(VTC News)- Chuyên gia giáo dục từ Mỹ cho rằng trong hệ thống mới, hệ trung cấp chuyên nghiệp hiện nay nên chuyển sang hệ thống trường nghề do bộ LĐ-TB-XH quản lý.
Sau bài viết của TS kinh tế Lương Hoài Nam góp ý việc Việt Nam nên chọn lựa mô hình giáo dục Anh để học tập, tòa soạn tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề xuất giáo dục phổ thông chỉ nên kéo dài 11 năm.
TS Lê Trường Tùng đề xuất sẽ gộp trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông thành trường Trung học, gộp trường Trung cấp vào trường Cao đẳng để hệ thống giáo dục mới linh hoạt hơn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết sẽ lắng nghe mọi đề xuất cải cách hệ thống giáo dục một cách cầu thị.
Xung quanh chuyên đề thiết kế hệ thống giáo dục Việt Nam, chuyên gia Trần Đức Cảnh đã có những chia sẻ tâm huyết với VTC News.
- Những điểm bất hợp lý trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay là gì, thưa ông?
Một số vấn đề đổi mới cơ bản của hệ thống giáo dục cũng đã nêu trong Đề cương “Đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục”, nhưng “mệnh lệnh đổi mới giáo dục” cần thể hiện và phấn chấn hơn.
Ví như câụ nói của cụ Phan Châu Trinh ở đầu thế kỷ trước “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh”, thể hiện cả một hệ thống tư duy giáo dục, ngay cả khi đất nước còn đang là thuộc địa Pháp.
- Theo quan điểm của ông, Việt Nam cần đổi mới giáo dục từ mô hình cũ hay xây dựng lại và thực hiện theo một mô hình hoàn toàn mới?
Tôi xin đơn cử hai ví dụ để so sánh: Nếu tôi nhận 5.000 tỷ đồng và được quyền chọn một trong hai phương án trong bối cảnh giáo dục đại học nước nhà hiện nay.
1). Đầu tư nâng cấp 3 đại học lớn đã hoạt động nhiều năm.
2). Xây dựng một trường đại học theo mô hình hoàn toàn mới bao gồm phần cứng, mềm (tư duy, nhân sự, giáo trình ..) và có tính tự chủ cao.
Tôi sẽ chọn phương án xây dựng mới hoàn toàn, tuy tốn kém hơn nhiều, nhưng sẽ thay đổi nhanh và khả năng thành công cao hơn, và điều này chắc chắn sẽ tác động cho sự thay đổi hệ thống giáo dục đại học lâu dài.
Theo tôi hiện nay sức ì của hệ thống đại học quá lớn, đòi hỏi quá nhiều công sức và thời gian mới mong thay đổi được.
- TS Lương Hoài Nam cho rằng nên áp dục mô hình giáo dục của Anh để làm cốt lõi phát triển giáo dục Việt Nam trong tương lai vì nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã áp dụng thành công. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Chúng ta cũng có thể nói mô hình của Mỹ tốt và phù hợp hơn cho sự phát triển giáo dục tương lai. Chọn mô hình nào phù hợp nhất cho sự phát triển giáo dục nước nhà, có lẽ còn nhiều tranh luận, mỗi nền giáo dục tiến tiến đều có cái mạnh yếu, cần nghiên cứu, xem xét và mổ xẽ một cách thấu đáo hơn.
Trong giai đoạn hiện nay, việc chọn mô hình giáo dục phù hợp, không phải là chuyện quá khó khăn đối với chúng ta.
Điều bất cập trong thời gian qua là tính bảo thủ, luôn xem Việt nam là một ngoại lệ trong những giá trị phổ quát của thế giới. Hình như chúng ta đang quay lại cái giá trị này và tính logic của nó.
- “Mô hình giáo dục” tiên tiến Việt Nam cần học tập phải đảm bảo điều gì, thưa ông?
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, mọi việc sẽ thay đổi và còn tiếp tục thay đổi rất nhanh, có những điều chúng ta chưa hình dung hết, do đó mô hình giáo dục phải đủ lớn, uyển chuyển để tiếp nhận những điều hay và cái mới.
Có khả năng thay đổi và cập nhật theo nhu cầu phát triển. Điều đó, người học cần phải được trang bị khả năng tư duy, phân tích, tính sáng tạo, tính thích nghi, kỹ năng chuyên môn, tinh thần làm việc tập thể và kỹ năng sống..
- Có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên phát triển một hệ thống giáo dục chia rõ theo 2 hướng là nghiên cứu và thực hành với khả năng liên thông linh hoạt giữa các loại hình. Ông có đồng tình với với điều này?
Giáo dục trong thế giới mở hiện nay, chúng ta nên thiết kế một hệ thống thật và linh động, nhưng đồng thời phải bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo cho từng bậc học.
