(VTC News)-Sự phát triển theo cấp số nhân của vi khuẩn Methanosarcina có thể là nguyên nhân gây ra đại tuyệt chủng trên Trái Đất.
Vi khuẩn Methanosarcina sinh ra một lượng lớn khí mê tan (MH4) từ những núi lửa khổng lồ có thể là nguyên nhân giết chết 90% sự sống trên hành tinh, theo một nghiên cứu mới công bố gần đây.
Cuộc đại tuyệt chủng đã giết chết 90% sự sống trên Trái Đất |
Khoảng 252 triệu năm trước, hơn 96% sự sống dưới đại dương và 70% sự sống trên mặt đất đã biến mất trong một cuộc đại tuyệt chủng cuối kỷ Permi. Những cái chết hàng loạt được phát hiện trong những mẫu địa chất khoảng 60 nghìn năm tuổi.
Các nhà khoa học đã nêu ra rất nhiều giả thuyết như tác động của thiên thạch khi rơi vào Trái Đất đã gây ra một vụ nổ siêu lục địa để giải thích cho sự tuyệt chủng như một cơn đại hồng thủy này.
Những tảng đá từ cuộc đại tuyệt chủng tại Mi Sơn, Trung Quốc cho thấy nồng độ cacbon điôxít (CO2) trong không khí tăng vọt vào thời gian đó.
Nghiên cứu trầm tích cũng cho thấy khoảng thời gian này đã xảy ra một vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong lịch sử địa chất được biết đến với tên gọi Siberia Traps. Dung nhan từ vụ phun trào này đủ bao phủ toàn bộ diện tích Hoa Kỳ, một nghiên cứu của nhà sinh vật học Gregory Fournier thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts cho biết.
Traps Siberia đã sản sinh ra một lượng lớn khí carbon dioxide (CO2). Tuy nhiên, các núi lửa phun trào một mình không thể sản sinh carbon đủ để tích tụ thành lớp đá cặn lắng ở thời kỳ đó và lẽ ra chúng phải dần tan rã. Thay vào đó, lượng CO2 ngày càng tăng do sự sinh sôi "điên cuồng" của vi khuẩn Methanosarcina.
Lý giải cho điều này chính là lượng nickel nóng chảy tăng đột biến do hoạt động của núi lửa trở thành nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp vi khuẩn Methanosarcina sinh sôi. Khi lượng CO2 quá nhiều, vi khuẩn Methanosarcina tiếp tục biến đổi gien để sản sinh ra mê tan (CH4) từ CO2 dẫn đến không khí bị đầu độc và hàng loạt sinh vật sống trên Trái Đất bị chết.
Vi khuẩn Methanosarcina đóng một vai trò lớn trong cuộc đại tuyệt chủng nhưng có lẽ một chuỗi các sự việc liên quan nhau đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng như vậy.
“Nó có thể là một sự gián đoạn rất dài trong chuỗi phát triển của hệ sinh thái trên Trái Đất”, Gregory Fournier, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
“Số lượng vi khuẩn sinh ra khí mê tan (MH4) giảm xuống khoảng 100 nghìn năm sau đó, nhưng thiệt hại mà nó gây ra thật khủng khiếp. Có lẽ phải mất khoảng 30 triệu năm nữa thì sự đa dạng của tự nhiên mới được phục hồi”, Fournier nói thêm.
Kim Nhâm
Bình luận