Từ hiệu ứng cộng đồng mạng về video clip mang tên KONY, nhóm hacker Anonymous đã có một mục tiêu mới: Joseph Kony, thủ lĩnh phiến quân Uganda, chuyên bắt cóc trẻ em để đào tạo thành các tay súng trẻ.
Anonymous vẫn được biết đến như một ủng hộ viên tích cực của phong trào vì quyền trẻ em Invisible Children vừa khởi động chiến dịch mang tên OpKony2012, với tôn chỉ làm cho thế giới biết về sự tồn tại của nhân vật mang tên Joseph Kony, cũng như thúc đẩy việc nhanh chóng mang thủ lĩnh phiến quân Uganda này ra trước ánh sáng công lý quốc tế.
Joseph Kony đã bị Tòa án quốc tế The Hague, Hà Lan tuyên là tội phạm chiến tranh từ năm 2005, nhưng đã trốn thoát qua các đợt truy bắt của lực lượng quân sự Liên Hiệp Quốc đóng tại Uganda kể từ đó trở đi.
Ước tính đã có khoảng 66.000 trẻ em bị bắt cóc để trở thành các tay súng trong quân đội của Joseph Kony.
Không lâu sau khi tung ra đoạn video thứ nhất, có nội dung tuyên bố hợp tác cùng Invisible Children để chống lại hành vi bắt cóc trẻ em để đào tạo làm lính của Joseph Kony, Anonymous đã tung ra một đoạn video thứ hai nhằm nói rõ và khẳng định chiến dịch OpKony2012 chỉ là hoạt động độc lập để ủng hộ các hoạt động của Invisible Children, và giữa hai tổ chức không có bất cứ sự hợp tác hay liên hệ nào với nhau.
Phản ứng của cộng đồng mạng?
Ngay sau khi xuất hiện trên thế giới mạng, đoạn video đã đạt được hơn 38 triệu lượt xem trên YouTube (đến nay đã vượt hơn 68 triệu lượt xem), 13 triệu lượt xem trên Vimeo, trở thành đoạn video được chia sẻ nhiều nhất trên các mạng xã hội Twitter, Facebook và Reddit trong những ngày qua.
Hàng triệu người đã cảm thông, cùng chia sẻ với nội dung đoạn video và quyên góp tài chính cho Invisible Children. Bản thân chiến dịch OpKony2012 đã “làm ngập” cộng đồng mạng. Mọi chuyện diễn ra đúng như mong đợi của những người đứng đằng sau chiến dịch. Song một số cây bút lại có cái nhìn khác về toàn bộ sự kiện.
Viết trên tờ Foreign Policy, cây bút tự do Michael Wilkerson, từng có thời gian thực tế tại Uganda, nhận xét câu chuyện về Joseph Kony rõ ràng là rất tàn bạo, nhưng không phải là quá đơn giản như những gì nội dung đoạn video của Anonymous đã thể hiện:
“Ai cũng mong muốn bắt giữ Kony. Nhân vật này cùng quân đội của ông ta đã tạo ra một lịch sử tàn ác và đẫm máu kéo dài 20 năm. Nhưng phải nhìn nhận rõ ràng hai điều:
Thứ nhất, Joseph Kony đã không sống bên trong lãnh thổ Uganda hơn 6 năm nay.
Thứ hai, quân đội của Joseph Kony hiện có quân số khoảng vài trăm.
Hàng triệu người có tấm lòng nhân ái, song lại bị cung cấp thông tin sai lệch sẽ phản ứng thế nào khi họ biết thực tế của sự kiện Joseph Kony phức tạp hơn rất nhiều?”
Phóng viên Tom Watson của Forbes cho biết ông đồng cảm với suy nghĩ của Michael Wilkerson khi đặt câu hỏi “Hành vi phán xét liệu có công bằng khi chúng ta cố ý làm đơn giản hóa luồng thông tin?”.
Chuyên gia phân tích truyền thông xã hội Marcia Stepanek, giảng viên tại Đại học Newyork và là tác giả cuốn sách sắp xuất bản nhan đề Swarms: The rise of the digital anti-establishment, cho rằng sự kiện về đoạn video của Joseph Kony minh họa cho tính ưu việt của việc tận dụng lợi thế công nghệ để quảng bá một luồng thông tin nhất định đến với số đông trong khoảng thời gian ngắn nhất, nhưng câu hỏi đặt ra là tính chân thực cũng như mức độ sâu sắc trong cách mà người ta tiếp nhận luồng thông tin đó.
“Người ta cần phải có trách nhiệm với nội dung thông tin của một câu chuyện khi truyền tải nó qua mạng lưới truyền thông xã hội. Câu chuyện về Joseph Kony đến được với nhiều người do nội dung của đoạn video quá đơn giản và sơ sài”, Marcia Stepanek nhận xét.
Hiện mức độ lan tỏa của chiến dịch lẫn video về Joseph Kony vẫn rất mạnh mẽ trên các mạng xã hội.