Việc liên thông trong hệ thống giáo dục đại học là điều tất yếu, còn việc nhận hay không còn tùy thuộc vào yếu tố học tập của sinh viên và điều kiện của từng trường.
Giữa các trường hay một hệ thống trường đã có thỏa thuận với nhau, cho phép sinh viên liên thông nếu đạt được yêu cầu đặt ra.
Sự phân cấp trong hệ thống giáo dục đại học thường thấy ở các nước tiên tiến. Nhóm I (tier I) gồm các đại học lớn có tiếng tăm, tập trung giảng dạy và nghiên cứu, đào tạo từ bậc Cử nhân lên đến tiến sĩ; nhóm II tập trung giảng dạy, đào tạo Cử nhân lên Thạc sĩ; và nhóm III là các trường đào tạo Cử nhân; và nhóm IV là hệ thống trường cao đẳng.
Một số trường trong Nhóm II và III thiên về phần ứng dụng thực hành. Nói chung, vì tính đa dạng và yêu cầu của từng ngành nghề, công việc cụ thể, đòi hỏi các đại học phải linh động trong việc đào tạo, nhằm đáp ứng như cầu phát triển kinh tế và xã hội.
- Việc phân luồng học sinh sau THCS phải thực hiện như thế nào để giảm áp lực cho xã hội thưa ông?
Tôi từng đề xuất là nên phân luồng học sinh sau bậc trung học cơ sở, có nghĩa là bắt đầu từ lớp 10 đến lớp 12. Có thể chia ra làm hai hệ: Trung học Phổ thông (PT) và Trung học Chuyên nghiệp (CN).
Sự phân luồng nên bắt nguồn từ sự lựa chọn của học sinh do năng khiếu, điều kiện, chứ không nhất thiết là do trình độ học vấn. Học sinh tốt nghiệp Trung học Chuyên nghiệp vẫn có thể nộp đơn vào CĐ hay ĐH như hệ THPT.
Sau khi tốt nghiệp Trung học Chuyên nghiệp, học sinh được trang bị ngành nghề mà xã hội cần và có thể đi làm ngay, thay vì học tiếp tục học trung cấp như hiện nay.
- Chương trình Trung học Chuyên nghiệp sẽ được thiết kế như thế nào để học sinh vẫn đủ trình độ để học lên các cấp học trên?
Thiết kế chương trình Trung học Chuyên nghiệp bao gồm thời gian học chương trình trung học cơ bản, và thời gian học nghề.
Hiện nay các chương trình “học nghề” không được phổ biến, nhưng một đất nước muốn phát triển công nghiệp, không thể thiếu một lực lượng lao động có tay nghề. Một khi nhu cầu công việc tăng cao, điều kiện thu nhập tốt hơn cho những ngành nghề căn bản, tư duy về bằng cấp cũng sẽ thay đổi. Trước mắt là cần xây dựng chương trình Trung học Chuyên nghiệp có chất lượng.
- Hệ thống giáo dục nên được thiết kế với 11 năm hay 12 năm, thưa ông?
Theo tôi thì chương trình trung học quốc dân, nên giữ 12 năm, thay vì 11 năm như một số đề xuất. Quan trọng là thiết kế chương trình học 12 năm như thế nào, thời gian học, sinh hoạt ngoại khóa, thể dục thể thao, phù hợp với sự trưởng thành toàn diện của một thanh niên, chứ không chỉ việc học rút để tiết kiệm tiền bạc và thời gian.
Các nước theo mô hình của Mỹ như Hàn Quốc, Nhật, Úc, thì thiết kế chương trình 12 năm.
Trong bối cảnh và chất lượng giáo dục nước ta như hiện nay, không dễ dàng thiết kế chương trình 11 năm, ngang bằng với chương trình với 11 năm của Anh hay Singapore, chưa kể gặp rắc rối trong việc du học tại các nước yêu cầu 12 năm THPT và trình độ tương đương.
Chương trình học phải cân đối giữa trí tuệ, sinh lý, thể lực và sinh hoạt gia đình và xã hội. Trong quá trình phát triển của thế kỷ qua, có quan điểm cho rằng người Châu Á nói chung, năng (thể) lực phát triển lâu dài kém hơn người Âu Châu .. và tôi đồng ý.
- Có nên đưa các trường nghề (hiện nay do Bộ LĐ-TB-XH quản lý) về Bộ GD-ĐT quản lý một cách thống nhất và giúp cho việc phân luồng được dễ dàng hơn?
Tôi đề xuất là giáo dục đại học nên bắt đầu từ cao đẳng trở lên, gồm cao đẳng chuyên nghiệp, và trực thuộc quản lý của Bộ GD-ĐT, ngoại trừ một số nhỏ trường đào tạo ngành. Chỉ cho phép liên thông trong hệ đại học với nhau.
