Theo báo cáo của WHO, 25% số ca tử vong mỗi năm của trẻ em dưới 5 tuổi là do môi trường bị ô nhiễm, trong đó đặc biệt là ô nhiễm nước, không khí, khói thuốc và thiếu điều kiện vệ sinh. Những trường hợp tử vong đó chủ yếu mắc bệnh tiêu chảy, sốt rét, viêm phổi.
Theo bà Margaret Chan, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, hệ thống các cơ quan hô hấp, hệ miễn dịch khiến trẻ em bị tổn thương do không khí và nước bẩn.
Trong báo cáo của WHO cũng cho rằng, trẻ em bị ô nhiễm các chất ngay từ khi chưa sinh ra, sau đó trẻ sơ sinh phát triển lại phải tiếp xúc với ô nhiễm không khí, khói thuốc.
Điều này làm tăng nguy cơ trẻ nhỏ bị bệnh viêm phổi, bệnh về đường hô hấp mãn tính như hen suyễn. Ô nhiễm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư ở trẻ em.
Báo cáo cũng lưu ý rằng, nhiều vùng trên thế giới, rất nhiều hộ gia đình không được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường. Thậm chí, họ đang bị ô nhiễm với khói từ than sưởi khiến trẻ bị tiêu chảy và viêm phổi. Hoặc trẻ em bị những hóa chất độc hại thông qua thực phẩm, nước, không khí và các sản phẩm xung quanh nhiễm vào người.
Theo bà Maria Neira, chuyên gia của WHO về sức khỏe cộng đồng, trẻ em tử vong mỗi năm là một tổn thất nặng nề, chính phủ các nước nên làm nhiều việc hơn nữa để đem lại những điều tốt nhất, an toàn nhất cho trẻ em.
Video: Không khí Hà Nội sáng 5/10 ô nhiễm thứ nhì thế giới: Nguyên nhân do đâu?
Bình luận