(VTC News) – Dù cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý nhưng mũ bảo hiểm (MBH) kém chất lượng vẫn được nhiều công ty bán tràn lan tại TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Tràn lan mũ bảo hiểm rởm
Theo ghi nhận của phóng viên, gần đây MBH dỏm bày bàn tràn lan trên các tuyến đường ở TP.HCM. Riêng tại tuyến đường Nguyễn Trãi (quận 5), khu vực công viên Phú Lâm (quận 6) tình trạng bày bán MBH trái phép, lấn chiếm lòng lề đường vẫn tồn tại và ngày càng bành trướng quy mô.
Những điểm bán này từng bị Cục Quản lý thị trường - Bộ Công thương cũng như thanh tra Bộ Khoa học - Công nghệ quân nhằm dẹp bỏ nhưng không thành. Kết quả kiểm tra cho thấy hầu như MBH tại đây đều kém chất lượng, giả mạo tem hợp quy CR với giá rẻ từ 35.000 - 70.000 đồng/cái.
Tình này không chỉ xảy ra ở TP.HCM mà ở các tỉnh lân cận như: dọc tuyến đường quốc lộ 51 từ ngã ba Vũng Tàu (Đồng Nai) kéo dài đến TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)…
Đặc biệt, trong số MBH rởm có một số loại MBH ghi thương hiệu của các nhà sản xuất có “tên tuổi” tại TP.HCM.
Mới đây, Chi cục tiêu chuẩn và đo lường chất lượng (Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã công bố 10 loại MBH có chỉ tiêu không đạt về độ bền va đập và hấp thụ xung động theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN về MBH cho người đi mô tô, xe máy.
Trong danh sách vi phạm về tiêu chuẩn này có Công ty TNHH SXTM KT Á Châu (đóng tại huyện Bình Chánh, TP.HCM), Công ty TNHH MTV Sản xuất và Dịch vụ Gia công Đông Á (trụ sở tại huyện Hóc Môn, TPHCM), Công ty TNHH Long Huei (đóng tại Bình Dương)…
Kết quả thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng mũ bảo hiểm lưu thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2014 – 2015 cho thấy, Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Khánh Hòa đã phát hiện hàng loạt sai phạm về việc cơ sở kinh doanh không lưu giữ đầy đủ hồ sơ chất lượng, sản xuất, gắn dấu hợp quy đã hết hiệu lực, chưa được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, có dấu hiệu giả mạo dấu hợp quy (CR) của các tổ chức chứng nhận gắn lên sản phẩm…
Điển hình là cửa hàng Kaka, cửa hàng GREEN (tại TX. Ninh Hòa) bày bán 96 mũ bảo hiểm nhãn hiệu HQ (do Công ty TNHH HQ) và N.A (do Công ty TNHH Nhật Anh cùng đóng tại quận Bình Tân, TP. HCM sản xuất), chưa được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, có dấu hiệu giả mạo dấu hợp quy (CR) của các tổ chức chứng nhận gắn lên sản phẩm.
Tại sao không thể xử lý?
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa cho rằng, hiện nay chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa áp dụng theo giá trị lô hàng có tình trạng đối phó, cơ sở chỉ báo số lượng hàng hóa từng chủng loại có trên quầy trưng bày (số lượng rất ít), do đó nếu tính theo giá trị lô hàng thì mức phạt rất thấp, chưa đủ sức răn đe.
Trước đó, văn bản chỉ đạo số: 69/KH-UBATGTQG do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng - Phó chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (UBANTGQG) ký từng nêu rõ, cần công khai thông tin cơ sở sản xuất, kinh doanh MBH kém chất lượng trên báo đài là rất cần thiết.
Tuy nhiên, đến nay, nhiều địa phương trên cả nước vẫn còn tình trạng bày bán MBH giả tràn trên thị trường.
Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia, ngoài việc đưa ra các chế tài “mạnh tay” cũng cần công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng về các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, mua bán, kinh doanh MBH kém chất lượng.
Đây có thể được xem là cái gốc của vấn đề kiểm soát MBH “dỏm” nhằm triệt tiêu, triệt để những sản phẩm này trên thị trường. Đồng thời cho người tiêu dùng nắm rõ nguồn gốc các mặt hàng để lựa chọn những sản phẩm tốt nhất.
Đến nay, các cơ sở sản xuất MBH (chủ yếu tại TP HCM) đội sổ về vi phạm chất lượng gồm: Cơ sở Sóng Hùng (NAPOLI) đã có 6 lần các mẫu không đạt chất lượng tại tại TP Hà Nội, TP HCM, Vĩnh Long, An Giang, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tiếp đó, cơ sở Trương Thị Nội (NANA), vi phạm 5 lần tại TP Hà Nội, Ninh Thuận, Vĩnh Long, Bà Rịa – Vũng Tàu và An Giang.
Các doanh nghiệp sản xuất MBH vi phạm chất lượng 4 lần như: Công ty TNHH MTV SX - TM Tân Vạn Phước (VIA-TVPVIA) tại TP Hà Nội, Vĩnh Long, Bà Rịa – Vũng Tàu và An Giang; Công ty TNHH Long Huei tại TP Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu và Vĩnh Long (2 lần); Vi phạm chất lượng 3 lần là cơ sở Kim Minh (M&M) tại An Giang, Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu, Công ty TNHH MTV SX-TM Hoàng Quán (GRS) tại TP Hà Nội và Vĩnh Long (2 lần), Công ty TNHH sản xuất thương mại kỹ thuật Á Châu (ASIA) tại Hà Nội và Bà Rịa – Vũng Tàu (2 lần) và Công ty TNHH MTV ĐT&PT Công nghệ Sơn Tùng tại TP Hà Nội, Ninh Thuận và Long An.
Khánh An
Theo ghi nhận của phóng viên, gần đây MBH dỏm bày bàn tràn lan trên các tuyến đường ở TP.HCM. Riêng tại tuyến đường Nguyễn Trãi (quận 5), khu vực công viên Phú Lâm (quận 6) tình trạng bày bán MBH trái phép, lấn chiếm lòng lề đường vẫn tồn tại và ngày càng bành trướng quy mô.
Những điểm bán này từng bị Cục Quản lý thị trường - Bộ Công thương cũng như thanh tra Bộ Khoa học - Công nghệ quân nhằm dẹp bỏ nhưng không thành. Kết quả kiểm tra cho thấy hầu như MBH tại đây đều kém chất lượng, giả mạo tem hợp quy CR với giá rẻ từ 35.000 - 70.000 đồng/cái.
Dù bị kiểm tra gắt gao nhưng nhiều doanh nghiệp lớn vẫn bán tràn lan MBH rởm |
Tình này không chỉ xảy ra ở TP.HCM mà ở các tỉnh lân cận như: dọc tuyến đường quốc lộ 51 từ ngã ba Vũng Tàu (Đồng Nai) kéo dài đến TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)…
Đặc biệt, trong số MBH rởm có một số loại MBH ghi thương hiệu của các nhà sản xuất có “tên tuổi” tại TP.HCM.
Mới đây, Chi cục tiêu chuẩn và đo lường chất lượng (Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã công bố 10 loại MBH có chỉ tiêu không đạt về độ bền va đập và hấp thụ xung động theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN về MBH cho người đi mô tô, xe máy.
