Khởi phát từ các cuộc biểu tình chống đối chính phủ, mâu thuẫn giữa chính quyền đương nhiệm Syria với người dân nhanh chóng bùng phát thành nội chiến và ngày nay đã trở thành một cuộc xung đột quốc tế.
Quá trình trên đã diễn ra như thế nào?
Năm 2011:
Căng thẳng bắt đầu dâng lên giữa những người biểu tình và chế độ Bashar-al-Assad. Vào tháng 7, tổ chức chống chính quyền Assad chính thức được thành lập từ các quân nhân đào ngũ ở quân đội Syria mang tên Quân đội Syria Tự do (FSA).
Trong khi đó, dân tộc Kurd ở miền bắc Syria cũng hình hành một đơn vị quốc phòng riêng biệt để chống đối chính phủ.
Năm 2012:
Các cuộc xung đột vũ trang đầu tiên nổ ra giữa những người ủng hộ chính phủ, FSA và Mặt trận Al-Nursa (một nhánh của al-Qaeda ở Syria) vừa được thành lập.
Lực lượng người Kurd bắt đầu tham gia vào cuộc xung đột với FSA, tuy nhiên tránh tham chiến trực tiếp với chính quyền Assad.
Tình hình càng trở nên phức tạp khi các thế lực ngoại quốc bắt đầu can thiệp bằng cách hỗ trợ các nhóm khác nhau.
Trong khi Iran và Hezbollah ủng hộ chính quyền Assad, thì Mỹ lại hỗ trợ lực lượng FSA.
Năm 2013:
Lấy cớ chính quyền Assad sử dụng vũ khí hoá học đàn áp nhân dân, Mỹ đe doạ sẽ can thiệp quân sự tại đây.
Dưới áp lực từ Nga, chính phủ Assad ngưng sử dụng vũ khí hoá học để ngăn chặn sự can thiệp quân sự trực tiếp từ Mỹ.
Vào thời điểm này, Hezbollah và quân đội Iran bắt đầu tham gia cuộc chiến. Tổ chức khủng bố Quốc gia Hồi giáo tự xưng (IS) cũng bắt đầu nhúng tay vào Syria.
Ngay sau khi IS đổ bộ vào Syria từ Iraq năm 2013, tổ chức này bắt đầu kết nạp các thành viên từ chiến binh đào ngũ trong lực lượng nổi dậy chống Assad.
Sau khi kiểm soát một khu vực rộng lớn cả ở lãnh thổ Syria và Iraq, IS tuyên bố thiết lập một nhà nước Hồi giáo Caliphate vào năm 2014.
Năm 2014:
Mỹ cùng các quốc gia vùng Vịnh bắt đầu thiết lập liên quân để không kích IS.
Dưới sự hỗ trợ của không quân từ liên minh do Mỹ đứng đầu và lực lượng người Kurd ở Iraq, lực lượng người Kurd tại Syria nhanh chóng ngăn chặn cuộc tấn công của IS tại Kobane sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào thời điểm này, lực lượng người Kurd tại Syria tiếp tục liên minh với các nhóm FSA để chiến đấu chống lại IS.
Năm 2015:
Đầu năm 2015, lực lượng FSA giành được ưu thế đáng kể so với chính phủ Syria.
Vào tháng 9, đồng minh lâu năm của Syria là Nga tuyên bố tiến hành chiến dịch không kích để chống lại IS. Tuy nhiên, hành động này của Nga bị phía Mỹ cáo buộc là nhằm che đậy cho việc không kích các lực lượng đối lập chính quyền Assad.
Tháng 11-2015, Pháp không kích các mục tiêu IS ở Syria sau cuộc tắm máu Paris làm 130 người chết.
Sau tất cả những diễn biến trên, hiện tại cục diện ở Syria đang hết sức rối rắm. Lực lượng Assad vẫn đang kiểm soát phần lãnh thổ phía tây đất nước, trong đó có thủ đô Damascus.
Trong khi đó, các nhóm phiến quân chống chính phủ lại đang cố thủ tại miền bắc và miền nam Syria.
Lực lượng người Kurd thì trấn giữ phần lớn lãnh thổ của họ dọc biên giới phía bắc với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổ chức khủng bố IS thì thiết lập chế độ cực đoan dọc sông Euphrates, cho phép chúng linh hoạt tham chiến cả ở Iraq và Syria.
Nguồn: Hải Yến/Tuổi trẻ (Đồ họa: Washington Post)
Quá trình trên đã diễn ra như thế nào?
