Hơn 2,7 ha đất vàng quy hoạch công viên, cây xanh được cho doanh nghiệp thuê mở nhà hàng, quán nhậu dưới cái tên thật mỹ miều “công viên, cây xanh kết hợp dịch vụ công cộng”.
Trong khi nhiều khu dân cư tại Hà Nội đang hết sức ngột ngạt vì thiếu công viên, cây xanh thì dư luận thêm một lần bức xúc khi thành phố Hà Nội mang hơn 2,7 ha đất vàng quy hoạch công viên, cây xanh tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy cho doanh nghiệp thuê mở nhà hàng, quán nhậu dưới cái tên thật mỹ miều “công viên, cây xanh kết hợp dịch vụ công cộng”...
Công viên thành bàn nhậu
Theo bản vẽ quy hoạch mới nhất do UBND quận Cầu Giấy cung cấp, trong quy hoạch chi tiết khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng tỷ lệ 1/500, trước khi khu đất 2,7 ha được giao cho doanh nghiệp thì khu đất CX1 và CX2 là đất công viên, cây xanh, vườn hoa.
Trong đó khu đất CX1 có diện tích 1,759 ha, mật độ xây dựng không quá 10%, công trình cao nhất 2 tầng. Khu đất CX2 có diện tích 2.641 m2, mật độ xây dựng không được quá 5%. Nằm liền kề với hai lô đất này còn có 4 lô đất khác gồm DX1, DX2, DX3, DX4 với diện tích 7.614 m2 có chức năng là bãi đỗ xe.
Tuy nhiên, ngày 8/4/2011, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản số 1673 quyết định thu hồi hơn 1,03 ha đất (gồm các lô đất DX1, DX2, DX3, DX4, CX2) tại khu đô thị mới Đông Nam Trần Duy Hưng giao cho Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Lã Vọng thuê để thực hiện dự án xây dựng bãi đỗ xe kết hợp khuôn viên cây xanh và dịch vụ công cộng có tính chất kinh doanh. Theo đó, UBND thành phố Hà Nội cho phép tại lô đất ký hiệu DX1 diện tích 1.277 m2 được xây dựng bãi đỗ xe có mái và ngoài trời kết hợp trồng cây xanh, công trình cao 1 tầng.
Lô đất có ký hiệu DX2 diện tích 1.258 m2 để xây dựng bãi đỗ xe có mái và ngoài trời kết hợp trồng cây xanh, công trình cao 1 tầng. Lô đất ký hiệu DX3 diện tích 2.005 m2 để xây dựng bãi đỗ xe có mái và ngoài trời kết hợp trồng cây xanh, dịch vụ công cộng và nhà điều hành quản lý, công trình cao 1 tầng.
Lô đất DX4 diện tích 3.136 m2 để xây dựng bãi đỗ xe có mái và ngoài trời kết hợp cây xanh và dịch vụ công cộng, công trình cao 1 tầng. Lô đất ký hiệu CX2 diện tích 2.658 m2 để trồng cây xanh, phía dưới bố trí nhà hàng ngầm...
Từ văn bản này, với khu vực XC2, DX1, DX2, DX3, DX4, sau khi xây dựng, chủ đầu tư đã sử dụng toàn bộ diện tích “bãi đỗ xe có mái che” để làm nơi kinh doanh ăn uống. Nơi được gọi là “khuôn viên cây xanh” thực chất là khoảng sân rộng hàng ngàn mét vuông được lát gạch, đổ bê tông kê chật kín cả trăm bàn ăn.
Cây xanh ở đây rất ít, được trồng rải rác xen với các dãy bàn uống bia và chỉ tồn tại có tính chất tô điểm cho cảnh quan nhà hàng. Tại nhiều thời điểm PV Tiền Phong có mặt ở đây, toàn bộ hạng mục công trình bản chất đều phục vụ cho hoạt động của nhà hàng.
Ngay cả các tuyến vỉa hè trên các phố liền kề cũng bị biến thành bãi đỗ xe của nhà hàng. Nếu cộng diện tích kinh doanh trên mặt đất với hệ thống nhà hàng ngầm quy mô lớn dưới lòng đất được thành phố phê duyệt thì hầu như toàn bộ diện tích của lô đất về bản chất đã biến thành một tổ hợp nhà hàng quy mô hàng đầu Thủ đô.
Theo UBND phường Trung Hoà, dự án này đã hoàn thiện vào cuối năm 2012 và qua kiểm tra UBND phường đã phát hiện số tầng cao đã bị biến tướng. Sở QHKT cho phép xây dựng 1 tầng và chiều cao từ cốt 00 của sàn tầng 1 đến đỉnh mái là 9 m nhưng chủ đầu tư đã tự ý chia thành nhà 2 tầng để tăng gấp đôi diện tích sàn kinh doanh.
“Xào nấu” đất cây xanh
Liền kề khu liên hợp ăn uống là khu đất rộng 1,759 ha, ngay sau đó cũng được UBND thành phố cho Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới thuê 50 năm để thực hiện dự án Công viên, cây xanh kết hợp dịch vụ công cộng.
