Hà Nội tăng cường kiểm tra, xem xét, có biện pháp xử lý nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội.
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa giao Sở Văn hóa - thể thao và du lịch, Sở Giáo dục - đào tạo và UBND các quận huyện, thị xã kiểm tra, xem xét, có biện pháp xử lý nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội.
Việc yêu cầu chấn chỉnh văn hóa ứng xử nêu trên là do gần đây thành phố tiếp nhận những thông tin báo chí phản ánh một bộ phận các bạn trẻ là học sinh trung học, các ca sĩ, người dẫn chương trình... có những lời nói thô tục, những ứng xử không văn hóa nơi công cộng.
Theo tìm hiểu, đây không phải lần đầu tiên Hà Nội có chỉ đạo chấn chỉnh văn hóa ứng xử trong nhà trường và ngoài xã hội.
Từ cuối năm 2014, theo chỉ đạo của UBND TP, Sở VH-TT&DL Hà Nội đã tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến xây dựng “hệ thống quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư TP Hà Nội” dự kiến ban hành trong năm 2015.
Để phân tích thêm về tình trạng này, PV ghi nhận ý kiến của các nhà nghiên cứu văn hóa.
* Nhà văn NGUYỄN NGỌC TIẾN:
Nếp sống đô thị bị vỡ
Thật ra, tôi cho rằng văn bản của UBND TP Hà Nội rất khó đi vào đời sống, mặc dù mong muốn từ văn bản đó rất tốt. Vì nếu muốn thực hiện được văn bản không mang tính bắt buộc thì phải có điều kiện kèm theo và người thực hiện các quy định ấy như thế nào.
Đối với người nói tục, nói bậy thì cơ chế phạt thế nào, hay phê bình như thế nào, hay sẽ thông báo cho gia đình, nhà trường thế nào?...
Hơn nữa, việc xác định mức độ như thế nào được coi là nói tục cũng rất khó. Tình trạng văng tục, chửi bậy có thể phổ biến trong một bộ phận nào đó, còn nếu nói rộng ra cả TP thì tôi không tin lắm vào điều đó. Chí ít trong gia đình, hàng xóm, khu phố nơi tôi sinh sống, tôi không nhận thấy điều đó.
Tôi đã sống, trải qua quãng thời gian dài ở Hà Nội và có thể khẳng định chắc chắn, những thập niên 1960, 1970 thanh niên ra đường ăn nói rất lịch sự, đàng hoàng, không có tình trạng những từ tục tĩu tràn lan trong xã hội.
Tuy nhiên, bây giờ Hà Nội không chỉ là những người sinh ra, lớn lên ở Hà Nội mà tập hợp những người đến từ rất nhiều nơi. Tôi nhận thấy sự thay đổi trong cách ứng xử, giao tiếp của những người sống ở Hà Nội bắt đầu diễn ra từ thập niên 1980 và kéo dài đến bây giờ. Tình trạng văng tục cũng nhiều hơn trước kia.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bắt nguồn từ xã hội, gia đình, nhà trường. Từ thập niên 1980, bắt đầu có sự thay đổi lớn trong quan niệm của mỗi cá nhân. Người ta thấy mình được tự do ăn nói hơn mà không bị ràng buộc bởi nhiều nề nếp.
Nhà trường thì quan tâm đến điểm số, học sinh giỏi, học sinh tiên tiến nhiều hơn việc giáo dục cách ứng xử cho các em. Trong mỗi gia đình, việc mưu sinh chiếm ngày càng nhiều thời gian, gánh nặng, nên chuyện dạy dỗ con cái cũng bị hạn chế phần nào.
Nhưng còn một nguyên nhân nữa đó là việc giáo dục cộng đồng hiện đang bị mất dần. Ngày xưa, nếu người lớn ra đường thấy trẻ con nói tục, chửi bậy có thể nhắc nhở, thậm chí trách mắng chúng, cho dù đó là những đứa trẻ xa lạ. Và những đứa trẻ ấy chỉ còn cách nhận lỗi chứ không dám cãi lại, dù đó là người lớn chưa quen biết.
Nhưng bây giờ, sự giáo dục của người lớn với con trẻ trong cộng đồng không còn nữa. Nếu người lớn xa lạ thấy trẻ con văng tục mà nhắc nhở thì rất dễ gặp phải sự phản ứng tiêu cực của chúng.
Nên những người lớn tuổi cũng không mấy ai nhắc nhở con trẻ những chuyện đó ở nơi công cộng nữa. Vì thế, trong cách ứng xử đã mất đi một kênh giáo dục cộng đồng có hiệu quả. Hay nói cách khác, người lớn đang tạo cơ hội hơn cho con trẻ nói tục, chửi bậy.
