(VTC News) - Khuôn mặt hiền lành, nụ cười thân thiện, nhưng chỉ trong tích tắc, họ có thể hạ gục những gã đàn ông to khỏe hoặc không ngần ngại lao lên làm ‘lá chắn sống’ cho mục tiêu.
Truyền thống
Kể từ ngày thành lập lực lượng, nhiều nữ chiến sỹ được phân công đi bảo vệ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đi công tác địa phương, kể cả ở những nơi bom Mỹ đánh phá ác liệt nhất.
Nhiệm vụ của họ là bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị quốc tế ở nước ngoài và những chuyến công tác trong nước.
Những năm kháng chiến chống Mỹ, chị Nguyễn Thị Ngọc Đoàn được phân công bảo vệ bà Alixia-Ramizét, uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Venezuela đi Quảng Ninh, năm 1966.
Khi đoàn đến gần nhà máy điện Uông Bí, bị máy bay Mỹ ném bom, chị Đoàn bình tĩnh, dũng cảm lấy thân mình che cho bà Alixia-Ramizét.
Mặc dù bị thương, song chị đã cùng đồng đội bảo vệ tuyệt đối an toàn cho phía bạn và các thành viên trong đoàn.
Hành động dũng cảm đó đã khiến Bà Alixia-Ramizét vô cùng xúc động. Nhiều tờ báo quốc tế đã đưa tin ca ngợi hành động dũng cảm của nữ chiến sỹ Cảnh vệ Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh sau đó ký quyết định tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba cho chị Đoàn.
Chị Lê Thị Thanh Minh (bí danh Thanh Hằng) trực tiếp bảo vệ bà Nguyễn Thị Bình - Trưởng đoàn đàm phán Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam nhiều lần đi dự Hội nghị bốn bên tại Paris, Pháp từ tháng 7/1969 đến 1972.
Trong suốt thời gian này, ít ai biết rằng sống trên đất khách quê người, áp lực công việc lớn, song Thanh Hằng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp một phần nhỏ nhưng vô cùng quan trọng vào việc thành công của Hội nghị Paris.
Đối mặt với lực lượng mật vụ đông đảo, được trang bị tận răng của Pháp, Mỹ, chị Hằng vẫn bình tĩnh xử lý tình huống, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho bà Nguyễn Thị Bình cùng các thành viên trong đoàn đàm phán.
Các lãnh đạo Bộ Tư lệnh cảnh vệ kể rằng, phái đẹp là ‘của hiếm’ trong ngành, số người làm công tác cận vệ lại càng hiếm hơn. Trải qua nhiều ngày tháng rèn luyện gian khổ, môi trường làm việc căng thẳng, nhưng các nữ chiến sỹ vẫn giữ được nét đẹp tươi tắn, dịu dàng.
Đi bên cạnh các nữ nguyên thủ hoặc phu nhân nguyên thủ, ít ai biết rằng những cô gái dáng vẻ mảnh mai như các ‘nữ thư ký’ lại là những cao thủ bắn súng bách phát bách trúng, hạ gục đối phương chỉ bằng 1 động tác mạnh mẽ.
Trong mọi trường hợp, ‘nhất cử nhất động’ trong phạm vi tiếp cận mục tiêu được bảo vệ đều không thể qua mắt các nữ chiến sỹ cảnh vệ, dù cho người ngoài không thể đoán biết qua nét mặt của họ.
Khuôn mặt hiền lành, nụ cười thân thiện, nhưng chỉ trong tích tắc, họ có thể hạ gục những gã đàn ông to khỏe hoặc không ngần ngại lao lên làm ‘lá chắn sống’ cho mục tiêu được bảo vệ.
Lá chắn thép
Trong số những người đã từng bảo vệ các phu nhân khi ra nước ngoài có Đại úy Nguyễn Thị Hiệp, chiến sỹ phòng Bảo vệ tiếp cận, đồng thời là thành viên đội tuyển bắn súng của Bộ Tư lệnh cảnh vệ.
Hơn 10 năm làm công an và 3 năm công tác tại Phòng bảo vệ tiếp cận, Bộ tư lệnh cảnh vệ chị Hiệp đã 3 lần bảo vệ phu nhân của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong các chuyến đi quốc tế, sang Lào, Brunei và Myanmar.
