(VTC News) - Đến hẹn lại lên, cứ đêm mùng 7 rạng sáng mồng 8 tháng Giêng âm lịch, hàng vạn du khách lại đổ về Chợ Viềng (Nam Định) họp một phiên duy nhất trong năm.
Người đến với chợ Viềng để cầu may mắn, bình an, hạnh phúc cho cả gia đình, đồng thời xua đi những rủi ro trong năm mới với tâm lý “mua may bán rủi”.
Ít người biết rõ ở Nam Định có đến 4 chợ Viềng mà chợ nào mỗi năm cũng chỉ họp một phiên duy nhất vào đêm mồng 7 tới mờ sáng mồng 8 Tết: Chợ Viềng Nam Giang (huyện Nam Trực); chợ Viềng Liễu Đề trong khu vực đền thờ Triệu Quang Phục; chợ Viềng Mỹ Lộc cạnh đền Trần và chợ Viềng Vụ Bản liền kề với phủ Dầy.
Trong số này, nổi tiếng nhất vẫn là Chợ Viềng Phủ Dầy và Chợ Viềng Nam Giang (Nam Trực). Theo lời kể của các cụ cao niên, trước đây, một cánh quân của Quang Trung tiến quân ra Bắc giải phóng các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên trước khi trở về Thanh Hóa, dừng chân ăn mừng chiến thắng và mở hội chợ tại xã Nam Giang (Nam Trực) và Kim Thái, Trung Thành (Vụ Bản).
Chợ Viềng thường họp chính thức từ ngày mùng 7 Tết để người dân đi mua các nông cụ, cây cảnh mong may mắn cho một năm. Người dân đi chợ cũng kết hợp cả đi lễ chùa, lễ phủ. Chợ Viềng Nam Giang, nơi có chùa Đại Bi thờ Từ Đạo Hạnh. Chợ Viềng Kim Thái, Trung Thành, nơi có quần thể di tích Phủ Giầy thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh (một trong bốn vị Thánh “Tứ bất tử” của người Việt).
Phủ Giầy là một quần thể kiến trúc đền, đài xuất hiện từ thời Lê, gắn liền với việc phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh. Đây là danh lam thắng cảnh nổi tiếng cấp Quốc gia nằm trọn trong hai thôn Vân Cát và Tiên Hương, xã Kim Thái gồm 19 di tích lớn, nhỏ.
Từ chiều mùng 7 Tết, dòng người đổ về Chợ Viềng Phủ ( xã Kim Thái, xã Trung Thành, huyện Vụ Bản) mỗi lúc một đông với hàng dài các loại xe nối đuôi nhau.
Đến Chợ Viềng, người dân mua các loại cây ăn quả, cây cảnh, các loại hoa với mong muốn năm mới có thêm nhiều lộc may mắn. Bên cạnh đó, những người nông dân lại mua thêm cho mình những nông cụ đầu năm như cuốc, xẻng, liềm, dao… mong cho một năm mới mùa màng bội thu.
Nét độc đáo ở Chợ Viềng đó là sự xuất hiện của những dãy dài các cửa hàng bán thịt bò, thịt bê thui san sát nhau rất vui mắt. Ai đến với Chợ Viềng cũng mua về ít nhất vài lạng thịt bò, thịt bê những mong sung túc, no đủ trong một năm.
Trước kia, ở Chợ Viềng người bán không nói thách, người mua cũng không mặc cả. Hiện nay, tuy có chút thương mại hóa song người đi Chợ Viềng vẫn cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Người đi Chợ Viềng vẫn được hòa mình vào trong không khí rộn ràng của mùa xuân. Người mua người bán đến với chợ đều để cầu may mắn trong một năm. Vì vậy, Chợ Viềng vẫn được người xưa gọi với cái tên chợ “ bán rủi mua may”.