Hệ trung cấp chuyên nghiệp hiện nay nên chuyển sang và trở thành hệ thống trường nghề do bộ LĐ-TB-XH quản lý.
Trường nghề đào tạo ngành nghề từ 3 tháng đến 2 năm theo nhu cầu công việc, và cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Không lẫn lộn “nghề” và giáo dục bậc đại học (tính từ CĐ trở lên).
Xin cảm ơn ông!
Độc giả có đồng ý với quan điểm của tác giả? Hãy gửi ý kiến bình luận cho chúng tôi theo ô thảo luận cuối bài viết để làm sáng tỏ vấn đề rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai đất nước này.
Phạm Thịnh
`
Sau bài viết của TS kinh tế Lương Hoài Nam góp ý việc Việt Nam nên chọn lựa mô hình giáo dục Anh để học tập, tòa soạn tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề xuất giáo dục phổ thông chỉ nên kéo dài 11 năm.
TS Lê Trường Tùng đề xuất sẽ gộp trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông thành trường Trung học, gộp trường Trung cấp vào trường Cao đẳng để hệ thống giáo dục mới linh hoạt hơn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết sẽ lắng nghe mọi đề xuất cải cách hệ thống giáo dục một cách cầu thị.
Chuyên gia giáo dục Trần Đức Cảnh |
- Những điểm bất hợp lý trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay là gì, thưa ông?
Một số vấn đề đổi mới cơ bản của hệ thống giáo dục cũng đã nêu trong Đề cương “Đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục”, nhưng “mệnh lệnh đổi mới giáo dục” cần thể hiện và phấn chấn hơn.
Ví như câụ nói của cụ Phan Châu Trinh ở đầu thế kỷ trước “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh”, thể hiện cả một hệ thống tư duy giáo dục, ngay cả khi đất nước còn đang là thuộc địa Pháp.
- Theo quan điểm của ông, Việt Nam cần đổi mới giáo dục từ mô hình cũ hay xây dựng lại và thực hiện theo một mô hình hoàn toàn mới?
Tôi xin đơn cử hai ví dụ để so sánh: Nếu tôi nhận 5.000 tỷ đồng và được quyền chọn một trong hai phương án trong bối cảnh giáo dục đại học nước nhà hiện nay.
1). Đầu tư nâng cấp 3 đại học lớn đã hoạt động nhiều năm.
2). Xây dựng một trường đại học theo mô hình hoàn toàn mới bao gồm phần cứng, mềm (tư duy, nhân sự, giáo trình ..) và có tính tự chủ cao.
Tôi sẽ chọn phương án xây dựng mới hoàn toàn, tuy tốn kém hơn nhiều, nhưng sẽ thay đổi nhanh và khả năng thành công cao hơn, và điều này chắc chắn sẽ tác động cho sự thay đổi hệ thống giáo dục đại học lâu dài.
Theo tôi hiện nay sức ì của hệ thống đại học quá lớn, đòi hỏi quá nhiều công sức và thời gian mới mong thay đổi được.
Bạn có đồng ý với sơ đồ đề xuất hệ thống giáo dục mới của Việt Nam
|
- TS Lương Hoài Nam cho rằng nên áp dục mô hình giáo dục của Anh để làm cốt lõi phát triển giáo dục Việt Nam trong tương lai vì nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã áp dụng thành công. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Trong giai đoạn hiện nay, việc chọn mô hình giáo dục phù hợp, không phải là chuyện quá khó khăn đối với chúng ta.
Điều bất cập trong thời gian qua là tính bảo thủ, luôn xem Việt nam là một ngoại lệ trong những giá trị phổ quát của thế giới. Hình như chúng ta đang quay lại cái giá trị này và tính logic của nó.
- “Mô hình giáo dục” tiên tiến Việt Nam cần học tập phải đảm bảo điều gì, thưa ông?
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, mọi việc sẽ thay đổi và còn tiếp tục thay đổi rất nhanh, có những điều chúng ta chưa hình dung hết, do đó mô hình giáo dục phải đủ lớn, uyển chuyển để tiếp nhận những điều hay và cái mới.
Có khả năng thay đổi và cập nhật theo nhu cầu phát triển. Điều đó, người học cần phải được trang bị khả năng tư duy, phân tích, tính sáng tạo, tính thích nghi, kỹ năng chuyên môn, tinh thần làm việc tập thể và kỹ năng sống..
Hệ thống giáo dục mới cần phải linh hoạt, gọn nhẹ hơn |
|
Việc liên thông trong hệ thống giáo dục đại học là điều tất yếu, còn việc nhận hay không còn tùy thuộc vào yếu tố học tập của sinh viên và điều kiện của từng trường.
Giữa các trường hay một hệ thống trường đã có thỏa thuận với nhau, cho phép sinh viên liên thông nếu đạt được yêu cầu đặt ra.