Trong chuyến thăm chùa vàng ở Myanmar của Phu nhân Chủ tịch nước, theo phong tục của bạn, sẽ phải đi chân không vào chùa.
Thế nhưng, trong chuyến đi đó lại có mưa nên sân rất trơn, để đảm bảo cho chuyến thăm tốt đẹp, chị đã khéo léo giúp phu nhân di chuyển bằng cách nâng nhẹ tà áo dài để không bị vướng, ngã. Mặc dù phu nhân không hề yêu cầu nhưng chính sự tinh ý, cẩn thận của người phụ nữ nên chị đã làm tốt nhiệm vụ của mình.
Trong chuyến thăm Lào, khi đến một ngôi đền cổ, xung quanh toàn đá lởm chởm chứ không được xây dựng hoàn chỉnh, chị phải khéo léo quan sát để phu nhân có thể di chuyển thuận tiện nhất và sẵn sàng xử lí nếu có sự cố xảy ra.
Để hoàn thành nhiệm vụ, các chị luôn phải đảm bảo được giờ giấc, nhanh nhẹn, chính xác và chủ động vì không ai đợi ai khi lịch trình đã lên.
"Khi ở một môi trường mới, hoàn toàn xa lạ, để có thể chủ động được mọi thứ thì đầu óc các chị lúc nào cũng ‘căng thẳng như dây đàn’, đến nỗi có khi ngủ cũng không tròn giấc", chị Hiệp chia sẻ.
Thậm chí, khi lịch trình quá dày, có những bữa các nữ chiến sĩ cảnh vệ chỉ về ăn qua một gói mì rồi tiếp tục lên đường chứ không có thời gian để chợ búa, cơm nước chu đáo như ở nhà.
Hi sinh thầm lặng
Khi có dịp gặp các nữ chiến sĩ cảnh vệ, nghe kể chuyện làm nhiệm vụ, gia đình mới thấu hiểu thêm được những khó khăn của người phụ nữ trong công tác bảo vệ.
‘Trên góc độ của một người phụ nữ, lại làm cảnh vệ để hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, hoàn thành trách nhiệm người vợ, người mẹ trong gia đình đòi hỏi chúng tôi phải có được sự thu xếp rất khéo léo’, Đại úy Nguyễn Thị Hiệp, phòng Bảo vệ tiếp cận chia sẻ về công việc của các nữ cảnh vệ.
Trước mỗi lần đi công tác phải chuẩn bị nhiều thứ, lo cho sinh hoạt của con cái trong những ngày mình đi phải tương đối ổn.
Dù vẫn được chồng hỗ trợ nhưng dù sao, là người vợ, người mẹ nên khi xa gia đình, chị vẫn có cảm giác không yên tâm.
Còn với Đại úy Nguyễn Thị Hạnh Ngọc, hơn 10 năm công tác ở phòng cơ yếu, và còn tham gia vào đội tuyển bắn súng, nên đôi khi chị phải hi sinh nhiều thứ cho công việc.
Công việc yêu cầu phải trực 2 đêm/tuần, do chồng cũng công tác trong ngành nên có ngày 2 vợ chồng cùng trực, phải đem con lên cơ quan vì cháu còn bé, chưa xa mẹ được.
Đại úy Ngọc còn tiết lộ rằng, khi được gọi vào tuyển bắn súng và đang luyện tập cho giải đấu toàn ngành thì mới biết mang bầu bé thứ 2.
Nhưng vì đã được đơn vị tin tưởng giao phó nên vẫn theo hết khóa huấn luyện và 2 mẹ con ‘cùng nhau đi thi’, đạt thành tích cao về cho Bộ Tư lệnh cảnh vệ.
Kỳ tới: Nữ xạ thủ số 1 trong lực lượng cảnh vệ Việt Nam: Chỉ trong 10 giây, chị vừa ngắm và bắn chính xác mục tiêu chỉ to bằng miệng cốc uống nước, đặt cách xa 25m.
Sau 60 năm thành lập ngành, các chiến sỹ cảnh vệ Việt Nam đã chứng tỏ được sự xuất sắc của mình trong các hoạt đông bảo vệ những nhân vật quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Trong đó, đóng góp của các nữ chiến sỹ là không hề nhỏ dù cho còn nhiều vướng bận nơi gia đình.
