"Khi chúng tôi phát hiện ra con gấu trúc, nó cách chúng tôi khoảng 50 m. Không có rừng tre nào trên sườn núi rộng lớn này", Li Shuiping - nhân viên kiểm lâm của Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Foping ở Thiểm Tây cho hay.
Li cho biết ông và các cộng sự rất bất ngờ khi nhận ra con gấu gặm xương một con nai sừng tấm.
"Con gấu tận hưởng thức ăn của nó khoảng 10 phút trước khi nó bỏ lại khúc xương và trở lại về rừng, trèo lên một cái cây lớn", Li nói. Đây là lần thứ 2 một con gấu ở Foping bị phát hiện ăn thịt.
Dù vậy, tre vẫn chiếm 99% khẩu phần ăn của gấu trúc và chỉ trong trường hợp hiếm chúng mới ăn thịt.
Sun Quanhui, nhà sinh vật học của Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới cho rằng, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng hiếm gặp này là lũ gấu trúc cần hấp thụ các chất dinh dưỡng khác mà cơ thể cần.
Gấu trúc vốn là loài ăn thịt nhưng chuyển sang chế độ ăn tre để thích nghi với thay đổi khí hậu và môi trường. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của chúng vẫn giữ nguyên những đặc điểm của loài ăn thịt, giống như tổ tiên của chúng.
"Gấu trúc hoang dã chủ yếu gặm thịt từ xương của các đột vật đã chết", Li Sheng, nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh và chuyên gia tại Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế nói.
Ông này cho biết thêm rằng đã có một số ghi nhận về các tường hợp gấu trúc ăn thịt ở các khu vực xung quanh núi Qinling.
Bình luận