Mất đi hàng rào bảo vệ
Trong khoang mũi chứa nhiều lông mũi giúp cản bụi và vi trùng xâm nhập, ảnh hưởng khí quản và phổi. Ngoáy mũi làm cho cơ chế bảo vệ khoang mũi yếu dần, niêm mạc bị kích thích, chất nhầy ra nhiều hơn, gây ảnh hưởng công việc thường ngày và dễ dẫn tới viêm nhiễm.
Tổn thương niêm mạc mũi
Ngoáy mũi quá nhiều hoặc mạnh tay có thể khiến cho lớp niêm mạc mũi bị tổn thương, rách, thậm chí làm vỡ mạch máu và gây chảy máu mũi. Điều này có ảnh hưởng rất xấu bởi nó không chỉ làm suy giảm chức năng khứu giác, gây nhiễm trùng, dẫn đến các căn bệnh về tai, mũi, họng.
Gây nhiễm trùng não
Nếu mũi đang có mụn nhọt mà vô tình ngoáy mũi và làm vỡ mụn này, gây ra sự nhiễm trùng thì có thể gây hại lớn cho sức khỏe của chúng ta, bởi sự nhiễm trùng ở mũi có thể lây lan tới bộ não thông qua đường máu.
Nguyên nhân là do khu vực này chia sẻ chung nguồn cung cấp máu với não, do vậy mọi nhiễm trùng đây đều có nguy cơ lây lan đến não.
Khiến bệnh viêm xoang nặng hơn
Khi bị cảm lạnh hay viêm xoang, nếu giữ thói quen ngoáy mũi thì rất có thể sẽ khiến hai căn bệnh này nguy cơ nặng hơn. Nếu có virus, nấm hoặc vi khuẩn trên ngón tay thì khi ngoáy mũi, các tác nhân gây bệnh trên dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Những lưu ý khi chăm sóc mũi
– Trước khi vệ sinh mũi cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng.
– Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển dạng sương mù.
– Dùng khăn giấy dai và mềm để lau và lấy gỉ mũi (tránh dùng bông hoặc khăn bông vì có thể gây dị ứng).
– Giữ ấm mũi khi trời lạnh và đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi.
– Khi mũi có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát, chảy máu… cần đến gặp bác sĩ để có cách chữa trị an toàn.
Video: Bố mẹ dùng cồn rửa mũi khiến con suýt chết
Bình luận