(VTC News) - Việc hàng loạt các trung tâm thương mại đóng cửa thời gian gần đây đã đặt ra câu hỏi do các trung tâm này đã chọn sai hướng đi hay thị trường bán lẻ không thực sự là mảnh đất "màu mỡ"?
Đóng cửa hàng loạt
"Đóng cửa hàng loạt" là thực trạng đang diễn ra tại nhiều trung tâm thương mại tại Hà Nội và TP.HCM. Một trong những trung tâm thương mại đầu tiên đóng cửa tại Hà Nội là trung tâm Thương mại Hàng Da Galleria (chợ Hàng Da cũ) chính thức đóng cửa vì vắng khách thuê với lời thông báo "tái cấu trúc để nâng cấp, sửa chữa mới trung tâm thương mại theo mô hình mới".
Trung tâm thương mại Grand Plaza (Trần Duy Hưng, Hà Nội) từng được ví như thiên đường mua sắm của Hà Nội, sau 2 năm hoạt động, Grand Plaza phải đóng cửa vì ế ẩm, chủ đầu tư và khách thuê không thống nhất được giá và các loại phí dịch vụ.
Trung tâm thương mại Mipec Tower - 229 Tây Sơn, Hà Nội sau khi đổi tên vẫn khó thoát khỏi tình trạng khó khăn, vì thế đã buộc phải nhượng lạ 4 sàn thương mại (khoảng 20.000m2) cho tập đoàn Lotte.
Còn nhớ tại thời điểm cuối năm 2012, tại buổi lễ công bố đổi tên thương hiệu từ Pico Mall thành Mipec Tower, lãnh đạo Mipec vẫn tự tin vào khả năng kinh doanh của trung tâm thương mại này.
Tuy nhiên, điều ai cũng nhận thấy là việc kinh doanh tại khu trung tâm thương mại (TTTM) này gặp khá nhiều khó khăn, nhiều gian hàng phải đóng cửa vì vắng khách. Đặc biệt, là phải cạnh tranh gay gắt với một trung tâm mua sắm "khủng" khác ở ngay sát cạnh là Royal City của Tập đoàn VinGroup.
Một trong những trung tâm thương mại khác cũng từng khiến thị trường xôn xao khi phải tạm thời đóng cửa để tái cấu trúc là Tràng Tiền Plaza.
Sở hữu vị trí đắc địa tại Hà Nội, nhưng Tràng Tiền Plaza sau hơn 1 năm đi vào hoạt động cũng rơi vào tình cảnh luôn vắng khách, nhiều gian hàng phải giảm giá siêu sốc tới 50% nhưng vẫn vắng khách mua sắm.
Điều đáng nói, ngoài vị trí đắc địa gần như khó có trung tâm thương mại nào ở Hà Nội có thể sánh được, Tràng Tiền Plaza còn khiến nhiều người choáng ngợp bởi số tiền đầu tư hoành tráng. Theo đó, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm chủ tịch đã chi 400 tỷ đồng cải tạo, mời nhà đầu tư quốc tế góp 3.000 tỷ đồng vào Tràng Tiền Plaza.
Thế nhưng kết quả là hồi giữa năm 2014, trung tâm này vẫn phải tạm thời đóng cửa để tái cấu trúc. Mới đây, trung tâm thương mại này đã mở cửa trở lại, nhưng thay vì chỉ bán những mặt hàng xa xỉ, đẳng cấp, Tràng Tiền Plaza đã bán nhiều gian hàng ẩm thực hơn và sự hiện diện của các nhãn hàng tầm trung được kì vọng sẽ làm cải thiện tình hình kinh doanh của TTTM nổi tiếng này.
Cũng là một TTTM lớn, với diện tích lên đến 30.000 m2, lại nằm tại vị trí thuận lợi của Hà Nội, gần kề với Parkson Thái Hà, TTTM Picomall có nhiều điều kiện để trở thành một trung tâm mua sắm, giải trí bậc nhất tại Hà Nội. Sau gần 1 năm khai trương, Picomall còn không ít gian hàng trống.
Video: Parkson Keangnam đột ngột đóng cửa
Mới đây nhất, Trung tâm thương mại Parkson Keangnam Land Mark Tower (Phạm Hùng, Từ Liêm) cũng đóng cửa tạm thời ngay những ngày đầu năm mới 2015. Hàng trăm hộ kinh doanh bất ngờ khi bị đẩy ra đường.
