• Zalo

Hành trình đi tìm sự hoà hợp của hai cha con ở hai chiến tuyến

VideoThứ Ba, 28/04/2015 07:35:00 +07:00Google News

cuộc hành trình tự đấu tranh khỏi những mặc cảm và thử thách bản lĩnh của người con để thấu hiểu lý tưởng của người cha

(VTC News) - Hành trình hoà hợp giữa người cha là một nhà báo cách mạng và một người con từng là sĩ quan quân đội Việt Nam cộng hoà, cuộc hành trình tự đấu tranh khỏi những mặc cảm và thử thách bản lĩnh của người con để thấu hiểu lý tưởng của người cha.

Đó là câu chuyện của cố nhà báo Lưu Quý Kỳ và con của ông, nhà báo Lưu Đình Triều.

30/4/1975 với cựu Thiếu uý Việt Nam cộng hoà Lưu Đình Triều, xen lẫn cảm giác lo sợ là cảm xúc của sự kết thúc 21 năm chờ đợi, sự  kết thúc của 7600 ngày mồ côi để con gặp lại ba má và hét lên ‘ba ơi, má ơi’.

Ngày gặp lại ba giữa Sài Gòn ngay tại khách sạn này 39 năm trước. Đứng trước ba của mình là Tổng thư ký hội nhà báo Vệt Nam, nhà báo cách mạng Lưu Quý Kỳ, cảm xúc bị nghẹn lại, thay vào đó là mặc cảm của người con.

Lần gặp đó chưa thực sự là ngày đoàn tụ. Trại cải tạo binh lính Việt Nam cộng hoà ở Phú Lợi, Bình Dương bây giờ đã là một khu dân cư. Khi đó nhà báo Lưu Quý Kỳ đã không dành cho con mình một sự ưu ái nào, không gặp mặt, những gì ông dành cho con là lời động viên thông qua những lá thư mong con yên tâm học tập cải tạo để gia đình sớm xum vầy.

‘Thật ra bây giờ khó mà nói được cảm xúc của mình lúc đó, vừa tủi thân, vừa tức, vừa giận vì trong thư và tôi nói rằng ở trại mời ba tôi lên làm bảo lãnh cho tôi về nhưng ba nghĩ rằng cứ học tập cho tốt rồi trở về làm công dân, làm lại cuộc đời thì tốt hơn. Lúc đó tôi giận quá và xé nát bức thư’, nhà báo Lưu Đình Triều chia sẻ.

Như một sợi dây vô hình kết nối giữa người cha và người con, hoàn thành học tập cải tạo, Lưu Đình Triều chọn con đường của ba mình trở thành nhà báo.

Chưa được ba đồng ý nhưng anh vẫn thi báo chí tại trường Tuyên huấn Trung ương sau một thời gian làm công nhân. Thi đỗ nhưng ba anh vẫn không đứng ra bảo lãnh và phải đợi xét lý lịch, nhưng cuối cùng thì kết quả và nỗ lực của anh vẫn thuyết phục được nhà trường để trở thành cựu sĩ quan cộng hoà duy nhất được học tại ngôi trường này vào năm 1979.

Đó cũng là lúc mà nhà báo Lưu Quý Kỳ dạy cho con mình những bài học đầu tiên của người làm báo cho đến lúc ông qua đời vào năm 1982.

‘Nếu như ba anh tạo điều kiện để cho anh không phải đi cải tạo, coi như đấy là một sự bù đắp, liệu anh có thể có được sự hoà nhập, như anh nói, là sự hoà nhập về phần hồn?’

‘Rồi rôi cũng sẽ đạt được sự hoà nhập về phần hồn, nhưng nó đến một cách dễ dãi thì tôi tin rằng độ vững bền của nó sẽ không được như ngày hôm nay’, nhà báo Triều nói.

Trở thành một đoàn viên ưu tú, một nhà báo của một tờ báo có uy tín hàng đầu Việt Nam, đi đúng con đường của ba, đó là cách mà nhà báo Lưu Đình Triều đã lựa chọn để đi tìm sựu hào hợp, để hiểu hơn là tại sao ba mình lại chấp nhận cảnh gia đình phải chia ly để đi theo cách mạng cho một ngày thống nhất, sum họp.

Video: Hành trình đi tìm sự hoà hợp về tâm hồn và lý tưởng
Nguồn: VTC1
>> ĐỌC TIẾP...
Bình luận
vtcnews.vn