(VTC News) - Chiều 2/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về ban hành chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển Thủ đô.
Ngoài ra, Hà Nội sẽ dành mức đãi ngộ cho những người này như: được tiếp nhận hoặc xét đặc cách không qua thi tuyển; hưởng hỗ trợ đãi ngộ thu hút một lần bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm được tiếp nhận; được thuê, mua nhà ở theo chính sách ưu tiên.
Đây được coi là hình thức đãi ngộ bảo đảm cho người được thu hút bước đầu ổn định cuộc sống, yên tâm làm việc, cống hiến cho Thủ đô.
Sau hai năm công tác, được ưu tiên cử đi đào tạo sau đại học ở trong hoặc nước ngoài, được Thành phố hỗ trợ chi phí...
Theo nghị quyết này, nhân tài về làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội sẽ được hưởng hỗ trợ đãi ngộ thu hút một lần bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Ngoài ra, Hà Nội sẽ dành mức đãi ngộ cho những người này như: được tiếp nhận hoặc xét đặc cách không qua thi tuyển; hưởng hỗ trợ đãi ngộ thu hút một lần bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm được tiếp nhận; được thuê, mua nhà ở theo chính sách ưu tiên.
Đây được coi là hình thức đãi ngộ bảo đảm cho người được thu hút bước đầu ổn định cuộc sống, yên tâm làm việc, cống hiến cho Thủ đô.
Sau hai năm công tác, được ưu tiên cử đi đào tạo sau đại học ở trong hoặc nước ngoài, được Thành phố hỗ trợ chi phí...
Nhân tài về làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội sẽ được hưởng hỗ trợ đãi ngộ thu hút một lần bằng 20 lần mức lương cơ sở. |
Tuy nhiên, các đối tượng trên cũng phải có nghĩa vụ, trách nhiệm như cam kết làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội ít nhất 7 năm, kể từ ngày được tiếp nhận.
Trường hợp vi phạm cam kết hoặc chấm dứt hợp đồng thỏa thuận trước thời hạn phải hoàn trả lại các khoản kinh phí hỗ trợ được đãi ngộ quy định tại chính sách này.
Theo UBND Thành phố Hà Nội, những năm qua, bình quân chỉ có khoảng 10% số thủ khoa xuất sắc được tuyên dương về làm việc tại các cơ quan, đơn vị của TP Hà Nội; số người có trình độ cao được thu hút cũng rất ít, chỉ tập trung ở khối văn hóa, thể thao; nhiều ngành, lĩnh vực cần thu hút, sử dụng người có trình độ cao như khoa học công nghệ, quy hoạch, kiến trúc, giao thông đô thị… hầu như không thu hút được người về làm việc.
Trao đổi với báo chí bên lề kì họp này, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội - ông Trần Huy Sáng nói: “Lĩnh vực cần nhất hiện nay là y tế. Với những dự án xây dựng bệnh viện, Hà Nội đang thiếu khoảng 5.000 bác sĩ. Nghị quyết lần này rất tập trung và dành nhiều ưu ái cho lĩnh vực y tế”.
Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng (Ảnh: LD) |
Khi phóng viên so sánh mức hỗ trợ đãi ngộ này vẫn thấp hơn so với nhiều tỉnh thành khác, ông Sáng khẳng định: “Người lao động đến với Hà Nội không phải vì kinh tế mà còn vì tấm lòng và mong muốn cống hiến cho Thủ đô.
Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước. Chính sách của Hà Nội đưa ra không chỉ về vật chất mà còn có ý nghĩa về tâm lý, khuyến khích trọng dụng nhân tài. Để người có năng lực về Hà Nội làm việc sẽ có môi trường để cống hiến, được xã hội nhìn nhận đóng góp của họ”.
Người đứng đầu Sở Nội vụ đồng thời khẳng định: “Hà Nội không đóng cửa đối với những người có tài năng. Trong Nghị quyết nói rõ không phân biệt tại chức hay chính quy”.
Người đứng đầu Sở Nội vụ đồng thời khẳng định: “Hà Nội không đóng cửa đối với những người có tài năng. Trong Nghị quyết nói rõ không phân biệt tại chức hay chính quy”.
Minh Quân
Bình luận