Chỉ chưa đầy 5 ngày trước, thành phố công nghiệp lạnh lẽo này là nơi diễn ra vụ va chạm thiên thạch lớn nhất Trái Đất trong gần 100 năm trở lại đây.Mẩu đá được rao bán 200 triệu đồng
9.20 sáng giờ địa phương ngày 15/2, một mẩu thiên thạch nặng hơn 10.000 tấn với đường kính 16,7m đã bốc cháy và phát nổ ngay trên bầu trời Chelyabinsk. Với tốc độ hơn 30km/s khi đâm qua tầng khí quyển, sức công phá của vụ nổ này tương đương với 500.000 tấn TNT - mạnh hơn 20 lần quả bom nguyên tử san phẳng Hiroshima!
Tuy vậy thần may mắn đã mỉm cười khi cho quả "bom đá" phát nổ hơn 20km trên bầu trời. Khoảng cách rất xa này đã giúp Chelyabinsk hứng chịu hậu quả tối thiểu: hơn 1.000 người bị thương nhẹ, đa số từ kính vỡ bởi sức ép của vụ nổ.Một "hố bom" đã được chăng dây
Thành phố bỗng trở nên nhộn nhịp với hơn 20.000 tình nguyện viên cùng giúp khắc phục hậu quả, giúp đỡ người bị thương, dọn dẹp đống đổ nát và xây lại nhà cửa. Chính quyền thành phố ước tính thiệt hại từ vụ nổ hy hữu này là hơn 32 triệu USD (640 tỷ đồng).
Hòa lẫn trong không khí khẩn trương khắc phục hậu quả là những người tìm vận may với mảnh vụn thiên thạch.
"Bởi tính chất đặc biệt hiếm có của nó, đã từng có những mẩu đá thiên thạch được đấu giá gần 2.200 USD một gram (44 triệu đồng), đắt gấp 40 lần vàng", ông Dmitry Kachkalin, thành viên hội Thiên văn học Nga cho biết.Một mẫu đá 0,5cm đang được phân tích
Trên trang web mua bán điện tử Avito.Ru đã bắt đầu xuất hiện những quảng cáo đầu tiên. Một người bán chào bán mức đấu giá khởi điểm khiêm tốn 1000 rúp (700.000 đồng) cho 18 mảnh đá to bằng một chiếc đồng hồ đeo tay. Một người khác mạnh tay hơn và đưa ra giá 300 nghìn rúp (200 triệu đồng) cho một mẩu đá to hơn.
Do phần lớn thiên thạch đã bốc cháy trên đường bay xuống, có rất ít mảnh đá chạm được xuống mặt đất. Những mảnh chạm được đều để lại những "hố bom" lớn, thu hút hàng trăm nhà đào đá háo hức đến tìm kiếm.Một người dân trong cuộc tìm kiếm vụn thiên thạch - "vàng đen trời cho"
Tuy nhiên các nhà chức trách Nga đã nhanh tay chăng dây quanh "hố bom" chặn những người đào đá lại, cho đến khi các nhà khoa học xác nhận độ an toàn phóng xạ của thiên thạch.
Những mảnh đá thu giữ được bởi chính quyền sẽ được lưu giữ và nghiên cứu cho mục đích khoa học. Những mảnh hiếm hoi lọt vào tay người đào đá được đem rao bán vì thế càng trở nên đắt giá hơn.
Nhiều nhà sưu tầm đá quý rất sẵn sàng móc hầu bao hậu hĩnh để sở hữu một khối chất đến từ vũ trụ. Tháng 9/2012, đạo diễn nổi tiếng Steven Spielberg đã trả 44.000 USD (gần 900 triệu đồng) cho một mẩu thiên thạch có kích cỡ 23cm được tìm thấy ở Siberia năm 1960.
Minh Hà
Bình luận