(VTC News) - Lãnh đạo TP Hà Nội vừa chỉ đạo điều chỉnh lộ trình hàng loạt tuyến xe buýt trên địa bàn để đáp ứng như cầu đi lại của người dân.
Cụ thể, UBND TP Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu phương án điều chỉnh lộ trình hàng loạt tuyến xe buýt trên địa bàn. Trước hết, tuyến buýt số 21 dự kiến được điều chỉnh một số lượt vào khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân- Tứ Hiệp vào các khung giờ cao điểm sáng, trưa, chiều để phục vụ nhu cầu đi lại của sinh viên.
Lộ trình tuyến buýt 52B (CV Thống Nhất-Đặng Xá) tới xã Kiêu Kỵ- huyện Gia Lâm (đi qua khu đô thị Ecopark và thị trấn Văn Giang) cũng được nghiên cứu điều chỉnh để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
Đối với tuyến buýt đi đến các xã thuộc huyện Phú Xuyên, Sở GTVT nghiên cứu phương án điều chỉnh khoảng 60-80 chuyến/ngày của tuyến 06 đến xã Minh Tân và xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, đảm bảo không phát sinh chuyến lượt của tuyến 06, báo cáo UBND TP trong tháng 8/2015.
UBND huyện Phú Xuyên thực hiện việc giải tỏa các lấn chiếm hành lang hai bên đường, đảm bảo cho phương tiện xe buýt hoạt động.
Đối với việc điều chỉnh tuyến buýt số 40 từ Như Quỳnh đến các trường Cao đẳng ASEAN và trường Đại học Tài chính - Quản trị Kinh doanh (Hưng Yên), Sở GTVT Hà Nội phối hợp với Sở GTVT Hưng Yên kiểm tra, làm việc với trường Cao đẳng ASEAN và trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh (Hưng Yên) về số lượng sinh viên thường xuyên sử dụng xe buýt, trên cơ sở đó, đề xuất báo cáo UBND TP.
Sở GTVT cũng phải phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các quận, huyện có liên quan và đơn vị vận hành tuyến buýt đối với tuyến buýt số 61.
Các đơn vị liên quan thống nhất phương án điều chỉnh lộ trình, tần suất hoạt động của tuyến này khoảng 90 lượt/ngày, đảm bảo hiệu quả trợ giá của ngân sách, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đồng thời, thương thảo, điều chỉnh hợp đồng đối với đơn vị nhận thầu vận hành, báo cáo UBND TP phê duyệt trong tháng 8 năm 2015.
Đối với 3 tuyến buýt không trợ giá kết nối từ Trung tâm TP đến sân bay Nội Bài, TP giao Sở GTVT khảo sát, hoàn thiện phương án tuyến NB01 (Nội Bài-Kim Mã), NB02 (Nội Bài- Trần Khánh Dư), NB03 (Nội Bài - đường vành đai 3 trên cao - Bến xe Nước Ngầm), báo cáo trong tháng 8/2015.
Ngoài ra, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GTVT rà soát toàn bộ nhà chờ xe buýt, cột biển báo điểm dừng xe buýt trên địa bàn. Sở GTVT thống nhất với Sở Quy hoạch Kiến trúc về mẫu thiết kế nhà chờ, cột biển báo điểm dừng xe buýt kết hợp với quảng cáo áp dụng trên địa bàn TP Hà Nội, báo cáo UBND TP phê duyệt.
“Chỉnh trang lại, đảm bảo vệ sinh, chiếu sáng tại các trạm trung chuyển Long Biên, Cầu Giấy, Nhổn, Trần Khánh Dư trước ngày 2/9/2015. Trường hợp các đơn vị xã hội hóa không đáp ứng yêu cầu, tiến hành thanh lý hợp đồng,” lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu.
Với việc quảng cáo trên xe buýt không đúng quy định mà báo chí phản ánh thời gian qua, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở GTVT yêu cầu các đơn vị hoạt động xe buýt trên địa bàn TP không dán quảng cáo cỡ lớn trên xe buýt, vi phạm quy định hiện hành, làm mất mỹ quan đô thị. Với các xe đã dán cần phải dỡ bỏ ngay phần quảng cáo chưa đảm bảo mỹ quan đô thị.
