Sở Y tế TP.HCM cho rằng tình huống ca nghi nhiễm Ebola 'lọt lưới' máy đo đã được ngành y tế lường trước.
Cách đây 7 ngày, một hành khách trở về từ Guinea (nơi có dịch Ebola) bị sốt 5 ngày mà vẫn qua mặt được hai máy đo thân nhiệt ở cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng khiến dư luận vô cùng hoang mang về công tác phòng, chống dịch Ebola hiện nay.
Liên quan tới điều này, tối ngày 3/11, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, chuyện người nghi nhiễm Ebola vẫn “lọt lưới” máy đo thân nhiệt đã được ngành y tế lường trước.
“Có hai khả năng máy đo thân nhiệt không phát hiện được người nghi nhiễm Ebola. Khả năng thứ nhất là hành khách về từ vùng dịch đang trong thời gian ủ bệnh. Khả năng thứ hai, bệnh nhân sốt nhưng uống thuốc hạ sốt.”, ông Hưng nói.
Khi được hỏi giả sử hành khách nghi nhiễm Ebola tại Đà Nẵng nhiễm Ebola thật, việc “lọt lưới” máy đo thân nhiệt sẽ gây ra hậu quả thế nào, liệu ngành y tế có rơi vào trạng thái bị động không (?) Ông Hưng khẳng định mọi chuyện vẫn nằm trong kiểm soát, dù bệnh nhân đó có dương tính với Ebola thật chăng nữa…
Theo ông Hưng, ngành y tế không chỉ trông chờ vào mỗi máy đo thân nhiệt để giám sát ca nghi nhiễm Ebola.
“Chúng ta phát hiện và kiểm soát bệnh Ebola trên 3 kênh là máy đo thân nhiệt, cộng đồng và bản thân người bệnh tự khai báo. Dù máy đo thân nhiệt không phát hiện ra nhưng tất cả các hành khách về từ vùng dịch đều được lập danh sách, khuyến cáo tự theo dõi và được theo dõi tại địa phương trong vòng 21 ngày.
Nếu hành khách từ Guinea về nhiễm Ebola thật thì tất cả những người tiếp xúc với bệnh nhân ngay lập tức cũng được cách ly giám sát kịp thời.”, ông Hưng nói thêm.
Một minh chứng cho thấy, ngày 1/11, khi anh Ch. được cách ly do nghi nhiễm Ebola tại Đà Nẵng, tất cả hành khách và những người ngồi cạnh hành khách này trên chuyến bay từ Guinea về Việt Nam đã được lập danh sách và thông báo tiến hành giám sát…
Không chỉ thế, dù chưa có kết quả xét nghiệm chắc chắn anh này bị Ebola nhưng bản thân hành khách nói trên và những người có nguy cơ đều được xử lý theo đúng quy trình như với một ca nhiễm Ebola.
Khả năng xấu nhất, anh Ch. bị sốt trên máy bay khiến một số người tiếp xúc gần lây bệnh, thì cơ quan y tế vẫn có đủ thời gian để kịp thời cách ly những người này. Nguy cơ những người ủ bệnh phát tán Ebola là không có, bởi Ebola chỉ lây khi phát bệnh.
Theo VNN
Liên quan tới điều này, tối ngày 3/11, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, chuyện người nghi nhiễm Ebola vẫn “lọt lưới” máy đo thân nhiệt đã được ngành y tế lường trước.
“Có hai khả năng máy đo thân nhiệt không phát hiện được người nghi nhiễm Ebola. Khả năng thứ nhất là hành khách về từ vùng dịch đang trong thời gian ủ bệnh. Khả năng thứ hai, bệnh nhân sốt nhưng uống thuốc hạ sốt.”, ông Hưng nói.
Sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện đặt thiết bị đo thân nhiệt hành khách bay đến từ vùng có dịch Ebola. Ảnh: Nguyễn Đông |
Khi được hỏi giả sử hành khách nghi nhiễm Ebola tại Đà Nẵng nhiễm Ebola thật, việc “lọt lưới” máy đo thân nhiệt sẽ gây ra hậu quả thế nào, liệu ngành y tế có rơi vào trạng thái bị động không (?) Ông Hưng khẳng định mọi chuyện vẫn nằm trong kiểm soát, dù bệnh nhân đó có dương tính với Ebola thật chăng nữa…
Theo ông Hưng, ngành y tế không chỉ trông chờ vào mỗi máy đo thân nhiệt để giám sát ca nghi nhiễm Ebola.
“Chúng ta phát hiện và kiểm soát bệnh Ebola trên 3 kênh là máy đo thân nhiệt, cộng đồng và bản thân người bệnh tự khai báo. Dù máy đo thân nhiệt không phát hiện ra nhưng tất cả các hành khách về từ vùng dịch đều được lập danh sách, khuyến cáo tự theo dõi và được theo dõi tại địa phương trong vòng 21 ngày.
Nếu hành khách từ Guinea về nhiễm Ebola thật thì tất cả những người tiếp xúc với bệnh nhân ngay lập tức cũng được cách ly giám sát kịp thời.”, ông Hưng nói thêm.
Một minh chứng cho thấy, ngày 1/11, khi anh Ch. được cách ly do nghi nhiễm Ebola tại Đà Nẵng, tất cả hành khách và những người ngồi cạnh hành khách này trên chuyến bay từ Guinea về Việt Nam đã được lập danh sách và thông báo tiến hành giám sát…
Không chỉ thế, dù chưa có kết quả xét nghiệm chắc chắn anh này bị Ebola nhưng bản thân hành khách nói trên và những người có nguy cơ đều được xử lý theo đúng quy trình như với một ca nhiễm Ebola.
Khả năng xấu nhất, anh Ch. bị sốt trên máy bay khiến một số người tiếp xúc gần lây bệnh, thì cơ quan y tế vẫn có đủ thời gian để kịp thời cách ly những người này. Nguy cơ những người ủ bệnh phát tán Ebola là không có, bởi Ebola chỉ lây khi phát bệnh.
Theo VNN
Bình luận