Hà Nội đang triển khai xây dựng hai cầu vượt tại nút giao Bạch Mai - Đại Cồ Việt và Kim Mã - Deawoo, đồng nghĩa phải phá dỡ hai cầu bộ hành gần các nút giao này.
Tương tự, để xây dựng cầu vượt tại nút giao Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân dài hơn 350 m, rộng 11 m, Sở Giao thông Hà Nội đã phải tháo dỡ cầu đi bộ trên đường Trần Khát Chân.
Việc phá dỡ hai cầu bộ hành khiến nhiều người cho rằng Hà Nội đã lãng phí khi xây dựng các công trình giao thông. Theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, điều này cho thấy các công trình hạ tầng của Hà Nội không được đầu tư dài hạn mà chỉ được giải quyết một cách tình thế, chắp vá.
Khi làm cầu đi bộ, cơ quan chức năng không tính sẽ xây cầu vượt tại nút giao và khi thấy ùn tắc nhiều ở các nút giao thông thì lại quyết định làm cầu vượt mà không có kế hoạch dài hơi, gây ảnh hưởng với các công trình tồn tại trước đó.
"Ngành giao thông cần rút kinh nghiệm sau khi phá dỡ các cầu đi bộ. Cầu vượt qua các nút giao cần được đưa vào quy hoạch chuyên ngành và thành phố cần huy động nguồn vốn, quyết tâm làm theo quy hoạch, để khớp nối với các công trình khác", ông Liên nhận định.
Trao đổi với PV, ông Phạm Hoàng Tuấn, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, cầu bộ hành gần nút giao Daewoo sẽ được di chuyển đến vị trí khác cách chỗ cũ 100m. Còn cầu bộ hành ở nút giao Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt sẽ được tháo và lắp đặt lại trên đường Giải Phóng. Phần lớn cầu bộ hành vẫn được sử dụng lại, chỉ mất phần móng trụ trị giá vài tỷ đồng.
Ông Tuấn cho rằng, thành phố và các cơ quan liên quan đã tính toán kỹ phương án thi công cầu vượt nhằm giải quyết ùn tắc tại các nút giao thông, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế nhiều hơn là để lại hai cầu đi bộ.
"Cầu đi bộ là không phải là công trình vĩnh cửu, được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của người dân tại một khu vực, tại một thời điểm nhất định. Khi có các nhu cầu khác lớn hơn thì sẽ phải di chuyển, nên không thể gọi là lãng phí được", ông Tuấn khẳng định.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Giao thông cũng thừa nhận các quy hoạch giao thông chưa hoạch định xây dựng cầu vượt qua các nút giao nên ảnh hưởng các công trình cũ.
"Do quy hoạch giao thông chưa đồng bộ nên khi triển khai bị điều chỉnh. Mặc dù cầu vượt tại nút giao không có quy hoạch trước song mục đích xây dựng là hợp lý, trong quá trình triển khai sẽ xung đột với công trình cũ. Biết là phải phá cầu đi bộ song phải chấp nhận", ông Tuấn nói.
Theo VNE
Đầu tháng 2, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khởi công xây cầu vượt tại ngã tư Daewoo (hướng đường Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai). Cầu dài 276m, rộng 17m, dành cho 4 làn xe, tổng đầu tư hơn 300 tỷ đồng.
Gần sát dốc cầu trên đường Nguyễn Chí Thanh hiện có cây cầu bộ hành trị giá gần 10 tỷ đồng mới được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, sắp tới cầu bộ hành này sẽ bị tháo dỡ để có mặt bằng thi công và tổ chức giao thông cầu vượt.
Cầu vượt đường Nguyễn Chí Thanh sẽ phải phá dỡ để xây cầu vượt qua nút Daewoo. |
Tương tự, để xây dựng cầu vượt tại nút giao Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân dài hơn 350 m, rộng 11 m, Sở Giao thông Hà Nội đã phải tháo dỡ cầu đi bộ trên đường Trần Khát Chân.
Việc phá dỡ hai cầu bộ hành khiến nhiều người cho rằng Hà Nội đã lãng phí khi xây dựng các công trình giao thông. Theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, điều này cho thấy các công trình hạ tầng của Hà Nội không được đầu tư dài hạn mà chỉ được giải quyết một cách tình thế, chắp vá.
Khi làm cầu đi bộ, cơ quan chức năng không tính sẽ xây cầu vượt tại nút giao và khi thấy ùn tắc nhiều ở các nút giao thông thì lại quyết định làm cầu vượt mà không có kế hoạch dài hơi, gây ảnh hưởng với các công trình tồn tại trước đó.
"Ngành giao thông cần rút kinh nghiệm sau khi phá dỡ các cầu đi bộ. Cầu vượt qua các nút giao cần được đưa vào quy hoạch chuyên ngành và thành phố cần huy động nguồn vốn, quyết tâm làm theo quy hoạch, để khớp nối với các công trình khác", ông Liên nhận định.
Trao đổi với PV, ông Phạm Hoàng Tuấn, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, cầu bộ hành gần nút giao Daewoo sẽ được di chuyển đến vị trí khác cách chỗ cũ 100m. Còn cầu bộ hành ở nút giao Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt sẽ được tháo và lắp đặt lại trên đường Giải Phóng. Phần lớn cầu bộ hành vẫn được sử dụng lại, chỉ mất phần móng trụ trị giá vài tỷ đồng.
Ông Tuấn cho rằng, thành phố và các cơ quan liên quan đã tính toán kỹ phương án thi công cầu vượt nhằm giải quyết ùn tắc tại các nút giao thông, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế nhiều hơn là để lại hai cầu đi bộ.
"Cầu đi bộ là không phải là công trình vĩnh cửu, được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của người dân tại một khu vực, tại một thời điểm nhất định. Khi có các nhu cầu khác lớn hơn thì sẽ phải di chuyển, nên không thể gọi là lãng phí được", ông Tuấn khẳng định.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Giao thông cũng thừa nhận các quy hoạch giao thông chưa hoạch định xây dựng cầu vượt qua các nút giao nên ảnh hưởng các công trình cũ.
"Do quy hoạch giao thông chưa đồng bộ nên khi triển khai bị điều chỉnh. Mặc dù cầu vượt tại nút giao không có quy hoạch trước song mục đích xây dựng là hợp lý, trong quá trình triển khai sẽ xung đột với công trình cũ. Biết là phải phá cầu đi bộ song phải chấp nhận", ông Tuấn nói.
Theo VNE
Bình luận