Đà Long
Cụ thể, UBND TP Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu phương án điều chỉnh lộ trình hàng loạt tuyến xe buýt trên địa bàn. Trước hết, tuyến buýt số 21 dự kiến được điều chỉnh một số lượt vào khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân- Tứ Hiệp vào các khung giờ cao điểm sáng, trưa, chiều để phục vụ nhu cầu đi lại của sinh viên.
Lộ trình tuyến buýt 52B (CV Thống Nhất-Đặng Xá) tới xã Kiêu Kỵ- huyện Gia Lâm (đi qua khu đô thị Ecopark và thị trấn Văn Giang) cũng được nghiên cứu điều chỉnh để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
Nhiều tuyến xe buýt tại Hà Nội chuẩn bị có sự thay đổi. |
UBND huyện Phú Xuyên thực hiện việc giải tỏa các lấn chiếm hành lang hai bên đường, đảm bảo cho phương tiện xe buýt hoạt động.
Đối với việc điều chỉnh tuyến buýt số 40 từ Như Quỳnh đến các trường Cao đẳng ASEAN và trường Đại học Tài chính - Quản trị Kinh doanh (Hưng Yên), Sở GTVT Hà Nội phối hợp với Sở GTVT Hưng Yên kiểm tra, làm việc với trường Cao đẳng ASEAN và trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh (Hưng Yên) về số lượng sinh viên thường xuyên sử dụng xe buýt, trên cơ sở đó, đề xuất báo cáo UBND TP.
Sở GTVT cũng phải phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các quận, huyện có liên quan và đơn vị vận hành tuyến buýt đối với tuyến buýt số 61.
Các đơn vị liên quan thống nhất phương án điều chỉnh lộ trình, tần suất hoạt động của tuyến này khoảng 90 lượt/ngày, đảm bảo hiệu quả trợ giá của ngân sách, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đồng thời, thương thảo, điều chỉnh hợp đồng đối với đơn vị nhận thầu vận hành, báo cáo UBND TP phê duyệt trong tháng 8 năm 2015.
Đối với 3 tuyến buýt không trợ giá kết nối từ Trung tâm TP đến sân bay Nội Bài, TP giao Sở GTVT khảo sát, hoàn thiện phương án tuyến NB01 (Nội Bài-Kim Mã), NB02 (Nội Bài- Trần Khánh Dư), NB03 (Nội Bài - đường vành đai 3 trên cao - Bến xe Nước Ngầm), báo cáo trong tháng 8/2015.
Ngoài ra, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GTVT rà soát toàn bộ nhà chờ xe buýt, cột biển báo điểm dừng xe buýt trên địa bàn. Sở GTVT thống nhất với Sở Quy hoạch Kiến trúc về mẫu thiết kế nhà chờ, cột biển báo điểm dừng xe buýt kết hợp với quảng cáo áp dụng trên địa bàn TP Hà Nội, báo cáo UBND TP phê duyệt.
“Chỉnh trang lại, đảm bảo vệ sinh, chiếu sáng tại các trạm trung chuyển Long Biên, Cầu Giấy, Nhổn, Trần Khánh Dư trước ngày 2/9/2015. Trường hợp các đơn vị xã hội hóa không đáp ứng yêu cầu, tiến hành thanh lý hợp đồng,” lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu.
Với việc quảng cáo trên xe buýt không đúng quy định mà báo chí phản ánh thời gian qua, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở GTVT yêu cầu các đơn vị hoạt động xe buýt trên địa bàn TP không dán quảng cáo cỡ lớn trên xe buýt, vi phạm quy định hiện hành, làm mất mỹ quan đô thị. Với các xe đã dán cần phải dỡ bỏ ngay phần quảng cáo chưa đảm bảo mỹ quan đô thị.
Đà Long
Bình luận