(VTC News) - Dù chưa rõ sự thực phía sau hình ảnh những chiếc balo "đóng bỉm" được cho là xuất hiện tại sân bay Việt Nam nhưng không khỏi khiến chúng ta một lần nữa phải suy ngẫm về vấn nạn "trộm nhà" ăn cắp hành lý của du khách tại các sân bay hiện nay.
Những ngày qua, hình ảnh hai du khách người nước ngoài đeo hai chiếc balo to được bọc cuốn bằng nilong một cách cẩn thận, được cho là đang làm thủ tục tại một sân bay của Việt Nam đã được chia sẻ một cách chóng mặt trên mạng xã hội.
Nhiều người đã nhanh chóng lên tiếng cho rằng, họ phải "đóng bỉm" cho balo như vậy là để "chống trộm", chống mất cắp hành lý ký gửi trong quá trình kiểm hành lý tại sân bay Việt Nam, và đây thực sự là một điều đáng xấu hổ.
Tuy nhiên cũng có nhiều người cho rằng, đây là hình ảnh được chụp tại sân bay ở Singapore (người thì cho rằng sân bay ở Philippines, châu Phi...) và việc bọc hành lý như vậy là chuyện hoàn toàn bình thường.
Lý do có thể là để cho hành lý đỡ bị dơ bẩn, giảm bớt va đập trong quá trình kiểm tra. Hoặc hành lý quá khổ, vượt ký, ở dạng mềm, dễ móp mép cũng thường được sân bay yêu cầu bọc lại, như ở sân bay Singapore còn có riêng một máy bọc hành lý cho hành khách trong các trường hợp này.
Bức ảnh này đã gây tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội khi có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều, đặc biệt là trong thời gian qua ở các sân bay lớn của Việt Nam như Nội Bài đã không ít lần xảy ra các vụ việc trộm cắp, làm mất đồ, hành lý của hành khách, đặc biệt là các hành khách nước ngoài.
Một trong những trường hợp điển hình có thể kể đến như chiều 20/7, một nữ hành khách mang quốc tịch Hàn Quốc đi trên chuyến bay VJ961 của hãng hàng không Vietjet Air từ Seoul đến Hà Nội bị mất chiếc điện thoại di động Samsung Note 2 trong hành lý ký gửi.
Sau khi trình báo tại khu vực khai báo hành lý thất lạc tại nhà ga T2 Sân bay quốc tế Nội Bài, đại diện Công ty cổ phần phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS) đã làm thủ tục tiếp nhận thông tin trên và trình báo đến Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an để làm rõ vụ việc.
Rạng sáng ngày 21/7, tổ kỹ thuật của hãng hàng không Vietjet Air kiểm tra chiếc máy bay trên và phát hiện ra tấm panel thông gió trên trần để hàng, hành lý bị bung ra, bên trong có chiếc điện thoại Samsung Note2.
Biết sự việc đã bại lộ, đến ngày 22/7, Lê Trọng Tài (22 tuổi, quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh) và Lê Văn Thiện (23 tuổi, quê ở Kim Bảng, Hà Nam), cùng là nhân viên bốc xếp hàng hóa, hành lý thuộc Công ty HGS đã đến cơ quan công an đầu thú, khai báo hành vi trộm cắp tài sản của mình.
Trong quá trình bốc xếp hành lý, Lê Trọng Tài phát hiện chiếc điện thoại di động trong túi xách màu vàng nâu nên cùng với Thiện lấy trộm tài sản. Xong nhiệm vụ, quan sát thấy nhân viên an ninh hàng kiểm tra gắt gao nên hai nhân viên bốc dỡ hành lý đã giấu chiếc điện thoại lên nóc hầm hàng số 3 của máy bay, sau đó đi xuống đất và chờ nhận nhiệm vụ bốc xếp cho các chuyến bay khác.
Vào năm 2014, ngành hàng không Việt Nam cũng một phen rúng động khi cơ quan điều tra phát hiện ra đối tượng đã nhiều lần trộm cắp tài sản từ hành lý ký gửi của hành khách lại là một nhân viên giám sát của sân bay Nội Bài.
Cụ thể, theo tài liệu của CQĐT, nhân viên giám sát này có tên là Nguyễn Quốc Thắng, thuộc Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài nhận và bắt đầu làm việc từ năm 2009.
