Sau nhiều ngày bặt tin, ông Nam quyết định xuyên rừng, sang tận vùng biên Trung Quốc để tìm con.
Nhiều khi, cuộc kiếm tìm như trò đuổi bắt trong phim hành động, nhận được tin đến nơi thì đối tượng lại vừa đưa con ông đi nơi khác. Đến lúc, tất cả dường như rơi vào vô vọng thì số phận đoàn tụ lại kéo hai cha con gần bên nhau...
Cú lừa... tình yêu!
Con đường vào thôn Na Sàng 2, xã Bạch Đích (Yên Minh, Hà Giang) ngoằn nghèo như con trăn, sau cuộc vật lộn men theo bờ suối, thẳng hướng lên đỉnh đồi, rồi lại tụt dốc trên bãi mương nhão nhoẹt bùi đất sau trận mưa xối xả của tối hôm trước.
Chúng tôi đã có mặt nhà ông Nguyễn Sinh Nam, người đã có cuộc hành trình lịch sử 10 ngày đêm giải cứu con gái ở bên kia biên giới cách đây gần 5 năm. Đây không phải là trường hợp phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc đầu tiên của Hà Giang, mà nạn buôn bán phụ nữ đã trở thành một căn bệnh kinh niên trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh.
Theo Trung tá Phan Hồng Sơn, Đồn trưởng Đồn biên phòng Bạch Đích (BĐBP tỉnh Hà Giang): “Thủ đoạn của bọn buôn bán người là thường dùng tình cảm để lừa gạt những cô gái nhẹ dạ cả tin, rủ sang Trung Quốc chơi rồi bán”.
Không những thế, trên chặng đường mất đứt 2 giờ đi, nhưng dài chưa đầy 2 cây số để đến nhà ông Nguyễn Sinh Nam, Trung úy Mạc Đức Huy, người được giao nhiệm vụ đưa chúng tôi “đi đến nơi, về đến chốn” còn cho hay: Đối tượng chính mà bọn buôn người hướng đến là những cô gái trẻ và những phụ nữ đã có chồng nhưng đang vướng phải hoàn cảnh khó khăn. Các cô gái thì bọn chúng tìm đến bằng cách tán tỉnh, yêu đương.
Khi biết cá đã cắn câu chúng rủ họ đi chơi, có lúc chính những người bạn thân của các cô gái này cũng vô tình trở thành nạn nhân khi bị dụ dỗ đi cùng cho vui.
Còn những người phụ nữ có chồng, thì chúng vẽ ra một viễn cảnh tương lai sáng lạn, không bị chồng chửi bới, đánh đập, chỉ cần đi vài năm là có tiền mang về quê thay đổi cuộc sống. Mà vụ án xảy ra với nạn nhân Nguyễn Thị H. (SN 1989), con gái ông Nam là một ví dụ điển hình cho việc đó.
Chuyện là, vào khoảng cuối tháng 9/2006, Nguyễn Thị H. cùng Vàng Thị Ch. (SN 1987), người trong thôn đi chợ chơi. Sau một buổi thưởng ngoạn mua sắm, H. và Ch. bất ngờ được một người đàn ông có khuôn mặt sáng sủa tự giới thiệu là Hoàng Văn Kiên (huyện Yên Minh) đến làm quen. Để tỏ lòng hào hiệp, Kiên mạnh tay bỏ tiền bao ăn uống và mua sắm cho 2 cô nhiều đồ trang sức.
Khi biết H. đã “cảm cái lòng”, Kiên ngỏ ý muốn mời cô qua Trung Quốc chơi một chuyến cho biết với lời quảng cáo về một thiên đường chỉ cách nơi những cô gái này ở vài chục km. Tin lời, H. đồng ý lên đường với Kiên, tuy nhiên, để chuyến đi thêm thú vị, Kiên có ý rủ thêm Ch. đi cho vui, không do dự, Chỉ ngật đầu đồng ý.
