Tọa đàm chia làm 3 phiên, tập trung thảo luận về bối cảnh, cơ sở và cách tiếp cận đối với sáng kiến Vành đai và con đường do Trung Quốc khởi xướng, cũng như đánh giá những cơ hội và thách thức mà sáng kiến này sẽ mang lại.
Tham dự tọa đàm có GS.TS Phạm Quang Minh, hiệu trưởng Đại học khoa học xã hội và nhân văn, ông Peter Grike, đại diện thường trực Quỹ Konrad Adenauer tại Việt Nam cùng các học giả tên tuổi của Việt Nam, Australoa, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Singapore.
Giáo sư Carlyle Thayer phân tích về những ưu điểm và hạn chế của sáng kiến vành đai và con đường do Trung Quốc đề xướng. Trong đó, ông cho rằng, sáng kiến này sẽ góp phần nâng cao vị thế và ảnh hưởng của Australia tại khu vực, đồng thời tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người lao động.
Tuy nhiên Giáo sư Carlyle Thayer cũng cảnh báo, sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phục vụ chủ yếu cho Trung Quốc cùng các doanh nghiệp nước này và có khả năng xảy ra mất cân bằng cán cân thương mại 2 chiều giữa Trung Quốc và các quốc gia tham gia sáng kiến này.
Video: Kinh tế Trung Quốc sẽ giảm sâu đến mức nào
Kết thúc phần trình bày, Giáo sư Carlyle Thayer trích lại nhận định của nhà báo Australia Paul Kelly rằng thật vô lý nếu nói rằng Australia không thể có liên quan đến sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc và cũng vô lý không kém nếu nói rằng chúng tôi sẽ ký một cách mù quáng vào bất cứ bản ghi nhớ nào.
GS.TS Phạm Quang Minh nhận định, an ninh kinh tế của Trung Quốc không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc mà còn có các yếu tố khác.
Ông Phạm Quang Minh nhận định sáng kiến này của Trung Quốc vẫn có những mục tiêu phù hợp với những mục tiêu mà các nước trong ASEAN theo đuổi.
“Trung Quốc sẽ tiếp tục đạt được tiến bộ ở Đông Nam Á, nhưng các đối tác của Bắc Kinh trong khu vực sẽ có tiếng nói về tiến bộ và phương hướng của một số dự án trong sáng kiến này cũng như hành động của họ”, ông Phạm Quang Minh nhận định.
Bình luận