Trong danh sách vi phạm về tiêu chuẩn này có Công ty TNHH SXTM KT Á Châu (đóng tại huyện Bình Chánh, TP.HCM), Công ty TNHH MTV Sản xuất và Dịch vụ Gia công Đông Á (trụ sở tại huyện Hóc Môn, TPHCM), Công ty TNHH Long Huei (đóng tại Bình Dương)…
Kết quả thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng mũ bảo hiểm lưu thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2014 – 2015 cho thấy, Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Khánh Hòa đã phát hiện hàng loạt sai phạm về việc cơ sở kinh doanh không lưu giữ đầy đủ hồ sơ chất lượng, sản xuất, gắn dấu hợp quy đã hết hiệu lực, chưa được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, có dấu hiệu giả mạo dấu hợp quy (CR) của các tổ chức chứng nhận gắn lên sản phẩm…
Điển hình là cửa hàng Kaka, cửa hàng GREEN (tại TX. Ninh Hòa) bày bán 96 mũ bảo hiểm nhãn hiệu HQ (do Công ty TNHH HQ) và N.A (do Công ty TNHH Nhật Anh cùng đóng tại quận Bình Tân, TP. HCM sản xuất), chưa được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, có dấu hiệu giả mạo dấu hợp quy (CR) của các tổ chức chứng nhận gắn lên sản phẩm.
Biên bản kiểm tra nhiều công ty vi phạm về chất lượng MBH |
Tại sao không thể xử lý?
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa cho rằng, hiện nay chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa áp dụng theo giá trị lô hàng có tình trạng đối phó, cơ sở chỉ báo số lượng hàng hóa từng chủng loại có trên quầy trưng bày (số lượng rất ít), do đó nếu tính theo giá trị lô hàng thì mức phạt rất thấp, chưa đủ sức răn đe.
Trước đó, văn bản chỉ đạo số: 69/KH-UBATGTQG do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng - Phó chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (UBANTGQG) ký từng nêu rõ, cần công khai thông tin cơ sở sản xuất, kinh doanh MBH kém chất lượng trên báo đài là rất cần thiết.
Tuy nhiên, đến nay, nhiều địa phương trên cả nước vẫn còn tình trạng bày bán MBH giả tràn trên thị trường.
Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia, ngoài việc đưa ra các chế tài “mạnh tay” cũng cần công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng về các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, mua bán, kinh doanh MBH kém chất lượng.
Đây có thể được xem là cái gốc của vấn đề kiểm soát MBH “dỏm” nhằm triệt tiêu, triệt để những sản phẩm này trên thị trường. Đồng thời cho người tiêu dùng nắm rõ nguồn gốc các mặt hàng để lựa chọn những sản phẩm tốt nhất.
Đến nay, các cơ sở sản xuất MBH (chủ yếu tại TP HCM) đội sổ về vi phạm chất lượng gồm: Cơ sở Sóng Hùng (NAPOLI) đã có 6 lần các mẫu không đạt chất lượng tại tại TP Hà Nội, TP HCM, Vĩnh Long, An Giang, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tiếp đó, cơ sở Trương Thị Nội (NANA), vi phạm 5 lần tại TP Hà Nội, Ninh Thuận, Vĩnh Long, Bà Rịa – Vũng Tàu và An Giang.
Các doanh nghiệp sản xuất MBH vi phạm chất lượng 4 lần như: Công ty TNHH MTV SX - TM Tân Vạn Phước (VIA-TVPVIA) tại TP Hà Nội, Vĩnh Long, Bà Rịa – Vũng Tàu và An Giang; Công ty TNHH Long Huei tại TP Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu và Vĩnh Long (2 lần); Vi phạm chất lượng 3 lần là cơ sở Kim Minh (M&M) tại An Giang, Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu, Công ty TNHH MTV SX-TM Hoàng Quán (GRS) tại TP Hà Nội và Vĩnh Long (2 lần), Công ty TNHH sản xuất thương mại kỹ thuật Á Châu (ASIA) tại Hà Nội và Bà Rịa – Vũng Tàu (2 lần) và Công ty TNHH MTV ĐT&PT Công nghệ Sơn Tùng tại TP Hà Nội, Ninh Thuận và Long An.
Khánh An
Bình luận