Sau 8 năm miệt mài "làm việc", một trong những đầu sỏ chính của cướp biển Somali là Mohammed Abdi Hassan quyết định “rửa tay gác kiếm” nghỉ hưu.
Chẳng hạn, trong lý lịch hoạt động của tên cướp biển có vụ chiếm giữ con tàu chở hàng "Faina" của Ukraina với những chiếc xe tăng T-72 trên khoang.
Thế là tên cướp biển Somali cộm cán nhất Mohamed Abdi Hassan quyết định rời thế giới tội phạm. Nhận lấy phần “chiến lợi phẩm” cướp bóc của mình qua 8 năm hành nghề thảo khấu trên sóng nước, người đàn ông Somali này công khai tuyên bố hối cải, nêu tấm gương cho các đồng đảng cũng nối gót theo anh ta giải nghệ.
Việc hàng loạt người Somalia từ giã hàng ngũ hải tặc là bằng chứng hiển nhiên rõ ràng về thành công của nỗ lực quốc tế chống cướp biển, cụ thể là đóng góp của các tàu chiến Nga, - quan sát viên quân sự của tờ "Komsomolskaya Pravda" Victor Baranets nhận định.
“Trên thế giới hiện nay có khoảng 30 khu vực, nơi các băng đảng cướp biển hoành hành. Vùng Sừng châu Phi hoặc Vịnh Aden được gọi là những điểm nóng, tàu vận tải và đánh cá thường bị tấn công.
Trên thực tế hầu như các tàu chiến của Nga đang thi hành công vụ liên tục ở ít nhất 5 điểm nóng hải tặc. Và chúng ta đã nhiều lần nhận được lời cảm tạ từ các quốc gia có tàu thuyền được lực lượng Nga giải cứu khỏi đòn tấn công của cướp biển.
Tuy nhiên đáng tiếc là lực lượng phản ứng nhanh đối phó với những cuộc cướp bóc của hải tặc cho đến nay vẫn chưa nhận được qui chế bảo trợ của Liên Hợp Quốc”.
Mới đây Nga tuyên bố về việc phái mấy tàu của Hạm đội Biển Đen đến vùng Sừng châu Phi – tại đó họ sẽ tiến hành thao diễn chống cướp biển.
Vào những thời điểm khác nhau, tham gia vào cuộc đấu tranh chống hải tặc có hiện diện của những con tàu của Hải quân Nga như "Đô đốc Levchenko", "Đô đốc Chabanenko", "Đô đốc Panteleyev", "Tàu tuần tra Neustrashimyi”.
Theo nhận xét của các chuyên viên, năm 2012 đã ghi dấu những kết quả đầu tiên nổi bật trong cuộc chiến của cộng đồng quốc tế chống cướp biển.
Đóng vai trò lớn trong hoạt động này là giải pháp đấu tranh với bọn hải tặc không chỉ trên biển, mà cả trên đất liền, từ sào huyệt khởi phát các cuộc tấn công của bọn cướp.
Trong nửa sau năm 2012, nhờ hiệu quả từ nỗ lực quốc tế, bọn cướp biển đã không bắt giữ được một con tàu nào.
Về chuyện trong sự nghiệp tội phạm của mình, cựu hải tặc hoàn lương đã kiếm được bao nhiêu thì chỉ có thể đoán – chính băng đảng cướp của người này đã tiến hành những cuộc tấn công khét tiếng vào các tàu bè.
Cướp biển Somali - Ảnh: Tiếng nói nước Nga |
Chẳng hạn, trong lý lịch hoạt động của tên cướp biển có vụ chiếm giữ con tàu chở hàng "Faina" của Ukraina với những chiếc xe tăng T-72 trên khoang.
Thế là tên cướp biển Somali cộm cán nhất Mohamed Abdi Hassan quyết định rời thế giới tội phạm. Nhận lấy phần “chiến lợi phẩm” cướp bóc của mình qua 8 năm hành nghề thảo khấu trên sóng nước, người đàn ông Somali này công khai tuyên bố hối cải, nêu tấm gương cho các đồng đảng cũng nối gót theo anh ta giải nghệ.
Việc hàng loạt người Somalia từ giã hàng ngũ hải tặc là bằng chứng hiển nhiên rõ ràng về thành công của nỗ lực quốc tế chống cướp biển, cụ thể là đóng góp của các tàu chiến Nga, - quan sát viên quân sự của tờ "Komsomolskaya Pravda" Victor Baranets nhận định.
“Trên thế giới hiện nay có khoảng 30 khu vực, nơi các băng đảng cướp biển hoành hành. Vùng Sừng châu Phi hoặc Vịnh Aden được gọi là những điểm nóng, tàu vận tải và đánh cá thường bị tấn công.
Trên thực tế hầu như các tàu chiến của Nga đang thi hành công vụ liên tục ở ít nhất 5 điểm nóng hải tặc. Và chúng ta đã nhiều lần nhận được lời cảm tạ từ các quốc gia có tàu thuyền được lực lượng Nga giải cứu khỏi đòn tấn công của cướp biển.
Tuy nhiên đáng tiếc là lực lượng phản ứng nhanh đối phó với những cuộc cướp bóc của hải tặc cho đến nay vẫn chưa nhận được qui chế bảo trợ của Liên Hợp Quốc”.
Mới đây Nga tuyên bố về việc phái mấy tàu của Hạm đội Biển Đen đến vùng Sừng châu Phi – tại đó họ sẽ tiến hành thao diễn chống cướp biển.
Vào những thời điểm khác nhau, tham gia vào cuộc đấu tranh chống hải tặc có hiện diện của những con tàu của Hải quân Nga như "Đô đốc Levchenko", "Đô đốc Chabanenko", "Đô đốc Panteleyev", "Tàu tuần tra Neustrashimyi”.
Theo nhận xét của các chuyên viên, năm 2012 đã ghi dấu những kết quả đầu tiên nổi bật trong cuộc chiến của cộng đồng quốc tế chống cướp biển.
Đóng vai trò lớn trong hoạt động này là giải pháp đấu tranh với bọn hải tặc không chỉ trên biển, mà cả trên đất liền, từ sào huyệt khởi phát các cuộc tấn công của bọn cướp.
Trong nửa sau năm 2012, nhờ hiệu quả từ nỗ lực quốc tế, bọn cướp biển đã không bắt giữ được một con tàu nào.
Theo Tiếng nói nước Nga
Bình luận