• Zalo

Hàng không độc quyền ‘móc túi’ người dân Côn Đảo?

Thời sựThứ Tư, 15/01/2014 07:20:00 +07:00Google News

(VTC News) - TS Trần Đình Bá – Hội Khoa Học kinh tế Việt Nam vừa viết tâm thư, phản ánh một hình thức “móc túi” của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.

(VTC News) - TS Trần Đình Bá – Hội Khoa Học kinh tế Việt Nam vừa viết tâm thư, phản ánh một hình thức “móc túi” của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.

Ngày 10/1, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) thông báo kết quả sản xuất, kinh doanh năm 2013 đạt 72.555 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước ước đạt 3.113 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 533 tỷ đồng, tăng 34% so với kế hoạch. Vậy thực chất VNA lãi bằng cách nào?


Theo Tiến sỹ Trần Đình Bá, VNA đã và đang “móc túi” người dân. Trong bài viết gửi tới VTC News dưới đây, ông Bá phân tích cụ thể cách móc túi của VNA. Tác giả khẳng định chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung bài viết này:

trần đình bá vtc
Tiến sỹ Trần Đình Bá 
Côn Đảo thiêng liêng được ví như “Bàn thờ Tổ quốc” mà hàng triệu người đang khát khao được đến để tri ân những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập - tự do – hòa bình và thống nhất Tổ Quốc, là vọng gác tiền tiêu phía Nam – Đông Nam canh giữ Đất nước. Thế mà VNA đang bắt dân phải chịu vé máy bay từ TP.HCM đi Côn Đảo đắt gấp nhiều lần so với các đường bay khác. Quả là nghịch lý!


Sự bất hợp lý khó tin

Đi đường biển bằng tàu “Côn Đảo 09” và “Côn Đảo 10” được đóng mới hiện đại, tiện nghi cao ra đảo chỉ một một đêm ngủ trong phòng máy lạnh giường mềm hạng nhất chỉ 150-200 ngàn đồng.

Còn Hàng không từ Tân Sơn Nhất theo đường chim bay chỉ 253 km, so với bay đến Hà Nội chỉ bằng 1/6, đến Đồng Hới chỉ bằng 1/4, đến Đà Nẵng chỉ bằng 1/3, đến Nha Trang chỉ bằng 2/3, ngắn hơn đến Đảo Phú Quốc 50 km, bằng với Buôn Ma Thuột…, nhưng lại có giá vé lại cao ngất, khoảng 1.600.000 đồng.

Trong khi đó, giá vé từ TP.HCM đi HN của VNA là 1,8 triệu – VJA là 1,2 triệu - JPA là 1,3 triệu. Vé Đà Nẵng của VNA là 1,2 triệu, của VJA là 0,878 triệu, của JPA là 0,95 triệu. Đường bay đi Phú Quốc tới 300 km mà giá vé VJA chỉ 0,68 triệu, JPA chỉ 0,79 triệu, VNA chỉ 1,2 triệu…


Chỉ so sánh vé ngay trong hãng hàng không quốc gia (VNA) thì vé đi Côn Đảo đắt gấp gần 1,5 lần so với đường bay Phú Quốc. Những con số so sánh trên đủ để thấy sự bất hợp lý của mức giá vé đi Côn Đảo của VNA hiện nay.
Trong kinh tế hàng không hiệu suất chiếm ghế 70% đã là có lãi, vậy mà các chuyến bay đi và đến Côn Đảo hiệu suất đều 97% và 100% cùng chí phí về nhiên liệu, quãng đường ngắn mà tần suất lên đến 10 chuyến/ ngày  thì nguồn thu là siêu lợi nhuận.

Nói chính xác đây là sự bắt tay độc quyền vượt qua sự kiểm soát của Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương thay cho Ủy ban vật giá Nhà nước thời bao cấp.

Giá vé này đang gây thiệt hại nặng nề cho ngân sách Nhà nước, thiệt thòi cho người tiêu dùng đặc biệt là người dân vùng đảo và nhân dân cả nước đang đến với biển đảo.

Biết tới đảo chỉ có đường biển và đường hàng không, song mùa biển động có lúc kéo dài đến cả tháng trời thì phương tiện chỉ là “cầu hàng không" nên họ càng bắt chẹt hành khách. Vé bán trên mạng là thế nhưng khi mua thường là hết vé, muốn đi đúng ngày của mình phải thêm phí đặt chỗ.

Người viết bài này vốn đã từng đứng giảng bài “Phương pháp tính hiệu quả kinh tế đường bay…” trước các Thứ trưởng – cục trưởng, các vụ viện hàng không (13/2/2012)… do cần đi gấp nên đành rút hầu bao thêm 300 ngàn nữa, trong hóa đơn VAT không có số tiền “nằm ngoài sổ sách” này.

Gặp bệnh hiểm nghèo mà Bệnh viện đảo không đủ phương tiện cứu chữa, thì phải mua cho bằng được tấm vé cùng với việc cộng thêm phí đặt chỗ để bay nhanh vào bờ cấp cứu.

Tôi gặp một gia đình nghèo có một cháu nhỏ mang thai là ngôi ngang phải bay vào sinh mổ ở thành phố, hậu sinh cháu ốm yếu phải nhập viện nhiều lần. Do vậy trong năm mẹ con bay vào bay ra hàng chục chuyến. Tiền thuốc men cho cháu được miễn giảm song tiền vé máy bay thì tốn kém, thương con phải bán cả tài sản để đi máy bay.