Lý giải nguyên nhân đóng cửa trung tâm thương mại này, trong thông báo của Công ty TNHH Parkson Hà Nội do ông Tiang Chee Sung, Tổng Giám đốc ký cho rằng, kể từ khi mở cửa năm 2011, hoạt động kinh doanh của Parkson Landmark chưa một ngày đạt được doanh thu như kế hoạch đề ra.
“Chúng tôi nhận thấy các quầy hàng của Quý đối tác cũng đang phải chịu những khoản lỗ lớn cho đến nay”, thông báo nói. Công ty TNHH Parkson Hà Nội cho biết đã cân nhắc kỹ lưỡng trước tình hình trên để ra quyết định đóng cửa.
Hết "màu mỡ"
Theo báo cáo mới nhất của CBRE công bố ngày 6/1/2015, trong năm 2014, thị trường mặt bằng bán lẻ đã có 5 dự án đã gia nhập thị trường, cung cấp thêm 55.058 m2 diện tích cho thuê (NLA), giúp tăng tổng diện tích cho thuê bán lẻ trên toàn thị trường TP. Hà Nội lên 625.000 m2, với 18 trung tâm thương mại, 3 trung tâm thương mại tổng hợp, và 8 sảnh bán lẻ.
Tuy nhiên, về giá và tỷ lệ lấp đầy so với cùng kỳ năm trước, giá chào thuê trung bình giảm 15,5% tại khu vực trung tâm và 10,4% tại khu vực ngoài trung tâm. Sự sụt giảm chủ yếu là do giá chào thuê thấp hơn đáng kể tại các sảnh bán lẻ tại khu vực trung tâm và các TTTM nằm ở khu vực ngoài trung tâm.
Đáng chú ý là, giá chào thuê từ các sảnh bán lẻ và TTTM tại khu vực trung tâm đang hội tụ tại khoảng 85 USD/m2/tháng; khoảng cách giữa giá chào thuê của hai loại hình mặt bằng này đã từng là 23,8 USD/m2/tháng vào thời điểm quý 4/2013.
Các nhà bán lẻ trong và ngoài nước đều khá tích cực mở rộng kinh doanh. Siêu thị Lotte Mart từ Hàn Quốc
thông báo kế hoạch của họ với 60 siêu thị tại Việt Nam cho đến năm 2020, trong khi AEON từ Nhật Bản lên
kế hoạch mở 20 đại siêu thị trên toàn quốc.
Còn theo dự báo của Bộ Công thương, đến năm 2020, kênh bán lẻ hiện đại tại Việt Nam sẽ nâng tỷ lệ lên 45%. Tới năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 1.200 - 1.300 siêu thị, tăng gần 650 điểm so với năm 2011.
Số trung tâm thương mại và trung tâm mua sắm cũng tăng lần lượt lên 180 và 157 điểm. Các doanh nghiệp bán lẻ đang không ngừng lên kế hoạch, đổ tiền của để giành thị trường và một "cuộc chiến" khốc liệt đã bắt đầu.
Trước những con số khả quan về thị trường bán lẻ tại Việt Nam, mặt bằng bán lẻ cũng vì thế được coi là hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận cao, khiến nhiều chủ đầu tư cả trong nước và nước ngoài giành giật thị phần phân khúc này trên thị trường. Cũng vì thế, hàng loạt các trung tâm thương mại được ra đời.
Tuy nhiên, do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, người tiêu dùng có tâm lý "thắt chặt hầu bao", khiến cho việc kinh doanh của hầu hết các trung tâm thương mại đều gặp khó khăn. Bằng chứng rõ rệt nhất là việc hàng loạt trung tâm thương mại phải đóng cửa.
Ngoài ra, do tâm lý của người Việt Nam, vẫn thích những loại hình bán lẻ theo kiểu "chợ truyền thống", nên việc kinh doanh các mặt hàng xa xỉ ở các trung tâm thương mại thực tế chỉ dành cho một bộ phận người tiêu dùng rất nhỏ.
Một yếu tố khác là việc thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại lớn thường rất cao, vì vậy thời gian qua đã diễn ra xu hướng dịch chuyển từ các trung tâm thương mại lớn với giá thuê ngất ngưởng sang các địa điểm khác, với giá thuê rẻ hơn rất nhiều.
Năm 2015, nền kinh tế được dự báo sẽ có những dấu hiệu tích cực, tuy nhiên, đối với thị trường bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là các trung tâm thương mại lớn, chắc chắn sẽ không hề dễ dàng và cuộc cạnh tranh giành giật thị trường bán lẻ giữa các ông lớn cũng sẽ diễn ta khốc liệt.
