Theo Reuters, Zurich, Geneva (Thụy Sĩ) và Osaka (Nhật Bản) lần lượt đứng trong top đầu bảng đánh giá từ 133 thành phố do Economist Intelligence Unit thực hiện.
Đây là lần đầu tiên trong hơn 30 năm có 3 thành phố cùng giữ vị trí đứng đầu, một dấu hiệu cho thấy các chi phí sinh hoạt đắt đỏ trên toàn cầu đang trở nên giống nhau hơn, tác giả báo cáo, Roxana Slavcheva nói. “"Đây là một minh chứng cho toàn cầu hóa và sự tương đồng về thị hiếu và mô hình mua sắm," bà nói trong một tuyên bố. "Ngay cả ở những nơi mua sắm hàng tạp hóa có thể tương đối rẻ hơn, các dịch vụ tiện ích hoặc giá vận chuyển sẽ làm tăng chi phí sinh hoạt chung".
Anthony Breach, nhà phân tích của trung tâm Nghiên cứu các thành phố, cho biết, chi phí gia tăng ở các thành phố thường được thúc đẩy bởi một thị trường việc làm sôi động, thu hút những người lao động có tay nghề cao với mức lương cao. Các nhà hoạch định đô thị cần lên kế hoạch trước và xây dựng thêm nhà ở để giữ giá cả phải chăng và chi phí chung giảm xuống, Breach nói với Thomson Reuters Foundation.
Đối với khảo sát, các nhà nghiên cứu so sánh chi phí của hơn 150 mặt hàng như xe hơi, thực phẩm, giá thuê nhà, vận chuyển và quần áo ở 133 thành phố.
Ví dụ, giá cắt tóc của một người phụ nữ là khoảng 15 USD ở Bangalore, Ấn Độ, so với 210 USD ở New York, trong khi một chai bia có giá khoảng nửa USD ở Lagos, Nigeria và hơn 3 USD ở Zurich, Thụy sỹ.
Các quốc gia có thành phố đứng cuối bảng xếp hạng về chi phí sinh hoạt của người dân phần lớn là những quốc gia bị khủng hoảng kinh tế hoặc bất ổn chính trị.
Bình luận