Tại đây Sở QHKT cho phép bố trí 4 khối nhà cao 2 tầng với tổng diện tích đất xây dựng 1.760m2, tầng cao công trình 2 tầng, chiều cao từ cốt sàn 00 đến đỉnh mái là 14,4 m. Chức năng của công trình gồm nhà điều hành, triển lãm, khu ẩm thực 3 miền, nhà câu lạc bộ măng non...
Theo kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội, việc thành phố cho doanh nghiệp thuê toàn bộ diện tích đất cộng với phương án bố trí tổng mặt bằng như hiện nay đã tạo điều kiện tối đa cho hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư và không phù hợp các nguyên tắc tổ chức không gian đối với công viên, cây xanh.
Theo Quy chuẩn xây dựng VN 01/2008 thì diện tích công viên, cây xanh mục đích phục vụ cho các lứa tuổi và cộng đồng, diện tích xây dựng không quá 10% diện tích đất. Với diện tích còn lại người dân có thể ra vào tự do, không thu phí.
Việc xây dựng phải đảm bảo cho người dân dễ dàng tiếp cận với phần không gian xanh. Trong khi đó, phương án bố trí tổng mặt bằng do Sở QHKT Hà Nội phê duyệt chưa phù hợp với bố cục công trình và phân khu chức năng trong công viên.
Đáng lưu ý, theo ông Đào Ngọc Nghiêm, đối với cả hai dự án nêu trên, giấy phép phê duyệt cho thuê đất đều ghi công viên, cây xanh kết hợp dịch vụ công cộng nhưng thực tế phần lớn diện tích tổ chức kinh doanh nhà hàng ăn uống là không phù hợp với quy định về các loại hình dịch vụ công cộng được tổ chức tại công viên.
Nhiều chuyên gia về đô thị cho rằng sẽ chẳng có người dân nào lại vào ngồi nghỉ ngơi thư giãn dưới gốc cây mà nơi đó là nhà hàng quán nhậu tấp nập người vào ra! “Kinh doanh nhà hàng, bia hơi là dịch vụ thương mại đơn thuần có thể bố trí ở nhiều nơi chứ không thể bố trí trên diện tích đất quy hoạch là công viên cây xanh.
Việc thành phố cấp phép đầu tư như vậy không khác gì câu chuyện đã xảy ra đối với Công viên Tuổi trẻ, rất khó quản lý và dễ biến tướng trong thực hiện”-ông Nghiêm khẳng định.
Trong khi nhiều khu dân cư tại Hà Nội đang hết sức ngột ngạt vì thiếu công viên, cây xanh thì dư luận thêm một lần bức xúc khi thành phố Hà Nội mang hơn 2,7 ha đất vàng quy hoạch công viên, cây xanh tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy cho doanh nghiệp thuê mở nhà hàng, quán nhậu dưới cái tên thật mỹ miều “công viên, cây xanh kết hợp dịch vụ công cộng”...
Công viên thành bàn nhậu
Theo bản vẽ quy hoạch mới nhất do UBND quận Cầu Giấy cung cấp, trong quy hoạch chi tiết khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng tỷ lệ 1/500, trước khi khu đất 2,7 ha được giao cho doanh nghiệp thì khu đất CX1 và CX2 là đất công viên, cây xanh, vườn hoa.
Trong đó khu đất CX1 có diện tích 1,759 ha, mật độ xây dựng không quá 10%, công trình cao nhất 2 tầng. Khu đất CX2 có diện tích 2.641 m2, mật độ xây dựng không được quá 5%. Nằm liền kề với hai lô đất này còn có 4 lô đất khác gồm DX1, DX2, DX3, DX4 với diện tích 7.614 m2 có chức năng là bãi đỗ xe.
Tuy nhiên, ngày 8/4/2011, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản số 1673 quyết định thu hồi hơn 1,03 ha đất (gồm các lô đất DX1, DX2, DX3, DX4, CX2) tại khu đô thị mới Đông Nam Trần Duy Hưng giao cho Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Lã Vọng thuê để thực hiện dự án xây dựng bãi đỗ xe kết hợp khuôn viên cây xanh và dịch vụ công cộng có tính chất kinh doanh. Theo đó, UBND thành phố Hà Nội cho phép tại lô đất ký hiệu DX1 diện tích 1.277 m2 được xây dựng bãi đỗ xe có mái và ngoài trời kết hợp trồng cây xanh, công trình cao 1 tầng.
Khu đất cây xanh, công viên bị băm nát. |
Lô đất có ký hiệu DX2 diện tích 1.258 m2 để xây dựng bãi đỗ xe có mái và ngoài trời kết hợp trồng cây xanh, công trình cao 1 tầng. Lô đất ký hiệu DX3 diện tích 2.005 m2 để xây dựng bãi đỗ xe có mái và ngoài trời kết hợp trồng cây xanh, dịch vụ công cộng và nhà điều hành quản lý, công trình cao 1 tầng.