Nhân viên này được phân công nhiệm vụ giám sát việc vận chuyển hàng hóa, hành lý của hành khách, khách hàng từ khu vực tập kết lên tàu bay và ngược lại.
Lợi dụng công việc được giao, Nguyễn Quốc Thắng đã nhiều lần có hành vi trộm cắp, thậm chí còn móc ngoặc với một số đồng nghiệp trong quá trình phạm tội.
Qua quá trình điều tra, cơ quan công an cũng đã làm rõ được tới hơn 10 vụ trộm cắp tài sản của hành khách và khách hàng gửi qua đường hàng không do Thắng và đồng bọn gây ra.
Có thể nói nạn trộm cắp tài sản từ hành lý của hành khách tại các sân bay ở Việt Nam là vấn đề gây nhức nhối trong nhiều năm qua, khiến cho các lãnh đạo hàng không cũng phải đau đầu để tìm cách giảm thiểu tối đa các vụ mất cắp hành lý ký gửi tại sân bay.
Thiếu tướng Nguyễn Đình Thuận – Cục trưởng Cục An ninh kinh tế tổng hợp (Bộ Công an) chỉ rõ, nhiều vụ mất cắp hàng hoá xảy ra có sự tham gia, móc nối của nhân viên hàng không, đặc biệt là bộ phận soi chiếu vì nhiều vụ, vết rạch đúng chỗ để đồ có giá trị.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng: Vấn đề phòng chống trộm cắp tài sản, hành lý kỷ gửi là hiện tượng đáng buồn và đáng báo động, không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của ngành hàng không, ngành GTVT mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của đất nước. Chúng ta phải có lòng tự trọng vì trộm lại là "trộm nhà".
Với hình ảnh hai hành khách nước ngoài "đóng bỉm" cho hành lý lần này, đến nay chưa rõ thực hư là xảy ra ở sân bay Việt Nam hay ở sân bay nước ngoài, lý do là vì họ muốn bảo vệ hành lý khỏi bị va đập hay là vì để không bị rạch túi, móc đồ...
Thế nhưng nếu đây là sự thật, thì chúng ta nên tự cảm thấy xấu hổ với chính mình, bởi sau rất nhiều những vụ việc mất cắp hành lý ký gửi tại sân bay do nhân viên hàng không gây ra, chúng ta đã không còn để lại được những ấn tượng thực sự tốt đẹp trong lòng của du khách nước ngoài.
Huyền Trân
Những ngày qua, hình ảnh hai du khách người nước ngoài đeo hai chiếc balo to được bọc cuốn bằng nilong một cách cẩn thận, được cho là đang làm thủ tục tại một sân bay của Việt Nam đã được chia sẻ một cách chóng mặt trên mạng xã hội.
Nhiều người đã nhanh chóng lên tiếng cho rằng, họ phải "đóng bỉm" cho balo như vậy là để "chống trộm", chống mất cắp hành lý ký gửi trong quá trình kiểm hành lý tại sân bay Việt Nam, và đây thực sự là một điều đáng xấu hổ.
Hình ảnh những chiếc balo "đóng bỉm" của du khách nước ngoài được cho là xuất hiện ở sân bay Việt Nam |
Lý do có thể là để cho hành lý đỡ bị dơ bẩn, giảm bớt va đập trong quá trình kiểm tra. Hoặc hành lý quá khổ, vượt ký, ở dạng mềm, dễ móp mép cũng thường được sân bay yêu cầu bọc lại, như ở sân bay Singapore còn có riêng một máy bọc hành lý cho hành khách trong các trường hợp này.
Bức ảnh này đã gây tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội khi có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều, đặc biệt là trong thời gian qua ở các sân bay lớn của Việt Nam như Nội Bài đã không ít lần xảy ra các vụ việc trộm cắp, làm mất đồ, hành lý của hành khách, đặc biệt là các hành khách nước ngoài.
Một trong những trường hợp điển hình có thể kể đến như chiều 20/7, một nữ hành khách mang quốc tịch Hàn Quốc đi trên chuyến bay VJ961 của hãng hàng không Vietjet Air từ Seoul đến Hà Nội bị mất chiếc điện thoại di động Samsung Note 2 trong hành lý ký gửi.