Mặc dù báo với bố mẹ là đi chợ mua sắm, nhưng đã nhiều ngày trôi qua mà H. vẫn không về nhà. Lo lắng, cả nhà đổ xô đi tìm thì nhận được thông tin, con gái đã đi theo một ngã đàn ông trên một chiếc xe máy thẳng hướng cửa khẩu Bạch Đích.
Biết H. chính thức đã bị kẻ gian lừa đưa sang Trung Quốc để bán, ông Nguyễn Sinh Nam tức tốc về nhà, làm gấp các thủ tục xin giấy phép thông hành sang Trung Quốc tìm con.
Cuộc giải cứu con gái như phim hành động
Nhớ lại cuộc giải cứu con gái kéo dài 10 ngày đêm, ông Nam kể: “Tin chắc đối tượng đã đưa con mình sang đất Trung Quốc, tôi liền rủ một người bạn cùng lên đường tìm con. Sau khi sang bên kia biên giới, đi đâu chúng tôi cũng gặng hỏi mong nhận được chút mang mối về cháu. Càng đi sâu vào lãnh địa Trung Quốc, thông tin càng mịt mù.
Đã có lúc, vì quá mệt mỏi, 2 anh em định tính rút lui và cầu mong số phận may mắn mỉm cười với cháu. Nhưng lúc nản nhất thì tia sáng lại hiện diện như một phép màu, với thông tin tên Kiên đang dấu H. ở Pà Pú (thuộc thị trấn Tùng Cản, Trung Quốc)”.
Từ huyện Vân Sơn (Trung Quốc), ông Nam cùng bạn lộn lại gần 200 km hướng Pà Pú tìm con. Lại thêm một lần nữa ông trời thử sức ông Nam, vừa đến nơi, ông lại nhận được thông tin, Kiên vừa đưa H. đi Quảng Châu. Không do dự, ông Nam lại nhẩy xe chạy tuốt lên Quảng Châu mà không mảy may quan tâm hơn ngày qua, ông chưa một miếng lót dạ.
Đến Quảng Châu, cơ sự lại khó hơn gấp bội lần, nơi xứ người đông đúc xa lạ, cách giao tiếp chỉ có thể thông qua một phiên dịch bập bõm là người bạn đi cùng, ông Nam có cảm giác như đang “mò kim đáy bể”.
“Chúng tôi lại thêm một lần nữa thất vọng, xong không hiểu sao, trong người tôi lúc đó lại trỗi dậy một niềm tin rất lớn, mình sẽ tìm thấy con gái. Lặn lội đến cùng đường ngõ hẻm, từng khu tồi tàn nhất của Quảng Châu, cuối cùng chúng tôi cũng có tin về cháu H. đang bị nhốt trong một căn phòng trọ ở một khu ổ chuột.
Ngay lập tức, cháu được giải cứu, còn tên Kiên thì đã cao chạy xa bay từ lúc nào. Hỏi ra thì biết, đưa H. đến Quảng Châu thì hắn hết tiền, phải quay lại Pà Pú để vay thêm tiền để đưa H. vào sâu lục địa Trung Quốc bán với giá cao hơn”, ông Nam bộc bạch.
Vậy là, H. đã may mắn được được giải cứu sau cuộc hành trình 10 ngày đêm khổ ải của người cha, còn số phận của Ch. lại gian nan hơn. Bởi khi đưa cả hai vượt qua sự kiểm soát của biên phòng sang Trung Quốc, thấy H. xinh đẹp, nếu đưa sâu vào Trung Quốc sẽ bán được với giá rất cao, Kiên đã bán Ch. ở Vân Sơn trước để lấy tiền lộ phí đưa H. đi tiếp.
Tuy rằng, sau đó Ch. cũng được giải cứu về Việt Nam, nhưng đáng tiếc, đối tượng Hoàng Văn Kiên đã cao chạy xa bay, mặc dù đã hơn một lần bị cơ quan chức năng Việt Nam sờ đến gáy.