Lô đất DX4 diện tích 3.136 m2 để xây dựng bãi đỗ xe có mái và ngoài trời kết hợp cây xanh và dịch vụ công cộng, công trình cao 1 tầng. Lô đất ký hiệu CX2 diện tích 2.658 m2 để trồng cây xanh, phía dưới bố trí nhà hàng ngầm...
Từ văn bản này, với khu vực XC2, DX1, DX2, DX3, DX4, sau khi xây dựng, chủ đầu tư đã sử dụng toàn bộ diện tích “bãi đỗ xe có mái che” để làm nơi kinh doanh ăn uống. Nơi được gọi là “khuôn viên cây xanh” thực chất là khoảng sân rộng hàng ngàn mét vuông được lát gạch, đổ bê tông kê chật kín cả trăm bàn ăn.
Cây xanh ở đây rất ít, được trồng rải rác xen với các dãy bàn uống bia và chỉ tồn tại có tính chất tô điểm cho cảnh quan nhà hàng. Tại nhiều thời điểm PV Tiền Phong có mặt ở đây, toàn bộ hạng mục công trình bản chất đều phục vụ cho hoạt động của nhà hàng.
Ngay cả các tuyến vỉa hè trên các phố liền kề cũng bị biến thành bãi đỗ xe của nhà hàng. Nếu cộng diện tích kinh doanh trên mặt đất với hệ thống nhà hàng ngầm quy mô lớn dưới lòng đất được thành phố phê duyệt thì hầu như toàn bộ diện tích của lô đất về bản chất đã biến thành một tổ hợp nhà hàng quy mô hàng đầu Thủ đô.
Theo UBND phường Trung Hoà, dự án này đã hoàn thiện vào cuối năm 2012 và qua kiểm tra UBND phường đã phát hiện số tầng cao đã bị biến tướng. Sở QHKT cho phép xây dựng 1 tầng và chiều cao từ cốt 00 của sàn tầng 1 đến đỉnh mái là 9 m nhưng chủ đầu tư đã tự ý chia thành nhà 2 tầng để tăng gấp đôi diện tích sàn kinh doanh.
“Xào nấu” đất cây xanh
Liền kề khu liên hợp ăn uống là khu đất rộng 1,759 ha, ngay sau đó cũng được UBND thành phố cho Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới thuê 50 năm để thực hiện dự án Công viên, cây xanh kết hợp dịch vụ công cộng.
Hàng ngàn mét vuông đất “khuôn viên cây xanh” đã biến thành nơi ăn nhậu. |
Tại đây Sở QHKT cho phép bố trí 4 khối nhà cao 2 tầng với tổng diện tích đất xây dựng 1.760m2, tầng cao công trình 2 tầng, chiều cao từ cốt sàn 00 đến đỉnh mái là 14,4 m. Chức năng của công trình gồm nhà điều hành, triển lãm, khu ẩm thực 3 miền, nhà câu lạc bộ măng non...
Theo kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội, việc thành phố cho doanh nghiệp thuê toàn bộ diện tích đất cộng với phương án bố trí tổng mặt bằng như hiện nay đã tạo điều kiện tối đa cho hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư và không phù hợp các nguyên tắc tổ chức không gian đối với công viên, cây xanh.
Theo Quy chuẩn xây dựng VN 01/2008 thì diện tích công viên, cây xanh mục đích phục vụ cho các lứa tuổi và cộng đồng, diện tích xây dựng không quá 10% diện tích đất. Với diện tích còn lại người dân có thể ra vào tự do, không thu phí.
Việc xây dựng phải đảm bảo cho người dân dễ dàng tiếp cận với phần không gian xanh. Trong khi đó, phương án bố trí tổng mặt bằng do Sở QHKT Hà Nội phê duyệt chưa phù hợp với bố cục công trình và phân khu chức năng trong công viên.
Đáng lưu ý, theo ông Đào Ngọc Nghiêm, đối với cả hai dự án nêu trên, giấy phép phê duyệt cho thuê đất đều ghi công viên, cây xanh kết hợp dịch vụ công cộng nhưng thực tế phần lớn diện tích tổ chức kinh doanh nhà hàng ăn uống là không phù hợp với quy định về các loại hình dịch vụ công cộng được tổ chức tại công viên.
Nhiều chuyên gia về đô thị cho rằng sẽ chẳng có người dân nào lại vào ngồi nghỉ ngơi thư giãn dưới gốc cây mà nơi đó là nhà hàng quán nhậu tấp nập người vào ra! “Kinh doanh nhà hàng, bia hơi là dịch vụ thương mại đơn thuần có thể bố trí ở nhiều nơi chứ không thể bố trí trên diện tích đất quy hoạch là công viên cây xanh.
Việc thành phố cấp phép đầu tư như vậy không khác gì câu chuyện đã xảy ra đối với Công viên Tuổi trẻ, rất khó quản lý và dễ biến tướng trong thực hiện”-ông Nghiêm khẳng định.
Theo Tiền phong
Bình luận