Sau khi trình báo tại khu vực khai báo hành lý thất lạc tại nhà ga T2 Sân bay quốc tế Nội Bài, đại diện Công ty cổ phần phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS) đã làm thủ tục tiếp nhận thông tin trên và trình báo đến Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an để làm rõ vụ việc.
Rạng sáng ngày 21/7, tổ kỹ thuật của hãng hàng không Vietjet Air kiểm tra chiếc máy bay trên và phát hiện ra tấm panel thông gió trên trần để hàng, hành lý bị bung ra, bên trong có chiếc điện thoại Samsung Note2.
Biết sự việc đã bại lộ, đến ngày 22/7, Lê Trọng Tài (22 tuổi, quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh) và Lê Văn Thiện (23 tuổi, quê ở Kim Bảng, Hà Nam), cùng là nhân viên bốc xếp hàng hóa, hành lý thuộc Công ty HGS đã đến cơ quan công an đầu thú, khai báo hành vi trộm cắp tài sản của mình.
Trong quá trình bốc xếp hành lý, Lê Trọng Tài phát hiện chiếc điện thoại di động trong túi xách màu vàng nâu nên cùng với Thiện lấy trộm tài sản. Xong nhiệm vụ, quan sát thấy nhân viên an ninh hàng kiểm tra gắt gao nên hai nhân viên bốc dỡ hành lý đã giấu chiếc điện thoại lên nóc hầm hàng số 3 của máy bay, sau đó đi xuống đất và chờ nhận nhiệm vụ bốc xếp cho các chuyến bay khác.
Những vụ mất cắp hành lý ký gửi ở sân bay Việt Nam do nhân viên hàng không gây ra không còn là hiếm - Ảnh minh họa |
Cụ thể, theo tài liệu của CQĐT, nhân viên giám sát này có tên là Nguyễn Quốc Thắng, thuộc Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài nhận và bắt đầu làm việc từ năm 2009.
Nhân viên này được phân công nhiệm vụ giám sát việc vận chuyển hàng hóa, hành lý của hành khách, khách hàng từ khu vực tập kết lên tàu bay và ngược lại.
Lợi dụng công việc được giao, Nguyễn Quốc Thắng đã nhiều lần có hành vi trộm cắp, thậm chí còn móc ngoặc với một số đồng nghiệp trong quá trình phạm tội.
Qua quá trình điều tra, cơ quan công an cũng đã làm rõ được tới hơn 10 vụ trộm cắp tài sản của hành khách và khách hàng gửi qua đường hàng không do Thắng và đồng bọn gây ra.
Có thể nói nạn trộm cắp tài sản từ hành lý của hành khách tại các sân bay ở Việt Nam là vấn đề gây nhức nhối trong nhiều năm qua, khiến cho các lãnh đạo hàng không cũng phải đau đầu để tìm cách giảm thiểu tối đa các vụ mất cắp hành lý ký gửi tại sân bay.
Thiếu tướng Nguyễn Đình Thuận – Cục trưởng Cục An ninh kinh tế tổng hợp (Bộ Công an) chỉ rõ, nhiều vụ mất cắp hàng hoá xảy ra có sự tham gia, móc nối của nhân viên hàng không, đặc biệt là bộ phận soi chiếu vì nhiều vụ, vết rạch đúng chỗ để đồ có giá trị.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng: Vấn đề phòng chống trộm cắp tài sản, hành lý kỷ gửi là hiện tượng đáng buồn và đáng báo động, không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của ngành hàng không, ngành GTVT mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của đất nước. Chúng ta phải có lòng tự trọng vì trộm lại là "trộm nhà".
Với hình ảnh hai hành khách nước ngoài "đóng bỉm" cho hành lý lần này, đến nay chưa rõ thực hư là xảy ra ở sân bay Việt Nam hay ở sân bay nước ngoài, lý do là vì họ muốn bảo vệ hành lý khỏi bị va đập hay là vì để không bị rạch túi, móc đồ...
Thế nhưng nếu đây là sự thật, thì chúng ta nên tự cảm thấy xấu hổ với chính mình, bởi sau rất nhiều những vụ việc mất cắp hành lý ký gửi tại sân bay do nhân viên hàng không gây ra, chúng ta đã không còn để lại được những ấn tượng thực sự tốt đẹp trong lòng của du khách nước ngoài.
Huyền Trân
Bình luận