Còn nhiều thân phận đáng thương
Trung tá Phan Hồng Sơn cho biết: “Trong số rất nhiều trở về nhà không phải ai cũng gặp được may mắn như H. Có những người, vì mặc cảm với xã hội mà tâm lý không thể sống bình thường được ở quê nhà, phải tìm vùng khác để sống. Thậm chí, có người, vì buồn chán, thấy người lạ rủ đi chơi, đồng ý và lại tiếp tục bị lừa bán tiếp. Đó chính là điều đáng sợ nhất mà những nạn nhân đang gặp phải khi trở về với cộng đồng”.
Cảm thông khi nói về thân phận những người phụ nữ này, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng công an xã Bạch Đích chia sẻ: “Đa số phụ nữ bị lừa bán thường rơi vào lứa tuổi từ 17 - 35 tuổi. Đã có nhiều trường hợp trốn được về nhà, nhưng vì mặc cảm, lo sợ sự thị phi của cộng đồng, không dám đứng lên tố cáo đối tượng đã lừa mình. Có một số người, khi về được quê phải đi nới khác kiếm việc vì mặc cảm.
Trước vấn đề đó, chính quyền địa phương đã dùng nhiều phương pháp để giúp các nạn nhân trở về có thể tái hòa nhập được cộng đồng, như: giới thiệu việc làm, dạy nghề, cho đi xuất khẩu lao động... nhưng xem ra vẫn giải quyết hết được gốc rễ của vấn đề”.
Trở lại với câu chuyện nhà ông Nam, ngày chúng tôi tìm đến được hay tin, Nguyễn Thị H. đang hưởng niềm hạnh phúc bên mái ấm mới trên huyện cùng đáng phu quân và cậu con trai 3 tuổi.
Đến bây giời khi kể lại cho chúng tôi, ông Nam vẫn còn dưng dưng nước mắt: “Quả là ông trời có mắt, sau cái lần giông bão ấy, số phận đã cho cháu tìm được một người chồng tốt với một cuộc sống an nhàn và hạnh phúc. Đến bây giờ tôi cũng không tin rằng, mình sẽ tìm lại được con”.
Nguồn: Trần Quyết (Nguoiduatin.vn)
Nhiều khi, cuộc kiếm tìm như trò đuổi bắt trong phim hành động, nhận được tin đến nơi thì đối tượng lại vừa đưa con ông đi nơi khác. Đến lúc, tất cả dường như rơi vào vô vọng thì số phận đoàn tụ lại kéo hai cha con gần bên nhau...
Cú lừa... tình yêu!
Con đường vào thôn Na Sàng 2, xã Bạch Đích (Yên Minh, Hà Giang) ngoằn nghèo như con trăn, sau cuộc vật lộn men theo bờ suối, thẳng hướng lên đỉnh đồi, rồi lại tụt dốc trên bãi mương nhão nhoẹt bùi đất sau trận mưa xối xả của tối hôm trước.
Chúng tôi đã có mặt nhà ông Nguyễn Sinh Nam, người đã có cuộc hành trình lịch sử 10 ngày đêm giải cứu con gái ở bên kia biên giới cách đây gần 5 năm. Đây không phải là trường hợp phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc đầu tiên của Hà Giang, mà nạn buôn bán phụ nữ đã trở thành một căn bệnh kinh niên trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh.
Ông Nguyễn Sinh Nam đang kể lại hành trình 10 ngày đêm giải cứu con gái. |
Theo Trung tá Phan Hồng Sơn, Đồn trưởng Đồn biên phòng Bạch Đích (BĐBP tỉnh Hà Giang): “Thủ đoạn của bọn buôn bán người là thường dùng tình cảm để lừa gạt những cô gái nhẹ dạ cả tin, rủ sang Trung Quốc chơi rồi bán”.
Không những thế, trên chặng đường mất đứt 2 giờ đi, nhưng dài chưa đầy 2 cây số để đến nhà ông Nguyễn Sinh Nam, Trung úy Mạc Đức Huy, người được giao nhiệm vụ đưa chúng tôi “đi đến nơi, về đến chốn” còn cho hay: Đối tượng chính mà bọn buôn người hướng đến là những cô gái trẻ và những phụ nữ đã có chồng nhưng đang vướng phải hoàn cảnh khó khăn. Các cô gái thì bọn chúng tìm đến bằng cách tán tỉnh, yêu đương.
