Thế nhưng, lâu nay ly cà phê trong nước bị gán với nhiều cái tên “xấu xí” như: “cà phê độn”, “cà phê đậu nành”, “cà phê bẩn” hay thậm chí là “cà phê độc hại”. Cần lắm một nỗ lực để lấy lại cái tên đúng nghĩa cho cà phê Việt Nam.
Cà phê – “di sản” của ẩm thực dân tộc
Nhắc đến những di sản của Việt Nam, nhiều du khách sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những con người hiền hậu và cần cù, những thắng cảnh đẹp cùng đường bờ biển uốn lượn dài tít tắp, đặc biệt là văn hoá ẩm thực đặc sắc - đậm đà. Trong ẩm thực Việt, văn hoá thưởng thức cà phê chính là “di sản”, hàm chứa nét đặc trưng không lẫn vào đâu được.
Hơn một thế kỷ trước, người Pháp mang hạt cà phê vào Việt Nam để rồi sau đó người Việt đã sáng tạo ra cách pha chế cà phê với chiếc nồi, cuối cùng là biến tấu thành chiếc phin pha nhỏ giọt. Không có ở đâu như Việt Nam tồn tại loại sữa đặc có đường, chính nhờ vị ngọt và đặc quánh của sữa đã hòa quyện vào những giọt cà phê pha phin, tạo thành hương vị đắng-ngọt đậm đà. Ở các nước công nghiệp – nơi thời gian được tính bằng giây thì việc uống cà phê cũng phải theo tác phong công nghiệp: nhanh – gọn – lẹ. Còn ở Việt Nam, uống cà phê là cả một nghệ thuật thưởng thức, phải nhẫn nại chờ cà phê nhỏ từng giọt chậm rãi qua phin. Theo lý giải của người sành sỏi, phải pha như vậy thì cà phê mới đạt đủ độ đậm và thơm ngon.
Là người Việt, hãy mang lại đúng tên cho cà phê Việt
Trong bối cảnh xã hội đang lo ngại về những mặt tối của cà phê độn tạp chất hay đậu nành rang cháy độc hại, nhiều người tiêu dùng đã lên tiếng đòi lại cái quyền được uống ly cà phê đúng vị nguyên bản, đòi lại cái tên đúng đắn cho ly cà phê kiểu Việt.
Vinacafé, doanh nghiệp với gần nửa thế kỷ thâm niên trong ngành, có một niềm tin vững chắc rằng “cà phê phải là cà phê”. Thế nhưng, thực tế khẩu vị thị trường lại quen với vị cà phê độn không nguyên bản, khẩu vị đi ngược lại với văn hoá cà phê hơn một thế kỷ qua Việt Nam đang tự hào, nó hoàn toàn khác với khẩu vị mà thế hệ trước đây đã từng quen thuộc. Chính điều này đã gây ra không ít day dứt, trăn trở cho Vinacafé khi phải lựa chọn chiều theo khẩu vị của thị trường hay quyết tâm giữ vững triết lý kinh doanh của mình.
Ông Nguyễn Tân Kỷ, Tổng Giám đốc Công ty Vinacafé Biên Hoà chia sẻ về bước đi mới của công ty: "Khi xã hội nổ ra tranh luận gay gắt về cà phê bẩn – cà phê sạch, chúng tôi nhận thấy đây chính là cơ hội để chấm dứt nỗi day dứt của mình. Kể từ ngày 01/08/2016, tất cả sản phẩm từ Vinacafé phải là cà phê. Chúng tôi tự hào tuyên bố, dòng sản phẩm Wake-up và Phinn cũng đều là cà phê nguyên bản. Rất mừng là sự thay đổi này đã nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng. Đa phần ý kiến cho biết sản phẩm có vị ngon hơn, cà phê hơn so với dòng sản phẩm có chứa đậu nành trước đó của chúng tôi".
Dòng cà phê hòa tan 3 trong 1 Vinacafé Nguyên Bản (Original) – với công thức nguyên bản suốt 23 năm qua – chính là minh chứng rõ ràng nhất cho triết lý “cà phê phải là cà phê” của công ty này. Ông Kỷ cũng kêu gọi những người sành cà phê kiểu Việt, từng thưởng thức Vinacafé Nguyên Bản (Original), Vinacafé Chất hay Vinacafé Café de Nam hãy lan tỏa rộng rãi thông điệp “cà phê phải là cà phê”. Vinacafé tin rằng, mỗi người Việt đều có quyền uống ly cà phê nguyên bản đúng nghĩa, sạch, ngon kiểu Việt.
Bình luận