• Zalo

Hàng loạt vụ nữ sinh mắc 'bệnh lạ' ngất xỉu, tấn công người khác

Sức khỏeThứ Ba, 19/12/2017 07:33:00 +07:00Google News

Từng có hàng loạt vụ học sinh ngất xỉu xảy ra tại các trường học tại Sơn La, Khánh Hòa, Bình Định, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Sơn La,.....

Bắc Kạn

Đầu tháng 11/2017, 9 em học sinh lớp 5 trường Nà Bản thuộc Trường Tiểu học Xuân Lạc, xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn thường xuyên mắc phải biểu hiện lạ như liên tục bị ngất, nhiều em bỗng dưng chạy ra khỏi lớp, chạy thẳng lên đồi... Có em còn đánh bạn rất hung dữ.

Thừa Thiên - Huế

Trong 2 ngày 19, 20/12/2007, tại Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) cũng đã xảy ra trường hợp ngất tập thể. Bắt đầu từ một nữ sinh bị co giật dẫn đến ngất xỉu, tiếp đến nhiều em khác cũng bị tương tự sau khi xúm vào cấp cứu cho bạn. Số học sinh phải cấp cứu trong buổi sáng ngày 20/12 lên đến khoảng hơn 30 em. Các bác sĩ kết luận các em có thể bị mắc rối loạn phân ly.

Phú Yên

Ngày 17-18/1/2011, tại trường cấp 2-3 Phạm Văn Đồng, Phú Yên có 60 học sinh ở nhiều lớp khác nhau đồng loạt bị ngất xỉu và co giật. Ban giám hiệu sau đó đã phải cho toàn trường nghỉ học 4 ngày. Khi các học sinh quay trở lại lớp ngày 24/1, 20 nữ sinh lại bị ngất xỉu khi đang học. Được biết, toàn bộ số nữ sinh bị ngất dây chuyền này là những học sinh đã từng bị ngất trong các ngày 17-19/1.

Một năm sau, chỉ trong vòng một tuần, trường THCS Đinh Tiên Hoàng (xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa) lại có hơn 25 học sinh bị ngất xỉu trong giờ học. Các em nữ sinh trong độ tuổi từ 13 – 15 thuộc các khối từ lớp 6 đến lớp 9 có các triệu chứng như: mệt lả, khó thở, buồn nôn và co giật chân tay. Có em còn biểu hiện la hét, muốn đánh người xung quanh khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

benh-la-0-bac-kan-1-0958-phunutoday

 Một học sinh lớp 5 bỗng nhiên ngất trong lớp học. (Ảnh: Lao Động)

Bà Rịa - Vũng Tàu

Từ ngày 7 đến 11/10/2006, có hàng chục nữ sinh khối lớp 10 ở trường THPT Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu bị ngất xỉu trong giờ học và giờ chào cờ. Tất cả học sinh này đều có triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu. Nhưng chỉ sau một thời gian 5-10 phút nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, được các y bác sĩ động viên tinh thần, các em đã trở lại bình thường.

Cũng tại Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2008 lại liên tiếp xảy ra trường hợp các nữ sinh bị khó thở, chân tay co giật, mắt trợn, cấu xé sách vở, cắn tay, bứt tóc rồi la hét, vùng chạy… tại trường THPT Nguyễn Du (huyện Châu Đức). Được biết, tình trạng này xảy ra sau khi các em được tiêm phòng uốn ván. Nhưng các kết luận sau cùng cho rằng các em mắc bệnh lý Hysteria (rối loạn phân ly)

Quảng Ngãi

Tháng 11/2000, trường THCS La Hà - Quảng Ngãi có 19 em học sinh tuổi từ 12 - 14 đã sảy ra phân ly hàng loạt vào thời điểm thi học kỳ, khởi đầu có một em học sinh xuất hiện cơn mệt mỏi, tức ngực, ngất xỉu, có ảo thị nhìn thấy hình ảnh lạ.

Tháng 4/2001, lại có 200 em học sinh lớp 10 và lớp 12 tại thị trấn Ba Tơ - Quảng Ngãi bị ngất xỉu kèm theo ảo thị. Tình trạng xảy ra khi thời tiết quá nóng, các em đi học xa, cuối giờ đói và mệt. Các em sau đó đã được đưa đến trung tâm y tế khám và chăm sóc.

Được biết, rất nhiều những trường hợp tương tự cũng từng xảy ra tại các trường học tại Sơn La, Khánh Hòa, Bình Định, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long,....

Vậy, rối loạn phân ly là gì?

Rối loạn phân ly (dissociation) hay trước đây gọi là bệnh lý Hysteria là hiện tượng mất một phần hay hoàn toàn sự hợp nhất bình thường giữa trí nhớ quá khứ, ý thức và đặc tính cá nhân với những cảm giác trực tiếp và sự kiểm soát những vận động của cơ thể.

Nguyên nhân chủ yếu của các rối loạn phân ly là các chấn thương tâm lý hoặc hoàn cảnh xung đột. Đó là những chấn thương gây cảm xúc mạnh như lo sợ cao độ, tức giận quá mức, thất vọng nặng nề...

Trong một môi trường làm việc, học tập căng thẳng hoặc có các mâu thuẫn không thể giải quyết…Các rối loạn phân ly xuất hiện như một cơ chế tự phòng vệ nhằm để bảo vệ thần kinh khỏi những sang chấn tâm lý trong một nỗ lực nhằm giảm bớt đi cảm nhận khó chịu về lo âu và bất lực.

Rối loạn phân ly điều trị chủ yếu bằng liệu pháp tâm lý, cần rất nhiều thời gian của bệnh nhân và gia đình. Vì vậy, gia đình và nhà trường nên có biện pháp phòng tránh ngay từ đầu, rèn luyện tính cách kết hợp hoạt động ngoại khó hợp lí để nâng cao sức khỏe tinh thần cho các em.

Video: Xác định 3 nữ sinh bị đánh hội đồng dã man

Thu Thủy
Bình luận
vtcnews.vn