Liên quan đến 3 tòa nhà với 150 căn hộ tái định cư bỏ hoang hơn 10 năm nay tại hộ ở khu đô thị Sài Đồng (quận Long Biên), trước đề xuất phá bỏ toàn bộ 3 tòa nhà của chủ đầu tư, Thành ủy Hà Nội đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư lập kế hoạch đối với hai phương án. Một là, cải tạo, sửa chữa khu nhà để làm nhà ở xã hội. Hai là, phá bỏ hoàn toàn để xây dựng quỹ nhà mới.
Trao đổi với VietNamNet, ông Vũ Ngọc Đạm – Trưởng phòng Phát triển đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, lý do chủ đầu tư mong muốn phá bỏ tòa nhà là vì không có thang máy, nên không phù hợp với điều kiện hiện nay. Chủ đầu tư muốn phá bỏ 3 tòa nhà này xây dựng chung cư thương mại cao tầng. Việc này được thực hiện theo chủ trương của thành phố đặt hàng nhà thương mai để tái định cư các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng.
Về việc 3 tòa nhà 6 tầng, với hơn 150 căn hộ bị bỏ hoang hơn 10 năm nay ông Đạm cũng giải thích rằng: “Các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng làm đường không đồng ý tái định cư bằng nhà, mà họ đòi tái định cư bằng đất. Vướng mắc của việc giải phóng mặt bằng làm đường là như vậy”.
Video: Sẽ đấu giá bất động sản của bầu Kiên
Dự án mở rộng tuyến phố Sài Đồng cũng án binh bất động, đến nay chưa được triển khai.
Đề xuất phá bỏ toàn bộ 3 tòa nhà tái định cư này đang được dư luận thủ đô rất quan tâm. Trong đó nhiều ý kiến cho rằng, thực hiện phá bỏ như vậy sẽ gây lãng phí lớn. Nêu về nguồn vốn thực hiện dự án, vị Trưởng phòng Phát triển đô thị cho hay, chủ đầu tư bỏ toàn bộ số tiền ra xây dựng 3 tòa nhà này với mục đích tái định cư tại chỗ khi thực hiện dự án giải phóng mặt bằng mở rộng tuyến phố Sài Đồng nằm trong khu đô thị Sài Đồng. Chủ đầu tư đã được cổ phần hóa, toàn bộ số tiền của nhà nước đã được rút ra.
Thông tin về để xuất phá dỡ của chủ đầu tư, ông Nguyễn Trí Dũng - Phó GĐ Sở Xây dựng cho biết: “Đến giờ phải khẳng định là chưa chọn phương án phá dỡ. Sở Xây dựng yêu cầu Hanco 3 báo cáo chi tiết về các phương án, một là tháo dỡ, hai là cải tạo lại để tiếp tục sử dụng”.
“Sau khi có phương án từ chủ đầu tư, Sở Xây dựng sẽ xin ý kiến các sở, ngành khác để báo cáo UBND TP.Hà Nội. Vậy nên, đây mới chỉ là đề xuất từ chủ đầu tư, việc phá dỡ hay không thì phải chờ nhiều ý kiến” - ông Dũng nói.
“Ở đây phải nhìn nhận 2 vấn đề. Thứ nhất, về nguyên tắc khi xây dựng mà người dân không nhận, không đến ở tức là có vấn đề về mặt tổ chức có thể do quy hoạch, giá cả, chất lượng…Bởi dân tất nhiên họ phải cần nhà ở. Thứ hai, là để quá lâu mà không tổ chức xử lý cũng là lỗi của cơ quan quản lý. Quan trọng nhất là tính hiệu quả và tính thiết thực đáp ứng nhu cầu của công tác này”.
(Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong)
Bình luận