Châu Anh
Đóng cửa hàng loạt
"Đóng cửa hàng loạt" là thực trạng đang diễn ra tại nhiều trung tâm thương mại tại Hà Nội và TP.HCM. Một trong những trung tâm thương mại đầu tiên đóng cửa tại Hà Nội là trung tâm Thương mại Hàng Da Galleria (chợ Hàng Da cũ) chính thức đóng cửa vì vắng khách thuê với lời thông báo "tái cấu trúc để nâng cấp, sửa chữa mới trung tâm thương mại theo mô hình mới".
Hàng loạt trung tâm thương mại đóng cửa, thị trường bán lẻ có 'màu mỡ'? - Ảnh: Zing |
Trung tâm thương mại Grand Plaza (Trần Duy Hưng, Hà Nội) từng được ví như thiên đường mua sắm của Hà Nội, sau 2 năm hoạt động, Grand Plaza phải đóng cửa vì ế ẩm, chủ đầu tư và khách thuê không thống nhất được giá và các loại phí dịch vụ.
Trung tâm thương mại Mipec Tower - 229 Tây Sơn, Hà Nội sau khi đổi tên vẫn khó thoát khỏi tình trạng khó khăn, vì thế đã buộc phải nhượng lạ 4 sàn thương mại (khoảng 20.000m2) cho tập đoàn Lotte.
Còn nhớ tại thời điểm cuối năm 2012, tại buổi lễ công bố đổi tên thương hiệu từ Pico Mall thành Mipec Tower, lãnh đạo Mipec vẫn tự tin vào khả năng kinh doanh của trung tâm thương mại này.
Tuy nhiên, điều ai cũng nhận thấy là việc kinh doanh tại khu trung tâm thương mại (TTTM) này gặp khá nhiều khó khăn, nhiều gian hàng phải đóng cửa vì vắng khách. Đặc biệt, là phải cạnh tranh gay gắt với một trung tâm mua sắm "khủng" khác ở ngay sát cạnh là Royal City của Tập đoàn VinGroup.
Một trong những trung tâm thương mại khác cũng từng khiến thị trường xôn xao khi phải tạm thời đóng cửa để tái cấu trúc là Tràng Tiền Plaza.
Sở hữu vị trí đắc địa tại Hà Nội, nhưng Tràng Tiền Plaza sau hơn 1 năm đi vào hoạt động cũng rơi vào tình cảnh luôn vắng khách, nhiều gian hàng phải giảm giá siêu sốc tới 50% nhưng vẫn vắng khách mua sắm.
Điều đáng nói, ngoài vị trí đắc địa gần như khó có trung tâm thương mại nào ở Hà Nội có thể sánh được, Tràng Tiền Plaza còn khiến nhiều người choáng ngợp bởi số tiền đầu tư hoành tráng. Theo đó, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm chủ tịch đã chi 400 tỷ đồng cải tạo, mời nhà đầu tư quốc tế góp 3.000 tỷ đồng vào Tràng Tiền Plaza.
Thế nhưng kết quả là hồi giữa năm 2014, trung tâm này vẫn phải tạm thời đóng cửa để tái cấu trúc. Mới đây, trung tâm thương mại này đã mở cửa trở lại, nhưng thay vì chỉ bán những mặt hàng xa xỉ, đẳng cấp, Tràng Tiền Plaza đã bán nhiều gian hàng ẩm thực hơn và sự hiện diện của các nhãn hàng tầm trung được kì vọng sẽ làm cải thiện tình hình kinh doanh của TTTM nổi tiếng này.
Cũng là một TTTM lớn, với diện tích lên đến 30.000 m2, lại nằm tại vị trí thuận lợi của Hà Nội, gần kề với Parkson Thái Hà, TTTM Picomall có nhiều điều kiện để trở thành một trung tâm mua sắm, giải trí bậc nhất tại Hà Nội. Sau gần 1 năm khai trương, Picomall còn không ít gian hàng trống.
Video: Parkson Keangnam đột ngột đóng cửa
Mới đây nhất, Trung tâm thương mại Parkson Keangnam Land Mark Tower (Phạm Hùng, Từ Liêm) cũng đóng cửa tạm thời ngay những ngày đầu năm mới 2015. Hàng trăm hộ kinh doanh bất ngờ khi bị đẩy ra đường.
