Xuất phát từ ý tưởng ban đầu của nông dân Huỳnh Thiện Liêm (xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp), 4 “Hai Lúa” ở Đồng Tháp đã bắt tay nhau mày mò, nghiên cứu, lắp ráp thiết bị chuyển công năng từ thuyền chạy bằng xăng dầu sang thuyền chạy bằng năng lượng mặt trời.
Giải pháp đối phó tăng giá xăng
Ông Liêm cho biết: “Do địa hình sông ngòi chằng chịt nên phương tiện đi lại chủ yếu của bà con vùng này thường dùng xuồng, vỏ lãi trong khi giá xăng dầu cứ tăng liên tục khiến nhà nông thở than.
Thấm thía nỗi khổ của chuyện xăng dầu tăng giá, để giải quyết bài toán này hàng đêm tôi cứ trăn trở phải tìm mọi cách lắp ráp chế thiết bị để chiếc vỏ lãi chạy bằng năng lượng thay vì chạy bằng xăng. Đầu năm 2015, tôi đem ý tưởng ra bàn với mấy ông bạn đồng hương”.
Ông Liêm đem chuyện này bàn với các ông Nguyễn Văn Dũng, Thái Văn Hoàng, Huỳnh Văn Trăng (ngụ cùng xã) lập tức nhận được sự ủng hộ ngay vì ai cũng nhận định rằng đây là một giải pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí ở thời buổi giá xăng dầu cứ lên xuống xoành xoạch.
Nói về lý do rủ thêm 3 người cùng làm, ông Liêm cho biết: “Ông Dũng ngoài chuyện đồng áng còn là một thợ cơ khí; ông Trăng thì rất rành về máy móc; ông Hoàng là chuyên gia về chân vịt thuyền”.
Sau khi thống nhất phương án, 4 ông “Hai Lúa” bắt tay đầu tư dàn pin năng lượng ngoại nhập gồm: Dàn nhận ánh sáng mặt trời và pin sạc (nguồn tích trữ điện) trị giá hơn 30 triệu đồng (dàn này theo thông số kỹ thuật sử dụng được ít nhất 30 năm).
Các thiết bị còn lại (bộ truyền lực, kết cấu khung sườn, vỏ composite…) hơn 30 triệu đồng. Tổng cộng trị giá một chiếc xuồng năng lượng đầu tư ban đầu (đang chạy thử nghiệm) ngốn trên 70 triệu đồng.
“Việc lắp ráp cũng khá đơn giản, chỉ cần lắp thiết bị năng lượng mặt trời vào, rồi truyền qua một bình tích điện như dạng ắc quy. Thay vì động cơ truyền lực cho chân vịt là máy xăng dầu thì tụi này thay bằng pin. Hiện tốc độ tối đa của xuồng năng lượng là 20km/giờ” – cả nhóm trình bày.
Thân thiện với môi trường
Là người đặc biệt quan tâm đến môi trường, kỹ sư Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim chia sẻ: “Đây loại xuồng rất hữu hiệu cho các đoàn tham quan đến khám phá vườn quốc gia, điểm chính của nó là chạy bằng năng lượng mặt trời vừa không gây ô nhiễm môi trường, vừa không gây tiếng ồn, đảm bảo cảnh quan sinh thái giúp các loài động vật hoang dã đặc biệt là sếu đầu đỏ không bị tác động bởi tiếng ồn”.
Theo 4 nhà sáng chế tay ngang, do thuyền còn trong quá trình thử nghiệm nên chưa thể hạch toán chính xác lợi ích kinh tế. Nếu so với xuồng máy chạy xăng đầu tư ban đầu chỉ chưa tới 10 triệu đồng (1 giờ tiêu tốn 50.000 đồng nhiên liệu, đi được trung bình 30km) thì xuồng năng lượng giá đầu tư ban đầu khá cao, chưa phù hợp với số đông nhà nông.
