• Zalo

Hà Văn Thắm kể cuộc gặp gỡ định mệnh với ông Đinh La Thăng

Pháp luậtThứ Ba, 20/03/2018 14:38:00 +07:00Google News

Sáng 20/3, ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank khai về cuộc gặp với ông Đinh La Thăng bàn về việc PVN góp vốn vào Oceanbank.

Sáng 20/3, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và 6 đồng phạm trong vụ việc góp 800 tỷ đồng vào Oceanbank bước sang ngày làm việc thứ hai với phần phiên tòa tiếp tục phần với phần xét hỏi các bị cáo.

Bị triệu tập đến tòa với tư cách là nhân chứng, Hà Văn Thắm trình bày, Oceanbank cần đối đối chiến lược nên việc hợp tác giữa PVN và Oceanbank là việc cần cho cả hai bên.

Theo cáo trạng, Thắm được Sơn mời đến trụ sở PVN để gặp gỡ, làm việc với đại diện PVN gồm Đinh La Thăng (Chủ tịch HĐQT PVN), Nguyễn Ngọc Sự (Phó TGĐ PVN), Nguyễn Xuân Sơn (Trưởng ban trù bị NH TMCP Hồng Việt) để thống nhất thỏa thuận. PVN tham gia góp vốn khi Oceanbank tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng trong năm 2008, bằng hình thức PVN góp 20% vốn điều lệ tương đương 400 tỷ đồng.

Một điều kiện trong việc hợp tác này được ông Đinh La Thăng đưa ra cho Thắm đó là Oceanbank phải tiếp nhận nhân viên và cơ sở vật chất của Ngân hàng Hồng Việt.

"Năm 2008, Oceanbank có nhu cầu tăng vốn điều lệ. Do đó, giữa PVN và Oceanbank đã có cuộc gặp trao đổi về việc đầu tư góp vốn để PVN trở thành cổ đông chiến lược. Anh Thăng nói, nếu cậu ký thì phải chắc chắn làm thì tôi mới báo cáo lên Thủ tướng", Hà Văn Thắm nói.

Về bản thỏa thuận góp vốn giữa PVN và Oceanbank, Hà Văn Thắm khai do PVN chuẩn bị và được sử dụng khi đàm phán với nhiều ngân hàng khác.

“Sở dĩ tôi biết được việc này là do trên văn bản thỏa thuận còn chưa sửa hết, có chỗ còn có tên Ngân hàng Thái Bình Dương (Pacific)” – ông Thắm nói.

cai-bat-tay-voi-ha-van-tham-day-ong-dinh-la-thang-vao-tu

 Hà Văn Thắm bị triệu tập đến tòa với tư cách là nhân chứng.

Đối với báo cáo đánh giá các yếu kém của Oceanbank, Hà Văn Thắm cho rằng việc này liên quan đến các công thức tính toán mà trọng yếu nhất là 2 chỉ tiêu tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ dự trữ dự phòng.

Hà Văn Thắm cũng cho rằng, kết luận thanh tra năm 2012 đối với Oceanbank của Ngân hàng Nhà nước chỉ nói là ngân hàng có thể bị lỗ.

Khi đó chính Trưởng đoàn thanh tra thông báo kết luận có thể bị lỗ là căn cứ theo tiêu chuẩn của một số nước đang áp dụng. Và các tiêu chuẩn này theo chủ trương trong vòng 10 năm tới sẽ áp dụng cho các ngân hàng Việt Nam nhưng thực tế đến nay vẫn chưa áp dụng.

“Cũng chính vì thế mà Thanh tra không yêu cầu Oceanbank thay đổi báo cáo, vẫn chấp nhận báo cáo tài chính của ngân hàng cũng như báo cáo kiểm toán của Delloite và không yêu cầu truy thu cổ tức đã chia cho cổ đông” – Hà Văn Thắm trình bày.

Video: Ông Đinh La Thăng phủ nhận trách nhiệm thu hồi 800 tỷ đồng bị mất

Theo cáo trạng, tháng 9/2008, Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm (Chủ tịch HĐQT Oceanbank trao đổi, bàn bạc về việc PVN góp vốn trở thành cổ đông chiến lược của Oceanbank.

Thắm được Sơn mời đến trụ sở PVN để gặp gỡ, làm việc với đại diện PVN gồm Đinh La Thăng (Chủ tịch HĐQT PVN), Nguyễn Ngọc Sự (Phó TGĐ PVN), Nguyễn Xuân Sơn (Trưởng ban trù bị NH TMCP Hồng Việt) để thống nhất thỏa thuận- PVN tham gia góp vốn khi Oceanbank tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng trong năm 2008, bằng hình thức PVN góp 20% vốn điều lệ tương đương 400 tỷ đồng.

Căn cứ vào kết quả làm việc với đại diện Oceanbank, ngày 18/9/2008, ông Sự gửi bị cáo Thăng báo cáo đánh giá sơ bộ các chỉ tiêu tài chính của Oceanbank, trong đó có nêu: Oceanbank là NH có quy mô nhỏ, khả năng thanh khoản thấp, đang đứng trước khó khăn trong vấn đề huy động vốn với lãi suất hợp lý để cân đối với nguồn sử dụng…

Cùng ngày 18/9/2008, dù không họp HĐQT, không lấy ý kiến các thành viên HĐQT, nhưng ông Thăng đã ký thỏa thuận với Thắm để PVN tham gia góp vốn vào Oceanbank theo các nội dung hai bên đã thống nhất... Cáo trạng cho rằng, ông Thăng biết rõ hiện trạng yếu kém của Oceanbank nhưng không đưa ra bàn bạc, thảo luận và xin ý kiến HĐQT.

Minh Khánh
Bình luận
vtcnews.vn