Thuý Quỳnh/TTO
Biểu tượng đặc trưng của nhóm hacker Anonymous, người đàn ông đeo mặt nạ - Ảnh minh họa: Internet |
Anonymous vẫn được biết đến như một ủng hộ viên tích cực của phong trào vì quyền trẻ em Invisible Children vừa khởi động chiến dịch mang tên OpKony2012, với tôn chỉ làm cho thế giới biết về sự tồn tại của nhân vật mang tên Joseph Kony, cũng như thúc đẩy việc nhanh chóng mang thủ lĩnh phiến quân Uganda này ra trước ánh sáng công lý quốc tế.
Joseph Kony đã bị Tòa án quốc tế The Hague, Hà Lan tuyên là tội phạm chiến tranh từ năm 2005, nhưng đã trốn thoát qua các đợt truy bắt của lực lượng quân sự Liên Hiệp Quốc đóng tại Uganda kể từ đó trở đi.
Ước tính đã có khoảng 66.000 trẻ em bị bắt cóc để trở thành các tay súng trong quân đội của Joseph Kony.
Không lâu sau khi tung ra đoạn video thứ nhất, có nội dung tuyên bố hợp tác cùng Invisible Children để chống lại hành vi bắt cóc trẻ em để đào tạo làm lính của Joseph Kony, Anonymous đã tung ra một đoạn video thứ hai nhằm nói rõ và khẳng định chiến dịch OpKony2012 chỉ là hoạt động độc lập để ủng hộ các hoạt động của Invisible Children, và giữa hai tổ chức không có bất cứ sự hợp tác hay liên hệ nào với nhau.
Phản ứng của cộng đồng mạng?
Ngay sau khi xuất hiện trên thế giới mạng, đoạn video đã đạt được hơn 38 triệu lượt xem trên YouTube (đến nay đã vượt hơn 68 triệu lượt xem), 13 triệu lượt xem trên Vimeo, trở thành đoạn video được chia sẻ nhiều nhất trên các mạng xã hội Twitter, Facebook và Reddit trong những ngày qua.
Hàng triệu người đã cảm thông, cùng chia sẻ với nội dung đoạn video và quyên góp tài chính cho Invisible Children. Bản thân chiến dịch OpKony2012 đã “làm ngập” cộng đồng mạng. Mọi chuyện diễn ra đúng như mong đợi của những người đứng đằng sau chiến dịch. Song một số cây bút lại có cái nhìn khác về toàn bộ sự kiện.
Chân dung Joseph Kony - Ảnh minh họa: Internet |
Viết trên tờ Foreign Policy, cây bút tự do Michael Wilkerson, từng có thời gian thực tế tại Uganda, nhận xét câu chuyện về Joseph Kony rõ ràng là rất tàn bạo, nhưng không phải là quá đơn giản như những gì nội dung đoạn video của Anonymous đã thể hiện:
“Ai cũng mong muốn bắt giữ Kony. Nhân vật này cùng quân đội của ông ta đã tạo ra một lịch sử tàn ác và đẫm máu kéo dài 20 năm. Nhưng phải nhìn nhận rõ ràng hai điều:
Thứ nhất, Joseph Kony đã không sống bên trong lãnh thổ Uganda hơn 6 năm nay.
Thứ hai, quân đội của Joseph Kony hiện có quân số khoảng vài trăm.
Hàng triệu người có tấm lòng nhân ái, song lại bị cung cấp thông tin sai lệch sẽ phản ứng thế nào khi họ biết thực tế của sự kiện Joseph Kony phức tạp hơn rất nhiều?”
Phóng viên Tom Watson của Forbes cho biết ông đồng cảm với suy nghĩ của Michael Wilkerson khi đặt câu hỏi “Hành vi phán xét liệu có công bằng khi chúng ta cố ý làm đơn giản hóa luồng thông tin?”.
Chuyên gia phân tích truyền thông xã hội Marcia Stepanek, giảng viên tại Đại học Newyork và là tác giả cuốn sách sắp xuất bản nhan đề Swarms: The rise of the digital anti-establishment, cho rằng sự kiện về đoạn video của Joseph Kony minh họa cho tính ưu việt của việc tận dụng lợi thế công nghệ để quảng bá một luồng thông tin nhất định đến với số đông trong khoảng thời gian ngắn nhất, nhưng câu hỏi đặt ra là tính chân thực cũng như mức độ sâu sắc trong cách mà người ta tiếp nhận luồng thông tin đó.
“Người ta cần phải có trách nhiệm với nội dung thông tin của một câu chuyện khi truyền tải nó qua mạng lưới truyền thông xã hội. Câu chuyện về Joseph Kony đến được với nhiều người do nội dung của đoạn video quá đơn giản và sơ sài”, Marcia Stepanek nhận xét.
Hiện mức độ lan tỏa của chiến dịch lẫn video về Joseph Kony vẫn rất mạnh mẽ trên các mạng xã hội.
Thuý Quỳnh/TTO
Bình luận