Năm 2011:
Căng thẳng bắt đầu dâng lên giữa những người biểu tình và chế độ Bashar-al-Assad. Vào tháng 7, tổ chức chống chính quyền Assad chính thức được thành lập từ các quân nhân đào ngũ ở quân đội Syria mang tên Quân đội Syria Tự do (FSA).
Trong khi đó, dân tộc Kurd ở miền bắc Syria cũng hình hành một đơn vị quốc phòng riêng biệt để chống đối chính phủ.
Các phe phái manh nha hình thành ở Syria năm 2011 |
Năm 2012:
Các cuộc xung đột vũ trang đầu tiên nổ ra giữa những người ủng hộ chính phủ, FSA và Mặt trận Al-Nursa (một nhánh của al-Qaeda ở Syria) vừa được thành lập.
Lực lượng người Kurd bắt đầu tham gia vào cuộc xung đột với FSA, tuy nhiên tránh tham chiến trực tiếp với chính quyền Assad.
Tình hình càng trở nên phức tạp khi các thế lực ngoại quốc bắt đầu can thiệp bằng cách hỗ trợ các nhóm khác nhau.
Trong khi Iran và Hezbollah ủng hộ chính quyền Assad, thì Mỹ lại hỗ trợ lực lượng FSA.
Các thế lực bên ngoài bắt đầu can thiệp vào nội bộ Syria |
Năm 2013:
Lấy cớ chính quyền Assad sử dụng vũ khí hoá học đàn áp nhân dân, Mỹ đe doạ sẽ can thiệp quân sự tại đây.
Dưới áp lực từ Nga, chính phủ Assad ngưng sử dụng vũ khí hoá học để ngăn chặn sự can thiệp quân sự trực tiếp từ Mỹ.
Vào thời điểm này, Hezbollah và quân đội Iran bắt đầu tham gia cuộc chiến. Tổ chức khủng bố Quốc gia Hồi giáo tự xưng (IS) cũng bắt đầu nhúng tay vào Syria.
Tình hình hỗn loạn tại Syria năm 2013 |
Ngay sau khi IS đổ bộ vào Syria từ Iraq năm 2013, tổ chức này bắt đầu kết nạp các thành viên từ chiến binh đào ngũ trong lực lượng nổi dậy chống Assad.
Sau khi kiểm soát một khu vực rộng lớn cả ở lãnh thổ Syria và Iraq, IS tuyên bố thiết lập một nhà nước Hồi giáo Caliphate vào năm 2014.
Sự hình thành IS ở Syria |
Năm 2014:
Mỹ cùng các quốc gia vùng Vịnh bắt đầu thiết lập liên quân để không kích IS.
Dưới sự hỗ trợ của không quân từ liên minh do Mỹ đứng đầu và lực lượng người Kurd ở Iraq, lực lượng người Kurd tại Syria nhanh chóng ngăn chặn cuộc tấn công của IS tại Kobane sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào thời điểm này, lực lượng người Kurd tại Syria tiếp tục liên minh với các nhóm FSA để chiến đấu chống lại IS.
IS trở thành mục tiêu tấn công của các bên tham chiến tại Syria |
Năm 2015:
Đầu năm 2015, lực lượng FSA giành được ưu thế đáng kể so với chính phủ Syria.
Vào tháng 9, đồng minh lâu năm của Syria là Nga tuyên bố tiến hành chiến dịch không kích để chống lại IS. Tuy nhiên, hành động này của Nga bị phía Mỹ cáo buộc là nhằm che đậy cho việc không kích các lực lượng đối lập chính quyền Assad.
Tháng 11-2015, Pháp không kích các mục tiêu IS ở Syria sau cuộc tắm máu Paris làm 130 người chết.
Nga, Pháp tham gia vào cuộc xung đột ở Syria |
Sau tất cả những diễn biến trên, hiện tại cục diện ở Syria đang hết sức rối rắm. Lực lượng Assad vẫn đang kiểm soát phần lãnh thổ phía tây đất nước, trong đó có thủ đô Damascus.
Trong khi đó, các nhóm phiến quân chống chính phủ lại đang cố thủ tại miền bắc và miền nam Syria.
Lực lượng người Kurd thì trấn giữ phần lớn lãnh thổ của họ dọc biên giới phía bắc với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổ chức khủng bố IS thì thiết lập chế độ cực đoan dọc sông Euphrates, cho phép chúng linh hoạt tham chiến cả ở Iraq và Syria.
Nguồn: Hải Yến/Tuổi trẻ (Đồ họa: Washington Post)
Bình luận