Cũng cần nói thêm, ngày trước trong nếp sống của người Hà Nội, rất nhiều cá nhân có lòng tự trọng, biết xấu hổ, rất nhiều gia đình có gia phong, nề nếp và họ cảm thấy xấu hổ trước đám đông nếu nói ra những từ tục tĩu trước mặt người khác.
Nhưng bây giờ, lòng tự trọng của các cá nhân mất đi quá nhiều, nên họ sẵn sàng văng tục, chửi bậy mà không cảm thấy xấu hổ. Hay nói rộng ra, nhiều năm nay nếp sống đô thị bị vỡ ra, làm cho văn hóa nói chung bị tác động theo chiều hướng tiêu cực.
* TS NGUYỄN TÙNG LÂM (chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội):
Để giới trẻ được bày tỏ quan điểm và chủ động thay đổi
Việc trẻ con nói bậy xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do bắt chước từ người lớn trong cộng đồng, trong cả các gia đình. Cha mẹ nói bậy trước mặt con cái thì tất trẻ sẽ học theo.
Ngoài chợ, siêu thị, trên đường phố, người lớn thản nhiên nói bậy, chửi tục trước mặt con trẻ thì trẻ sẽ thấy đó là vấn đề bình thường của cuộc sống. Và khi điều đó ăn sâu vào nhận thức của học sinh thì “lệnh cấm” trong nhà trường chỉ có thể ngăn ngừa một cách “cưỡng bức”, nó không lâu bền, thậm chí sinh ra tâm lý đối phó của học sinh.
Theo tôi nghĩ, chúng ta vẫn cần có những quy định cụ thể nơi công cộng, trong nhà trường, cơ quan, thậm chí có thể đề ra chế tài với các mức độ xử lý cụ thể. Nhưng điều nên làm hơn cả là tác động đến nhận thức của giới trẻ. Các trường, thậm chí các cơ quan truyền thông, nên tổ chức các diễn đàn để giới trẻ thẳng thắn bộc lộ quan điểm về việc này...
Được trao đổi, thảo luận, trải nghiệm, tôi nghĩ các bạn trẻ sẽ tự rút ra cho mình những lựa chọn riêng... Nếu các em hiểu được cách ăn nói, hành vi ứng xử cũng là một cách biểu thị sự hiểu biết, văn hóa, phản chiếu tư cách của mỗi người thì các em sẽ thận trọng và thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Nguồn: Tuổi trẻ
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa giao Sở Văn hóa - thể thao và du lịch, Sở Giáo dục - đào tạo và UBND các quận huyện, thị xã kiểm tra, xem xét, có biện pháp xử lý nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội.
Việc yêu cầu chấn chỉnh văn hóa ứng xử nêu trên là do gần đây thành phố tiếp nhận những thông tin báo chí phản ánh một bộ phận các bạn trẻ là học sinh trung học, các ca sĩ, người dẫn chương trình... có những lời nói thô tục, những ứng xử không văn hóa nơi công cộng.
Theo tìm hiểu, đây không phải lần đầu tiên Hà Nội có chỉ đạo chấn chỉnh văn hóa ứng xử trong nhà trường và ngoài xã hội.
Từ cuối năm 2014, theo chỉ đạo của UBND TP, Sở VH-TT&DL Hà Nội đã tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến xây dựng “hệ thống quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư TP Hà Nội” dự kiến ban hành trong năm 2015.
Để phân tích thêm về tình trạng này, PV ghi nhận ý kiến của các nhà nghiên cứu văn hóa.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến - Ảnh tư liệu |
* Nhà văn NGUYỄN NGỌC TIẾN:
Nếp sống đô thị bị vỡ
Thật ra, tôi cho rằng văn bản của UBND TP Hà Nội rất khó đi vào đời sống, mặc dù mong muốn từ văn bản đó rất tốt. Vì nếu muốn thực hiện được văn bản không mang tính bắt buộc thì phải có điều kiện kèm theo và người thực hiện các quy định ấy như thế nào.
Đối với người nói tục, nói bậy thì cơ chế phạt thế nào, hay phê bình như thế nào, hay sẽ thông báo cho gia đình, nhà trường thế nào?...
Hơn nữa, việc xác định mức độ như thế nào được coi là nói tục cũng rất khó. Tình trạng văng tục, chửi bậy có thể phổ biến trong một bộ phận nào đó, còn nếu nói rộng ra cả TP thì tôi không tin lắm vào điều đó. Chí ít trong gia đình, hàng xóm, khu phố nơi tôi sinh sống, tôi không nhận thấy điều đó.
Tôi đã sống, trải qua quãng thời gian dài ở Hà Nội và có thể khẳng định chắc chắn, những thập niên 1960, 1970 thanh niên ra đường ăn nói rất lịch sự, đàng hoàng, không có tình trạng những từ tục tĩu tràn lan trong xã hội.
