• Zalo

Hào quang của "cô bé gây cháy" được đo bằng máy gì?

Thời sựThứ Bảy, 19/05/2012 01:51:00 +07:00Google News

Điều lạ là mặc dù RFI có nhiều tính năng hữu ích như vậy, nhưng khi tìm kiếm trên Google lại có rất ít công trình nghiên cứu sử dụng thiết bị này.


Điều lạ là mặc dù RFI có nhiều tính năng hữu ích như vậy, nhưng khi tìm kiếm trên Google lại có rất ít công trình nghiên cứu sử dụng thiết bị này.

Hữu ích nhưng ít người biết

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Cảm xạ địa sinh học thuộc ĐH Hồng Bàng đã sử dụng thiết bị RFI để chụp hào quang của cháu Th. Thông tin trên website của Trung tâm cho biết RFI là thiết bị hiện ảnh trường cộng hưởng hay còn gọi là máy đo hào quang. Nó là một kiểu mở rộng của thiết bị ảnh hưởng cộng hưởng từ (MRI).
Thiết bị RFI thực chất có chức năng gì rất ít người biết 

Trong một bài viết khá dài trên website này, RFI được ca ngợi với rất nhiều tính năng thần kỳ như cung cấp “một bức tranh đầy đủ về tâm lý có thể khám phá đầy đủ vai trò tâm lý của người bệnh trong tình trạng sức khỏe của họ” và “RFI là công nghệ hiện ảnh hào quang đầu tiên có thể tạo ra biểu đồ năng lượng sinh học đầy đủ của các vật thể, cây cối, động vật và thậm chí cả năng lượng sinh học bao quanh hoặc sóng não trong không khí, bởi vậy ứng dụng của nó không hạn chế”.

Cũng theo website này thì RFI có thể hữu ích cho rất nhiều đối tượng, từ những người làm điều trị bằng phương pháp phản hồi sinh học, các nhà sưu tập đồ cổ và nhà khảo cổ học, các nhà thực hành phong thủy đến chuyên gia thực vật học. Thậm chí, RFI còn có thể ứng dụng vào lĩnh vực điều tra tội phạm vì thiết bị này có thể “đánh giá các manh mối về vật chất, lật tẩy những chủ định, tâm lý và sức khỏe của kẻ tình nghi”.

Điều lạ là mặc dù RFI có nhiều tính năng hữu ích như vậy, nhưng khi tìm kiếm trên Google lại có rất ít công trình nghiên cứu sử dụng thiết bị này. Hầu hết các kết quả tìm được đều xoay quanh một số nghiên cứu của Heather Carlini, một người tự nhận là chuyên gia về thôi miên trong y học. Ngoài ra còn một vài công trình đăng trên ấn phẩm của Đại học Công nghệ Mara (Malaysia) như “Nghiên cứu sơ bộ về hào quang cơ thể của người hút thuốc và không hút thuốc bằng RFI”.

Dạo qua một số tạp chí lớn về khoa học như Nature, Science, Scientific American, cũng không hề thấy nhắc đến RFI.
Hình ảnh giới thiệu công dụng của RFI trong tài liệu của ITEM 


Vừa chế tạo máy đo hào quang, vừa dạy cách lách luật


Cha đẻ của RFI là Matthew Greene, người sáng lập Viện kỹ thuật y học năng lượng (ITEM). Sử dụng Google thì hầu như không tìm thấy thông tin về quá trình nghiên cứu và làm khoa học của nhân vật này, ngoại trừ một bài phỏng vấn, trong đó ông cho biết mình thành lập ITEM khi đang học… luật.

ITEM đăng ký là tổ chức phi lợi nhuận, nhưng vẫn tiến hành các hoạt động kinh doanh dưới một tên gọi khác (Innovation Technologies and Energy Medicine). RFI là một trong những sản phẩm được rao bán trên website của tổ chức này. Tùy theo các dịch vụ và mức hỗ trợ đi kèm, một hệ thống RFI có giá từ 850 đến 1.350 USD.

Ngoài RFI, ITEM còn bán một số sản phẩm khác thuộc lĩnh vực năng lượng sinh học và y học năng lượng như: Hệ thống đồng bộ hóa và tối ưu hóa bộ não (được giới thiệu là giúp đồng bộ hóa hoạt động của hai bán cầu não); Công cụ giám sát phản hồi sinh học (đo các tín hiệu phản hồi của da, hệ cơ bắp, tim, não); Sản phẩm bảo vệ khỏi tác động của điện từ trường…

Điều lạ nữa là trong gian bán sách trực tuyến của ITEM, cuốn sách đầu tiên được giới thiệu là tài liệu hướng dẫn cách… qua mặt FDA (Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ). Theo quảng cáo thì cuốn sách này hướng dẫn những người kinh doanh các thiết bị năng lượng sinh học, thực phẩm bổ sung… cách hành động khi bị FDA truy lùng, điều tra.

Theo Bee.net.vn

Bình luận
vtcnews.vn