Hàng không VNA đã "móc túi” ai? Đó là những cán bộ chiến sỹ quân đội công an ngày đêm canh giữ biển đảo để đất liền được bình yên. Tôi gặp ở đó một sỹ quan biên phòng một thời sạm khói đạn biên giới tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế, các các giáo viên, nhân viên y tế, các cán bộ công chức, viên chức của huyện phải vào đất liền công tác, đi phép, chữa bệnh, thăm thân; Các cơ quan Trung ương, tỉnh thành phải đi lại giữa đảo và đất liền phải đi giá vé cao mà nhà nước phải gánh.

Côn Đảo một thời được tiếp cận với vé giá rẻ của MCA và của VNA vì có 2 hãng. Hành khách thời đó ngồi trên máy bay kể lại sự cạnh tranh phân biệt đối xử tới mức “tiêu diệt nhau”, máy bay MCA là phản lực cơ Bombardier CRJ900 mới nên bay nhanh hơn, giá rẻ hơn trong khi máy bay ATR72 là “bà già" cánh quạt.

Khi máy bay MCA đến trước trả nhận khách xong xuôi thì máy bay VNA bay đến, phải chờ cho đến khi trả, nhận khách hành lý VNA rời sân bay thì máy bay MCA mới được lăn bánh ra đường băng.

Sau khi MCA ngừng bay là “nỗi buồn khôn xiết” cho dân đảo và họ đã phải đương đầu với việc “móc túi" kéo dài cả năm trời này. Đâu là tính ưu việt của Hàng không “Quốc doanh", đâu là lợi ích của hàng không giá rẻ, người dân vùng đảo đang chơi vơi nơi đầu sóng ngọn gió không biết kêu ai, phải ngậm ngùi sống chung với cửa quyền… 


Chờ "vị Bộ trưởng của Nhân dân"
Người dân Côn Đảo chờ Bộ trưởng Đinh La Thăng để được đi vé máy bay giá rẻ
Người dân Côn Đảo chờ Bộ trưởng Đinh La Thăng để được đi vé máy bay giá rẻ 
Biết tôi đang làm việc ở Côn Đảo, nhiều người dân đã tìm đến trao gửi mong ước với nhà khoa học hàng không mong cải thiện tấm vé máy bay. Nhìn lại Côn Đảo dưới cánh bay, tôi mang theo lời hứa với nhân dân và hồn thiêng là phải làm được điều dù là nhỏ nhất để rút ngắn được khoảng cách giữa đất liền với hòn đảo thân yêu.


“Móc túi” người dân biển đảo là đáng hổ thẹn hơn cả việc “chặt chém” bát mỳ tôm ở sân bay Nội Bài hay việc “hôi bia", "hôi ngô" xảy ra gần đây nhất mà cả xã hội lên án.

Đã đến lúc các cơ quan quản lý Nhà nước ngăn được tăng giá vận tải phi lý, làm sao để vé máy bay đi Côn Đảo cũng được bình đẳng như vé đi Phú Quốc, Buôn Ma Thuột hay Nha Trang…, làm sao để hàng không quốc gia VNA phải rẻ hơn “tư nhân” để minh chứng tính ưu việt XHCN, của nền kinh tế Nhà nước và doanh nghiệp lớn mang tên “quốc doanh”.

Bát mỳ tôm sân bay Nội Bài 50 ngàn đồng giảm còn 20, Bộ trưởng Đinh La Thăng còn lệnh cho cán bộ dưới quyền đi vé máy bay giá rẻ, chỉ 2 tháng đã tiết kiệm hơn 500 triệu đồng. Bộ trưởng đang thuyết phục 22 bộ ngành thực hiện đi máy bay giá rẻ, giao cho văn phòng bộ hợp đồng với JPA và VJA cho cán bộ bộ GTVT đi lại… thì nhân dân Côn Đảo cũng khát khao sớm nhất phải có giá rẻ như JPA, JVA.

Độc quyền cội nguồn cho cửa quyền là sự tồi tệ không đáng có với Hàng không quốc gia Việt Nam nơi thực hiện sứ mệnh cao cả mang văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Hàng không giá rẻ là xu hướng tân thời của thế giới mà các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Myanmar... đã khôn ngoan sớm mở cửa cho các hãng giá rẻ như AirAsia, Jetstar Asia, Indigo Airlines, Spicejet,… vào khai thác cả quốc nội và quốc tế nên vượt xa Việt Nam.

Vậy mà Cục HKVN vẫn “ngăn hàng không giá rẻ vào VN vì lý do an ninh, kìm hãm tới mức “bần cùng hóa" hàng không nước nhà với những lập luận: “Các đường bay nội địa phải thực hiện trong vòng lãnh thổ để thực hiện quyền điều hành bay qua Lào – Campuchia không đảm bảo an ninh bay ngoằn ngoèo như đường bộ lên tây Bắc cho kinh tế.

Giá vé hàng không Côn Đảo là bất thường cần được xem xét. Cán bộ và nhân dân ở đó đang muốn thực hành tiết kiệm theo lời Bộ trưởng Đinh La Thăng bằng hàng không giá rẻ để vừa làm lợi cho ngân sách, để ích Nước lợi nhà.

Côn Đảo giữa trùng dương đang đang chờ ở "vị Bộ trưởng của Nhân dân”!

Trần Đình Bá 
Bình luận
vtcnews.vn