Khi biết cá đã cắn câu chúng rủ họ đi chơi, có lúc chính những người bạn thân của các cô gái này cũng vô tình trở thành nạn nhân khi bị dụ dỗ đi cùng cho vui.
Còn những người phụ nữ có chồng, thì chúng vẽ ra một viễn cảnh tương lai sáng lạn, không bị chồng chửi bới, đánh đập, chỉ cần đi vài năm là có tiền mang về quê thay đổi cuộc sống. Mà vụ án xảy ra với nạn nhân Nguyễn Thị H. (SN 1989), con gái ông Nam là một ví dụ điển hình cho việc đó.
Chuyện là, vào khoảng cuối tháng 9/2006, Nguyễn Thị H. cùng Vàng Thị Ch. (SN 1987), người trong thôn đi chợ chơi. Sau một buổi thưởng ngoạn mua sắm, H. và Ch. bất ngờ được một người đàn ông có khuôn mặt sáng sủa tự giới thiệu là Hoàng Văn Kiên (huyện Yên Minh) đến làm quen. Để tỏ lòng hào hiệp, Kiên mạnh tay bỏ tiền bao ăn uống và mua sắm cho 2 cô nhiều đồ trang sức.
Nguyễn Thị H. (lớn nhất, từ trái qua phải). |
Khi biết H. đã “cảm cái lòng”, Kiên ngỏ ý muốn mời cô qua Trung Quốc chơi một chuyến cho biết với lời quảng cáo về một thiên đường chỉ cách nơi những cô gái này ở vài chục km. Tin lời, H. đồng ý lên đường với Kiên, tuy nhiên, để chuyến đi thêm thú vị, Kiên có ý rủ thêm Ch. đi cho vui, không do dự, Chỉ ngật đầu đồng ý.
Mặc dù báo với bố mẹ là đi chợ mua sắm, nhưng đã nhiều ngày trôi qua mà H. vẫn không về nhà. Lo lắng, cả nhà đổ xô đi tìm thì nhận được thông tin, con gái đã đi theo một ngã đàn ông trên một chiếc xe máy thẳng hướng cửa khẩu Bạch Đích.
Biết H. chính thức đã bị kẻ gian lừa đưa sang Trung Quốc để bán, ông Nguyễn Sinh Nam tức tốc về nhà, làm gấp các thủ tục xin giấy phép thông hành sang Trung Quốc tìm con.
Cuộc giải cứu con gái như phim hành động
Nhớ lại cuộc giải cứu con gái kéo dài 10 ngày đêm, ông Nam kể: “Tin chắc đối tượng đã đưa con mình sang đất Trung Quốc, tôi liền rủ một người bạn cùng lên đường tìm con. Sau khi sang bên kia biên giới, đi đâu chúng tôi cũng gặng hỏi mong nhận được chút mang mối về cháu. Càng đi sâu vào lãnh địa Trung Quốc, thông tin càng mịt mù.
Đã có lúc, vì quá mệt mỏi, 2 anh em định tính rút lui và cầu mong số phận may mắn mỉm cười với cháu. Nhưng lúc nản nhất thì tia sáng lại hiện diện như một phép màu, với thông tin tên Kiên đang dấu H. ở Pà Pú (thuộc thị trấn Tùng Cản, Trung Quốc)”.
Từ huyện Vân Sơn (Trung Quốc), ông Nam cùng bạn lộn lại gần 200 km hướng Pà Pú tìm con. Lại thêm một lần nữa ông trời thử sức ông Nam, vừa đến nơi, ông lại nhận được thông tin, Kiên vừa đưa H. đi Quảng Châu. Không do dự, ông Nam lại nhẩy xe chạy tuốt lên Quảng Châu mà không mảy may quan tâm hơn ngày qua, ông chưa một miếng lót dạ.
Đến Quảng Châu, cơ sự lại khó hơn gấp bội lần, nơi xứ người đông đúc xa lạ, cách giao tiếp chỉ có thể thông qua một phiên dịch bập bõm là người bạn đi cùng, ông Nam có cảm giác như đang “mò kim đáy bể”.