Sự phân cấp trong hệ thống giáo dục đại học thường thấy ở các nước tiên tiến. Nhóm I (tier I) gồm các đại học lớn có tiếng tăm, tập trung giảng dạy và nghiên cứu, đào tạo từ bậc Cử nhân lên đến tiến sĩ; nhóm II tập trung giảng dạy, đào tạo Cử nhân lên Thạc sĩ; và nhóm III là các trường đào tạo Cử nhân; và nhóm IV là hệ thống trường cao đẳng.
Một số trường trong Nhóm II và III thiên về phần ứng dụng thực hành. Nói chung, vì tính đa dạng và yêu cầu của từng ngành nghề, công việc cụ thể, đòi hỏi các đại học phải linh động trong việc đào tạo, nhằm đáp ứng như cầu phát triển kinh tế và xã hội.
- Việc phân luồng học sinh sau THCS phải thực hiện như thế nào để giảm áp lực cho xã hội thưa ông?
Tôi từng đề xuất là nên phân luồng học sinh sau bậc trung học cơ sở, có nghĩa là bắt đầu từ lớp 10 đến lớp 12. Có thể chia ra làm hai hệ: Trung học Phổ thông (PT) và Trung học Chuyên nghiệp (CN).
Sự phân luồng nên bắt nguồn từ sự lựa chọn của học sinh do năng khiếu, điều kiện, chứ không nhất thiết là do trình độ học vấn. Học sinh tốt nghiệp Trung học Chuyên nghiệp vẫn có thể nộp đơn vào CĐ hay ĐH như hệ THPT.
Sau khi tốt nghiệp Trung học Chuyên nghiệp, học sinh được trang bị ngành nghề mà xã hội cần và có thể đi làm ngay, thay vì học tiếp tục học trung cấp như hiện nay.
Chuyên gia Trần Đức Cảnh cho rằng nên chuyển hệ trung cấp chuyên nghiệp vào các trường nghề do Bộ LĐ-TB-XH quản lý |
Thiết kế chương trình Trung học Chuyên nghiệp bao gồm thời gian học chương trình trung học cơ bản, và thời gian học nghề.
Hiện nay các chương trình “học nghề” không được phổ biến, nhưng một đất nước muốn phát triển công nghiệp, không thể thiếu một lực lượng lao động có tay nghề. Một khi nhu cầu công việc tăng cao, điều kiện thu nhập tốt hơn cho những ngành nghề căn bản, tư duy về bằng cấp cũng sẽ thay đổi. Trước mắt là cần xây dựng chương trình Trung học Chuyên nghiệp có chất lượng.
- Hệ thống giáo dục nên được thiết kế với 11 năm hay 12 năm, thưa ông?
|
Các nước theo mô hình của Mỹ như Hàn Quốc, Nhật, Úc, thì thiết kế chương trình 12 năm.
Trong bối cảnh và chất lượng giáo dục nước ta như hiện nay, không dễ dàng thiết kế chương trình 11 năm, ngang bằng với chương trình với 11 năm của Anh hay Singapore, chưa kể gặp rắc rối trong việc du học tại các nước yêu cầu 12 năm THPT và trình độ tương đương.
Chương trình học phải cân đối giữa trí tuệ, sinh lý, thể lực và sinh hoạt gia đình và xã hội. Trong quá trình phát triển của thế kỷ qua, có quan điểm cho rằng người Châu Á nói chung, năng (thể) lực phát triển lâu dài kém hơn người Âu Châu .. và tôi đồng ý.
- Có nên đưa các trường nghề (hiện nay do Bộ LĐ-TB-XH quản lý) về Bộ GD-ĐT quản lý một cách thống nhất và giúp cho việc phân luồng được dễ dàng hơn?
Tôi đề xuất là giáo dục đại học nên bắt đầu từ cao đẳng trở lên, gồm cao đẳng chuyên nghiệp, và trực thuộc quản lý của Bộ GD-ĐT, ngoại trừ một số nhỏ trường đào tạo ngành. Chỉ cho phép liên thông trong hệ đại học với nhau.
Hệ trung cấp chuyên nghiệp hiện nay nên chuyển sang và trở thành hệ thống trường nghề do bộ LĐ-TB-XH quản lý.
Trường nghề đào tạo ngành nghề từ 3 tháng đến 2 năm theo nhu cầu công việc, và cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Không lẫn lộn “nghề” và giáo dục bậc đại học (tính từ CĐ trở lên).
Xin cảm ơn ông!
Độc giả có đồng ý với quan điểm của tác giả? Hãy gửi ý kiến bình luận cho chúng tôi theo ô thảo luận cuối bài viết để làm sáng tỏ vấn đề rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai đất nước này.
Phạm Thịnh
`
Bình luận