Tuy nhiên, bây giờ Hà Nội không chỉ là những người sinh ra, lớn lên ở Hà Nội mà tập hợp những người đến từ rất nhiều nơi. Tôi nhận thấy sự thay đổi trong cách ứng xử, giao tiếp của những người sống ở Hà Nội bắt đầu diễn ra từ thập niên 1980 và kéo dài đến bây giờ. Tình trạng văng tục cũng nhiều hơn trước kia.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bắt nguồn từ xã hội, gia đình, nhà trường. Từ thập niên 1980, bắt đầu có sự thay đổi lớn trong quan niệm của mỗi cá nhân. Người ta thấy mình được tự do ăn nói hơn mà không bị ràng buộc bởi nhiều nề nếp.
Nhà trường thì quan tâm đến điểm số, học sinh giỏi, học sinh tiên tiến nhiều hơn việc giáo dục cách ứng xử cho các em. Trong mỗi gia đình, việc mưu sinh chiếm ngày càng nhiều thời gian, gánh nặng, nên chuyện dạy dỗ con cái cũng bị hạn chế phần nào.
Nhưng còn một nguyên nhân nữa đó là việc giáo dục cộng đồng hiện đang bị mất dần. Ngày xưa, nếu người lớn ra đường thấy trẻ con nói tục, chửi bậy có thể nhắc nhở, thậm chí trách mắng chúng, cho dù đó là những đứa trẻ xa lạ. Và những đứa trẻ ấy chỉ còn cách nhận lỗi chứ không dám cãi lại, dù đó là người lớn chưa quen biết.
Nhưng bây giờ, sự giáo dục của người lớn với con trẻ trong cộng đồng không còn nữa. Nếu người lớn xa lạ thấy trẻ con văng tục mà nhắc nhở thì rất dễ gặp phải sự phản ứng tiêu cực của chúng.
Nên những người lớn tuổi cũng không mấy ai nhắc nhở con trẻ những chuyện đó ở nơi công cộng nữa. Vì thế, trong cách ứng xử đã mất đi một kênh giáo dục cộng đồng có hiệu quả. Hay nói cách khác, người lớn đang tạo cơ hội hơn cho con trẻ nói tục, chửi bậy.
Cũng cần nói thêm, ngày trước trong nếp sống của người Hà Nội, rất nhiều cá nhân có lòng tự trọng, biết xấu hổ, rất nhiều gia đình có gia phong, nề nếp và họ cảm thấy xấu hổ trước đám đông nếu nói ra những từ tục tĩu trước mặt người khác.
Nhưng bây giờ, lòng tự trọng của các cá nhân mất đi quá nhiều, nên họ sẵn sàng văng tục, chửi bậy mà không cảm thấy xấu hổ. Hay nói rộng ra, nhiều năm nay nếp sống đô thị bị vỡ ra, làm cho văn hóa nói chung bị tác động theo chiều hướng tiêu cực.
TS Nguyễn Tùng Lâm - Ảnh tư liệu |
* TS NGUYỄN TÙNG LÂM (chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội):
Để giới trẻ được bày tỏ quan điểm và chủ động thay đổi
Việc trẻ con nói bậy xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do bắt chước từ người lớn trong cộng đồng, trong cả các gia đình. Cha mẹ nói bậy trước mặt con cái thì tất trẻ sẽ học theo.
Ngoài chợ, siêu thị, trên đường phố, người lớn thản nhiên nói bậy, chửi tục trước mặt con trẻ thì trẻ sẽ thấy đó là vấn đề bình thường của cuộc sống. Và khi điều đó ăn sâu vào nhận thức của học sinh thì “lệnh cấm” trong nhà trường chỉ có thể ngăn ngừa một cách “cưỡng bức”, nó không lâu bền, thậm chí sinh ra tâm lý đối phó của học sinh.
Theo tôi nghĩ, chúng ta vẫn cần có những quy định cụ thể nơi công cộng, trong nhà trường, cơ quan, thậm chí có thể đề ra chế tài với các mức độ xử lý cụ thể. Nhưng điều nên làm hơn cả là tác động đến nhận thức của giới trẻ. Các trường, thậm chí các cơ quan truyền thông, nên tổ chức các diễn đàn để giới trẻ thẳng thắn bộc lộ quan điểm về việc này...
Được trao đổi, thảo luận, trải nghiệm, tôi nghĩ các bạn trẻ sẽ tự rút ra cho mình những lựa chọn riêng... Nếu các em hiểu được cách ăn nói, hành vi ứng xử cũng là một cách biểu thị sự hiểu biết, văn hóa, phản chiếu tư cách của mỗi người thì các em sẽ thận trọng và thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Nguồn: Tuổi trẻ
Bình luận