Một pha ra đòn của nữ cảnh vệ trong bài tập bảo vệ mục tiêu |
Truyền thống
Kể từ ngày thành lập lực lượng, nhiều nữ chiến sỹ được phân công đi bảo vệ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đi công tác địa phương, kể cả ở những nơi bom Mỹ đánh phá ác liệt nhất.
Nhiệm vụ của họ là bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị quốc tế ở nước ngoài và những chuyến công tác trong nước.
Những năm kháng chiến chống Mỹ, chị Nguyễn Thị Ngọc Đoàn được phân công bảo vệ bà Alixia-Ramizét, uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Venezuela đi Quảng Ninh, năm 1966.
Khi đoàn đến gần nhà máy điện Uông Bí, bị máy bay Mỹ ném bom, chị Đoàn bình tĩnh, dũng cảm lấy thân mình che cho bà Alixia-Ramizét.
Mặc dù bị thương, song chị đã cùng đồng đội bảo vệ tuyệt đối an toàn cho phía bạn và các thành viên trong đoàn.
Hành động dũng cảm đó đã khiến Bà Alixia-Ramizét vô cùng xúc động. Nhiều tờ báo quốc tế đã đưa tin ca ngợi hành động dũng cảm của nữ chiến sỹ Cảnh vệ Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh sau đó ký quyết định tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba cho chị Đoàn.
Chị Lê Thị Thanh Minh (bí danh Thanh Hằng) trực tiếp bảo vệ bà Nguyễn Thị Bình - Trưởng đoàn đàm phán Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam nhiều lần đi dự Hội nghị bốn bên tại Paris, Pháp từ tháng 7/1969 đến 1972.
Trong suốt thời gian này, ít ai biết rằng sống trên đất khách quê người, áp lực công việc lớn, song Thanh Hằng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp một phần nhỏ nhưng vô cùng quan trọng vào việc thành công của Hội nghị Paris.
Đối mặt với lực lượng mật vụ đông đảo, được trang bị tận răng của Pháp, Mỹ, chị Hằng vẫn bình tĩnh xử lý tình huống, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho bà Nguyễn Thị Bình cùng các thành viên trong đoàn đàm phán.
Các nữ cảnh vệ tìm hiểu về truyền thống đơn vị |
Các lãnh đạo Bộ Tư lệnh cảnh vệ kể rằng, phái đẹp là ‘của hiếm’ trong ngành, số người làm công tác cận vệ lại càng hiếm hơn. Trải qua nhiều ngày tháng rèn luyện gian khổ, môi trường làm việc căng thẳng, nhưng các nữ chiến sỹ vẫn giữ được nét đẹp tươi tắn, dịu dàng.
Đi bên cạnh các nữ nguyên thủ hoặc phu nhân nguyên thủ, ít ai biết rằng những cô gái dáng vẻ mảnh mai như các ‘nữ thư ký’ lại là những cao thủ bắn súng bách phát bách trúng, hạ gục đối phương chỉ bằng 1 động tác mạnh mẽ.
Trong mọi trường hợp, ‘nhất cử nhất động’ trong phạm vi tiếp cận mục tiêu được bảo vệ đều không thể qua mắt các nữ chiến sỹ cảnh vệ, dù cho người ngoài không thể đoán biết qua nét mặt của họ.
Khuôn mặt hiền lành, nụ cười thân thiện, nhưng chỉ trong tích tắc, họ có thể hạ gục những gã đàn ông to khỏe hoặc không ngần ngại lao lên làm ‘lá chắn sống’ cho mục tiêu được bảo vệ.
Lá chắn thép
Trong số những người đã từng bảo vệ các phu nhân khi ra nước ngoài có Đại úy Nguyễn Thị Hiệp, chiến sỹ phòng Bảo vệ tiếp cận, đồng thời là thành viên đội tuyển bắn súng của Bộ Tư lệnh cảnh vệ.
Hơn 10 năm làm công an và 3 năm công tác tại Phòng bảo vệ tiếp cận, Bộ tư lệnh cảnh vệ chị Hiệp đã 3 lần bảo vệ phu nhân của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong các chuyến đi quốc tế, sang Lào, Brunei và Myanmar.