Tuy nhiên, giá trị lớn nhất của xuồng năng lượng là thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn…
Nguồn: Dân Việt
Giải pháp đối phó tăng giá xăng
Ông Liêm cho biết: “Do địa hình sông ngòi chằng chịt nên phương tiện đi lại chủ yếu của bà con vùng này thường dùng xuồng, vỏ lãi trong khi giá xăng dầu cứ tăng liên tục khiến nhà nông thở than.
Thuyền du lịch năng lượng mặt trời đang chạy thử nghiệm. Ảnh: Trọng Bình |
Thấm thía nỗi khổ của chuyện xăng dầu tăng giá, để giải quyết bài toán này hàng đêm tôi cứ trăn trở phải tìm mọi cách lắp ráp chế thiết bị để chiếc vỏ lãi chạy bằng năng lượng thay vì chạy bằng xăng. Đầu năm 2015, tôi đem ý tưởng ra bàn với mấy ông bạn đồng hương”.
Ông Liêm đem chuyện này bàn với các ông Nguyễn Văn Dũng, Thái Văn Hoàng, Huỳnh Văn Trăng (ngụ cùng xã) lập tức nhận được sự ủng hộ ngay vì ai cũng nhận định rằng đây là một giải pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí ở thời buổi giá xăng dầu cứ lên xuống xoành xoạch.
Nói về lý do rủ thêm 3 người cùng làm, ông Liêm cho biết: “Ông Dũng ngoài chuyện đồng áng còn là một thợ cơ khí; ông Trăng thì rất rành về máy móc; ông Hoàng là chuyên gia về chân vịt thuyền”.
Sau khi thống nhất phương án, 4 ông “Hai Lúa” bắt tay đầu tư dàn pin năng lượng ngoại nhập gồm: Dàn nhận ánh sáng mặt trời và pin sạc (nguồn tích trữ điện) trị giá hơn 30 triệu đồng (dàn này theo thông số kỹ thuật sử dụng được ít nhất 30 năm).
Các thiết bị còn lại (bộ truyền lực, kết cấu khung sườn, vỏ composite…) hơn 30 triệu đồng. Tổng cộng trị giá một chiếc xuồng năng lượng đầu tư ban đầu (đang chạy thử nghiệm) ngốn trên 70 triệu đồng.
“Việc lắp ráp cũng khá đơn giản, chỉ cần lắp thiết bị năng lượng mặt trời vào, rồi truyền qua một bình tích điện như dạng ắc quy. Thay vì động cơ truyền lực cho chân vịt là máy xăng dầu thì tụi này thay bằng pin. Hiện tốc độ tối đa của xuồng năng lượng là 20km/giờ” – cả nhóm trình bày.
Thân thiện với môi trường
Là người đặc biệt quan tâm đến môi trường, kỹ sư Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim chia sẻ: “Đây loại xuồng rất hữu hiệu cho các đoàn tham quan đến khám phá vườn quốc gia, điểm chính của nó là chạy bằng năng lượng mặt trời vừa không gây ô nhiễm môi trường, vừa không gây tiếng ồn, đảm bảo cảnh quan sinh thái giúp các loài động vật hoang dã đặc biệt là sếu đầu đỏ không bị tác động bởi tiếng ồn”.
Theo 4 nhà sáng chế tay ngang, do thuyền còn trong quá trình thử nghiệm nên chưa thể hạch toán chính xác lợi ích kinh tế. Nếu so với xuồng máy chạy xăng đầu tư ban đầu chỉ chưa tới 10 triệu đồng (1 giờ tiêu tốn 50.000 đồng nhiên liệu, đi được trung bình 30km) thì xuồng năng lượng giá đầu tư ban đầu khá cao, chưa phù hợp với số đông nhà nông.
Tuy nhiên, giá trị lớn nhất của xuồng năng lượng là thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn…
Nguồn: Dân Việt
Bình luận