“Chúng tôi lại thêm một lần nữa thất vọng, xong không hiểu sao, trong người tôi lúc đó lại trỗi dậy một niềm tin rất lớn, mình sẽ tìm thấy con gái. Lặn lội đến cùng đường ngõ hẻm, từng khu tồi tàn nhất của Quảng Châu, cuối cùng chúng tôi cũng có tin về cháu H. đang bị nhốt trong một căn phòng trọ ở một khu ổ chuột.
Ngay lập tức, cháu được giải cứu, còn tên Kiên thì đã cao chạy xa bay từ lúc nào. Hỏi ra thì biết, đưa H. đến Quảng Châu thì hắn hết tiền, phải quay lại Pà Pú để vay thêm tiền để đưa H. vào sâu lục địa Trung Quốc bán với giá cao hơn”, ông Nam bộc bạch.
Vậy là, H. đã may mắn được được giải cứu sau cuộc hành trình 10 ngày đêm khổ ải của người cha, còn số phận của Ch. lại gian nan hơn. Bởi khi đưa cả hai vượt qua sự kiểm soát của biên phòng sang Trung Quốc, thấy H. xinh đẹp, nếu đưa sâu vào Trung Quốc sẽ bán được với giá rất cao, Kiên đã bán Ch. ở Vân Sơn trước để lấy tiền lộ phí đưa H. đi tiếp.
Tuy rằng, sau đó Ch. cũng được giải cứu về Việt Nam, nhưng đáng tiếc, đối tượng Hoàng Văn Kiên đã cao chạy xa bay, mặc dù đã hơn một lần bị cơ quan chức năng Việt Nam sờ đến gáy.
Còn nhiều thân phận đáng thương
Trung tá Phan Hồng Sơn cho biết: “Trong số rất nhiều trở về nhà không phải ai cũng gặp được may mắn như H. Có những người, vì mặc cảm với xã hội mà tâm lý không thể sống bình thường được ở quê nhà, phải tìm vùng khác để sống. Thậm chí, có người, vì buồn chán, thấy người lạ rủ đi chơi, đồng ý và lại tiếp tục bị lừa bán tiếp. Đó chính là điều đáng sợ nhất mà những nạn nhân đang gặp phải khi trở về với cộng đồng”.
Cảm thông khi nói về thân phận những người phụ nữ này, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng công an xã Bạch Đích chia sẻ: “Đa số phụ nữ bị lừa bán thường rơi vào lứa tuổi từ 17 - 35 tuổi. Đã có nhiều trường hợp trốn được về nhà, nhưng vì mặc cảm, lo sợ sự thị phi của cộng đồng, không dám đứng lên tố cáo đối tượng đã lừa mình. Có một số người, khi về được quê phải đi nới khác kiếm việc vì mặc cảm.
Ông Nguyễn Văn Bình, Trường CA xã Bạch Đích. |
Trước vấn đề đó, chính quyền địa phương đã dùng nhiều phương pháp để giúp các nạn nhân trở về có thể tái hòa nhập được cộng đồng, như: giới thiệu việc làm, dạy nghề, cho đi xuất khẩu lao động... nhưng xem ra vẫn giải quyết hết được gốc rễ của vấn đề”.
Trở lại với câu chuyện nhà ông Nam, ngày chúng tôi tìm đến được hay tin, Nguyễn Thị H. đang hưởng niềm hạnh phúc bên mái ấm mới trên huyện cùng đáng phu quân và cậu con trai 3 tuổi.
Đến bây giời khi kể lại cho chúng tôi, ông Nam vẫn còn dưng dưng nước mắt: “Quả là ông trời có mắt, sau cái lần giông bão ấy, số phận đã cho cháu tìm được một người chồng tốt với một cuộc sống an nhàn và hạnh phúc. Đến bây giờ tôi cũng không tin rằng, mình sẽ tìm lại được con”.
Nguồn: Trần Quyết (Nguoiduatin.vn)
Bình luận