính phủ. Được biết, thu nhập bình quân của dân Ba Lan chỉ khoảng 960 Bảng Anh mỗi tháng, thế nên chuyện chính phủ đầu tư hàng tấn tiền vào các sân vận động đầy nghệ thuật thực sự quá lãng phí. Họ lo lắng doanh thu mà các sân vận động đem về sẽ không đủ bù đắp nổi khoản tiền mà Ba Lan đã rót vào công tác xây dựng cũng như chi phí duy trì hoạt động sau này. Đây là chuyện chưa từng có ở một đất nước mà hệ thống cấp nước từng được xem là xa xỉ chứ đừng nói đến tiêu chuẩn phải có.
Chẳng những vậy, Ba Lan bị cho là thiếu kinh nghiệm thích ứng với những sự kiện lớn. Người dân nơi đây quá thận trọng với việc hàng ngàn du khách sẽ xuất hiện ở nơi họ sinh sống. Thậm chí, ngay cả với những người hâm mộ bóng đá, Euro 2012 vẫn chỉ là một sự kiện... bình thường. Trong trận bóng cuối mùa giải quốc gia vừa rồi, các cổ động viên còn tổ chức hẳn một cuộc biểu tình phản đối ngày hội bóng đá lớn nhất châu Âu. Thế nên, chẳng hi vọng những dịch vụ ăn theo có nhiều đất sống và mang đến cuộc sống khởi sắc hơn cho người dân nước này.
9 ngày trước Euro 2012, thế giới túc cầu nhìn về Ba Lan & Ukraine bằng ánh mắt hoài nghi và u ám.
Làn sóng phẫn nộ và bất mãn diễn ra ngày một nhiều tại Ukraine thực sự khiến giải bóng đá lớn nhất Châu Âu lu mờ ngay trên chính "sân nhà" của mình.
Đối với người dân địa phương, niềm phấn khích 6 năm về trước giờ nhường chỗ cho nỗi ác cảm thậm chí là thái độ thù hằn. Họ bắt đầu đặt câu hỏi về tính hiệu quả của việc đầu tư hàng tỉ USD xây mới những cơ sở hạ tầng phục vụ giải đấu vốn chỉ diễn ra trong vòng 1 tháng này. Đó là chưa kể đến vấn nạn mại dâm và cuộc đấu đá chính trị xung quanh số phận cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko.
Sân vận động mới: Đẹp nhưng quá tốn kém |
Theo thống kê sơ bộ của cảnh sát sẽ có khoảng 12.000 gái bán hoa hoạt động tại Ukraine trong thời gian diễn ra Euro. Nên nhớ, 30% số gái làm tiền ở đây nhiễm HIV và tỉ lệ này dự đoán sẽ còn tăng rất nhanh trong thời gian diễn ra vòng chung kết. Euro 2012- buồn thay, có nguy cơ trở thành gánh nặng xã hội cho đất nước vẫn hàng ngày quay cuồng trong cơn bão khủng hoảng tài chính của châu Âu.
Đó chính là lí do khiến FEMEN nhận được sự ủng hộ mãnh mẽ đến thế dù cách những cô gái biểu tình với khuôn ngực để trần hay tụt váy áo trong 2 lần cướp cúp bạc gần đây chẳng được đẹp mắt cho lắm. Anna Hutsol, người đứng đầu tổ chức này khẳng định, cô và 300 thành viên FEMEN sẽ tìm cách bày tỏ quan điểm của mình trong suốt giải đấu ở cả Ukraine và Ba Lan.
Chẳng những vậy, Euro còn phải đối mặt với sự phản đối của các nhà hoạt động bình đẳng giới. Nhà hoạt động bình đẳng giới nổi tiếng nhất Ba Lan là Kazimiera Szczuka cho biết Euro là sự kiện dành cho đàn ông và phụ nữ sẽ không thể tham gia cùng. Điều này liên quan mật thiết với những cuộc biểu tình của FEMEN. Quan điểm của họ là Euro chỉ thu hút khách du lịch là nam giới đến xem bóng đá. Điều này đương nhiên đồng nghĩa với nạn mại dâm sẽ hoạt động rầm rộ hơn nhằm phục vụ những quý ông đam mê bóng đá.
FEMEN chống Euro |
Theo Trung tâm nghiên cứu cộng đồng Ba Lan, cuộc điều tra gần đây cho thấy chỉ có 48% dân số được hỏi hài lòng với giải bóng đá sắp diễn ra trên đất nước mình trong tháng 6 tới đây.
Tiến sĩ Renata Wloch, giáo sư về xã hội học ở Đại học Warsaw chua chát thừa nhận: "Ngay từ đầu, những người hâm mộ bóng đá ở Ba Lan đã tuyên bố Euro không phải sở thích của họ và không quan tâm đến giải đấu này".
Người dân Ba Lan cũng rất bất bình với việc đứng ra đồng đăng cai Euro của Chính phủ. Được biết, thu nhập bình quân của dân Ba Lan chỉ khoảng 960 Bảng Anh mỗi tháng, thế nên chuyện chính phủ đầu tư hàng tấn tiền vào các sân vận động đầy nghệ thuật thực sự quá lãng phí. Họ lo lắng doanh thu mà các sân vận động đem về sẽ không đủ bù đắp nổi khoản tiền mà Ba Lan đã rót vào công tác xây dựng cũng như chi phí duy trì hoạt động sau này. Đây là chuyện chưa từng có ở một đất nước mà hệ thống cấp nước từng được xem là xa xỉ chứ đừng nói đến tiêu chuẩn phải có.
Nạn mại dâm sẽ là nỗi ám ảnh của Euro 2012 |
Chẳng những vậy, Ba Lan bị cho là thiếu kinh nghiệm thích ứng với những sự kiện lớn. Người dân nơi đây quá thận trọng với việc hàng ngàn du khách sẽ xuất hiện ở nơi họ sinh sống. Thậm chí, ngay cả với những người hâm mộ bóng đá, Euro 2012 vẫn chỉ là một sự kiện... bình thường. Trong trận bóng cuối mùa giải quốc gia vừa rồi, các cổ động viên còn tổ chức hẳn một cuộc biểu tình phản đối ngày hội bóng đá lớn nhất châu Âu. Thế nên, chẳng hi vọng những dịch vụ ăn theo có nhiều đất sống và mang đến cuộc sống khởi sắc hơn cho người dân nước này.
9 ngày trước Euro 2012, thế giới túc cầu nhìn về Ba Lan & Ukraine bằng ánh mắt hoài nghi và u ám.
Bách Hợp
Bình luận