Người đến với chợ Viềng để cầu may mắn, bình an, hạnh phúc cho cả gia đình, đồng thời xua đi những rủi ro trong năm mới với tâm lý “mua may bán rủi”.
Du khách đến với Chợ Viềng không thể quên được món thịt bò, bê thui có tiếng. (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Ít người biết rõ ở Nam Định có đến 4 chợ Viềng mà chợ nào mỗi năm cũng chỉ họp một phiên duy nhất vào đêm mồng 7 tới mờ sáng mồng 8 Tết: Chợ Viềng Nam Giang (huyện Nam Trực); chợ Viềng Liễu Đề trong khu vực đền thờ Triệu Quang Phục; chợ Viềng Mỹ Lộc cạnh đền Trần và chợ Viềng Vụ Bản liền kề với phủ Dầy.
Trong số này, nổi tiếng nhất vẫn là Chợ Viềng Phủ Dầy và Chợ Viềng Nam Giang (Nam Trực). Theo lời kể của các cụ cao niên, trước đây, một cánh quân của Quang Trung tiến quân ra Bắc giải phóng các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên trước khi trở về Thanh Hóa, dừng chân ăn mừng chiến thắng và mở hội chợ tại xã Nam Giang (Nam Trực) và Kim Thái, Trung Thành (Vụ Bản).
Sắm sửa nông cụ mới cho vụ mùa bội thu |
Chợ Viềng thường họp chính thức từ ngày mùng 7 Tết để người dân đi mua các nông cụ, cây cảnh mong may mắn cho một năm. Người dân đi chợ cũng kết hợp cả đi lễ chùa, lễ phủ. Chợ Viềng Nam Giang, nơi có chùa Đại Bi thờ Từ Đạo Hạnh. Chợ Viềng Kim Thái, Trung Thành, nơi có quần thể di tích Phủ Giầy thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh (một trong bốn vị Thánh “Tứ bất tử” của người Việt).
Phủ Giầy là một quần thể kiến trúc đền, đài xuất hiện từ thời Lê, gắn liền với việc phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh. Đây là danh lam thắng cảnh nổi tiếng cấp Quốc gia nằm trọn trong hai thôn Vân Cát và Tiên Hương, xã Kim Thái gồm 19 di tích lớn, nhỏ.
Du khách kết hợp đi Chợ Viềng và lễ Phủ Dầy mong may mắn và bình an |
Từ chiều mùng 7 Tết, dòng người đổ về Chợ Viềng Phủ ( xã Kim Thái, xã Trung Thành, huyện Vụ Bản) mỗi lúc một đông với hàng dài các loại xe nối đuôi nhau.
Đến Chợ Viềng, người dân mua các loại cây ăn quả, cây cảnh, các loại hoa với mong muốn năm mới có thêm nhiều lộc may mắn. Bên cạnh đó, những người nông dân lại mua thêm cho mình những nông cụ đầu năm như cuốc, xẻng, liềm, dao… mong cho một năm mới mùa màng bội thu.
Nét độc đáo ở Chợ Viềng đó là sự xuất hiện của những dãy dài các cửa hàng bán thịt bò, thịt bê thui san sát nhau rất vui mắt. Ai đến với Chợ Viềng cũng mua về ít nhất vài lạng thịt bò, thịt bê những mong sung túc, no đủ trong một năm.
Càng về đêm, dòng người đổ về Chợ Viềng mỗi lúc một đông (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Trước kia, ở Chợ Viềng người bán không nói thách, người mua cũng không mặc cả. Hiện nay, tuy có chút thương mại hóa song người đi Chợ Viềng vẫn cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Người đi Chợ Viềng vẫn được hòa mình vào trong không khí rộn ràng của mùa xuân. Người mua người bán đến với chợ đều để cầu may mắn trong một năm. Vì vậy, Chợ Viềng vẫn được người xưa gọi với cái tên chợ “ bán rủi mua may”.
Phạm Thịnh
Bình luận