Tham gia các giải bắn súng của ngành Công An |
Trong chuyến thăm chùa vàng ở Myanmar của Phu nhân Chủ tịch nước, theo phong tục của bạn, sẽ phải đi chân không vào chùa.
Thế nhưng, trong chuyến đi đó lại có mưa nên sân rất trơn, để đảm bảo cho chuyến thăm tốt đẹp, chị đã khéo léo giúp phu nhân di chuyển bằng cách nâng nhẹ tà áo dài để không bị vướng, ngã. Mặc dù phu nhân không hề yêu cầu nhưng chính sự tinh ý, cẩn thận của người phụ nữ nên chị đã làm tốt nhiệm vụ của mình.
Trong chuyến thăm Lào, khi đến một ngôi đền cổ, xung quanh toàn đá lởm chởm chứ không được xây dựng hoàn chỉnh, chị phải khéo léo quan sát để phu nhân có thể di chuyển thuận tiện nhất và sẵn sàng xử lí nếu có sự cố xảy ra.
Để hoàn thành nhiệm vụ, các chị luôn phải đảm bảo được giờ giấc, nhanh nhẹn, chính xác và chủ động vì không ai đợi ai khi lịch trình đã lên.
"Khi ở một môi trường mới, hoàn toàn xa lạ, để có thể chủ động được mọi thứ thì đầu óc các chị lúc nào cũng ‘căng thẳng như dây đàn’, đến nỗi có khi ngủ cũng không tròn giấc", chị Hiệp chia sẻ.
Thậm chí, khi lịch trình quá dày, có những bữa các nữ chiến sĩ cảnh vệ chỉ về ăn qua một gói mì rồi tiếp tục lên đường chứ không có thời gian để chợ búa, cơm nước chu đáo như ở nhà.
Nữ cảnh vệ trong một lần đến viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Hi sinh thầm lặng
Khi có dịp gặp các nữ chiến sĩ cảnh vệ, nghe kể chuyện làm nhiệm vụ, gia đình mới thấu hiểu thêm được những khó khăn của người phụ nữ trong công tác bảo vệ.
‘Trên góc độ của một người phụ nữ, lại làm cảnh vệ để hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, hoàn thành trách nhiệm người vợ, người mẹ trong gia đình đòi hỏi chúng tôi phải có được sự thu xếp rất khéo léo’, Đại úy Nguyễn Thị Hiệp, phòng Bảo vệ tiếp cận chia sẻ về công việc của các nữ cảnh vệ.
Trước mỗi lần đi công tác phải chuẩn bị nhiều thứ, lo cho sinh hoạt của con cái trong những ngày mình đi phải tương đối ổn.
Dù vẫn được chồng hỗ trợ nhưng dù sao, là người vợ, người mẹ nên khi xa gia đình, chị vẫn có cảm giác không yên tâm.
Những bài tập đối kháng trên võ đài của các nữ cảnh vệ |
Còn với Đại úy Nguyễn Thị Hạnh Ngọc, hơn 10 năm công tác ở phòng cơ yếu, và còn tham gia vào đội tuyển bắn súng, nên đôi khi chị phải hi sinh nhiều thứ cho công việc.
Công việc yêu cầu phải trực 2 đêm/tuần, do chồng cũng công tác trong ngành nên có ngày 2 vợ chồng cùng trực, phải đem con lên cơ quan vì cháu còn bé, chưa xa mẹ được.
Đại úy Ngọc còn tiết lộ rằng, khi được gọi vào tuyển bắn súng và đang luyện tập cho giải đấu toàn ngành thì mới biết mang bầu bé thứ 2.
Nhưng vì đã được đơn vị tin tưởng giao phó nên vẫn theo hết khóa huấn luyện và 2 mẹ con ‘cùng nhau đi thi’, đạt thành tích cao về cho Bộ Tư lệnh cảnh vệ.
Kỳ tới: Nữ xạ thủ số 1 trong lực lượng cảnh vệ Việt Nam: Chỉ trong 10 giây, chị vừa ngắm và bắn chính xác mục tiêu chỉ to bằng miệng cốc uống nước, đặt cách xa 25m.
Tùng Đinh
Bình luận