(VTC News) - Phi thuyền Rosetta đã phát hiện ra phân tử nitơ trên sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko khi quay quanh nó trong cuộc hành trình lạnh lẽo.
Trong báo cáo đầu tiên về sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko, Robot thăm dò Philae đã tái lập liên lạc với vệ tinh Rosetta và gửi dữ liệu về trái đất sau hai ngày đáp xuống bề mặt một sao chổi.
Khi phân tích dữ liệu truyền về, các nhà khoa học đã phát hiện ra một lượng lớn phân tử nitơ rất lớn trên sao chổi, điều này đặc biệt quan trọng cung cấp manh mối tìm ra nguồn gốc và điều kiện để tạo ra Thái dương hệ.
“Nitơ là là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự sống. Sự sống cần nitơ nhiều cũng như cần carbon", theo các nhà khoa học tại cơ quan Không gian châu Âu (ESA).
Tàu du hành Rosetta của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) đã tiến hành đo nhiệt độ cho sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko, thủ thuật lần đầu tiên được con người thực hiện.
Trước đó, các chuyên gia cho rằng bề mặt sao chổi phải phủ băng vì 67P nằm quá xa so với mặt trời để có thể bị tan chảy.
Kết quả cho thấy, bề mặt sao chổi này quá nóng để có thể được bao phủ bằng băng, mà thay vào đó là lớp vỏ đầy bụi và rất tối, theo Space.com.
Ngoài ra, họ còn phát hiện cái gọi là “khí quyển” của sao chổi chứa hydrogen và oxygen, thay vì chỉ cấu thành từ hơi nước và bụi như giả định.
Robot thăm dò Philae hiện nghiên cứu nguồn gốc, kết cấu và các đặc điểm khác của sao chổi 67P để thu thập những dữ liệu nằm ngoài tầm quan sát của các đàn thiên văn trên mặt đất lẫn không gian.
» 8 sứ mệnh không gian năm 2015
» Phát hiện chấn động về nguồn gốc nước trên Trái đất
» Giây phút robot lần đầu tiên đáp cánh lên Sao Chổi
An Trần (theo BI)
Trong báo cáo đầu tiên về sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko, Robot thăm dò Philae đã tái lập liên lạc với vệ tinh Rosetta và gửi dữ liệu về trái đất sau hai ngày đáp xuống bề mặt một sao chổi.
“Nitơ là là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự sống. Sự sống cần nitơ nhiều cũng như cần carbon", theo các nhà khoa học tại cơ quan Không gian châu Âu (ESA).
Tàu du hành Rosetta của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) đã tiến hành đo nhiệt độ cho sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko, thủ thuật lần đầu tiên được con người thực hiện.
Trước đó, các chuyên gia cho rằng bề mặt sao chổi phải phủ băng vì 67P nằm quá xa so với mặt trời để có thể bị tan chảy.
Ngoài ra, họ còn phát hiện cái gọi là “khí quyển” của sao chổi chứa hydrogen và oxygen, thay vì chỉ cấu thành từ hơi nước và bụi như giả định.
Robot thăm dò Philae hiện nghiên cứu nguồn gốc, kết cấu và các đặc điểm khác của sao chổi 67P để thu thập những dữ liệu nằm ngoài tầm quan sát của các đàn thiên văn trên mặt đất lẫn không gian.
» 8 sứ mệnh không gian năm 2015
» Phát hiện chấn động về nguồn gốc nước trên Trái đất
» Giây phút robot lần đầu tiên đáp cánh lên Sao Chổi
An Trần (theo BI)
Bình luận