Lý giải nguyên nhân đóng cửa trung tâm thương mại này, trong thông báo của Công ty TNHH Parkson Hà Nội do ông Tiang Chee Sung, Tổng Giám đốc ký cho rằng, kể từ khi mở cửa năm 2011, hoạt động kinh doanh của Parkson Landmark chưa một ngày đạt được doanh thu như kế hoạch đề ra.
“Chúng tôi nhận thấy các quầy hàng của Quý đối tác cũng đang phải chịu những khoản lỗ lớn cho đến nay”, thông báo nói. Công ty TNHH Parkson Hà Nội cho biết đã cân nhắc kỹ lưỡng trước tình hình trên để ra quyết định đóng cửa.
Hết "màu mỡ"
Theo báo cáo mới nhất của CBRE công bố ngày 6/1/2015, trong năm 2014, thị trường mặt bằng bán lẻ đã có 5 dự án đã gia nhập thị trường, cung cấp thêm 55.058 m2 diện tích cho thuê (NLA), giúp tăng tổng diện tích cho thuê bán lẻ trên toàn thị trường TP. Hà Nội lên 625.000 m2, với 18 trung tâm thương mại, 3 trung tâm thương mại tổng hợp, và 8 sảnh bán lẻ.
Tuy nhiên, về giá và tỷ lệ lấp đầy so với cùng kỳ năm trước, giá chào thuê trung bình giảm 15,5% tại khu vực trung tâm và 10,4% tại khu vực ngoài trung tâm. Sự sụt giảm chủ yếu là do giá chào thuê thấp hơn đáng kể tại các sảnh bán lẻ tại khu vực trung tâm và các TTTM nằm ở khu vực ngoài trung tâm.
Đáng chú ý là, giá chào thuê từ các sảnh bán lẻ và TTTM tại khu vực trung tâm đang hội tụ tại khoảng 85 USD/m2/tháng; khoảng cách giữa giá chào thuê của hai loại hình mặt bằng này đã từng là 23,8 USD/m2/tháng vào thời điểm quý 4/2013.
Các nhà bán lẻ trong và ngoài nước đều khá tích cực mở rộng kinh doanh. Siêu thị Lotte Mart từ Hàn Quốc
thông báo kế hoạch của họ với 60 siêu thị tại Việt Nam cho đến năm 2020, trong khi AEON từ Nhật Bản lên
kế hoạch mở 20 đại siêu thị trên toàn quốc.
Còn theo dự báo của Bộ Công thương, đến năm 2020, kênh bán lẻ hiện đại tại Việt Nam sẽ nâng tỷ lệ lên 45%. Tới năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 1.200 - 1.300 siêu thị, tăng gần 650 điểm so với năm 2011.
Số trung tâm thương mại và trung tâm mua sắm cũng tăng lần lượt lên 180 và 157 điểm. Các doanh nghiệp bán lẻ đang không ngừng lên kế hoạch, đổ tiền của để giành thị trường và một "cuộc chiến" khốc liệt đã bắt đầu.
Trước những con số khả quan về thị trường bán lẻ tại Việt Nam, mặt bằng bán lẻ cũng vì thế được coi là hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận cao, khiến nhiều chủ đầu tư cả trong nước và nước ngoài giành giật thị phần phân khúc này trên thị trường. Cũng vì thế, hàng loạt các trung tâm thương mại được ra đời.
Tuy nhiên, do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, người tiêu dùng có tâm lý "thắt chặt hầu bao", khiến cho việc kinh doanh của hầu hết các trung tâm thương mại đều gặp khó khăn. Bằng chứng rõ rệt nhất là việc hàng loạt trung tâm thương mại phải đóng cửa.
Ngoài ra, do tâm lý của người Việt Nam, vẫn thích những loại hình bán lẻ theo kiểu "chợ truyền thống", nên việc kinh doanh các mặt hàng xa xỉ ở các trung tâm thương mại thực tế chỉ dành cho một bộ phận người tiêu dùng rất nhỏ.
Một yếu tố khác là việc thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại lớn thường rất cao, vì vậy thời gian qua đã diễn ra xu hướng dịch chuyển từ các trung tâm thương mại lớn với giá thuê ngất ngưởng sang các địa điểm khác, với giá thuê rẻ hơn rất nhiều.
Năm 2015, nền kinh tế được dự báo sẽ có những dấu hiệu tích cực, tuy nhiên, đối với thị trường bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là các trung tâm thương mại lớn, chắc chắn sẽ không hề dễ dàng và cuộc cạnh tranh giành giật thị trường bán lẻ giữa các ông lớn cũng sẽ diễn ta khốc liệt.
Châu Anh
Bình luận